Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông
Ngày 19/11, Argentina đã chính thức thông báo rút người khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Liban (UNIFIL), đánh dấu bước ngoặt đáng lo ngại trong sự đoàn kết của lực lượng này giữa bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang tại khu vực.
Binh sĩ thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) tuần tra tại Khiyam, miền nam Liban. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của UNIFIL cho biết ba sĩ quan Argentina sẽ trở về nước theo yêu cầu của chính phủ, khiến Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút lui khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình được triển khai nhằm giám sát đường phân định giữa Liban và Israel – một khu vực vốn được coi là điểm nóng của căng thẳng khu vực.
Được thành lập vào năm 1978, UNIFIL đã và đang đảm nhận vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình tại miền nam Liban, nơi thường xuyên chứng kiến xung đột giữa quân đội Israel và nhóm vũ trang Hezbollah. Đây cũng là khu vực chịu tác động mạnh mẽ từ các cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc khu vực.
Trong bối cảnh này, nhiệm vụ của UNIFIL ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong hơn một năm qua, các cuộc tấn công đã khiến hơn 20 nhân viên bị thương và nhiều cơ sở vật chất bị hư hại. Một số ý kiến cho rằng UNIFIL đang trở thành “lá chắn sống” trước những hoạt động phức tạp trong khu vực. Dẫu chỉ đóng góp ba nhân viên, việc Argentina rút quân mang ý nghĩa biểu tượng lớn. Điều này không chỉ làm gia tăng quan ngại về mức độ bất ổn trong khu vực mà còn đặt ra câu hỏi liệu các quốc gia khác có thể tiếp bước và đẩy UNIFIL vào tình thế khó khăn hơn.
Trước sự việc này, người phát ngôn của UNIFIL khẳng định rằng, mặc dù sự kiện này là đáng tiếc, lực lượng vẫn kiên định duy trì cam kết thực thi nhiệm vụ và hiện chưa có kế hoạch rút lui khỏi khu vực. Tuy nhiên, áp lực đối với UNIFIL đang gia tăng từ nhiều phía. Một trong số đó là yêu cầu từ Israel về việc rút khỏi miền nam Liban vì lý do an toàn. Những áp lực này đã làm dấy lên câu hỏi về vai trò và tính bền vững của UNIFIL trong bối cảnh căng thẳng leo thang.
Thêm vào đó, động thái của Argentina diễn ra vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm khi căng thẳng khu vực đang gia tăng. Hezbollah – một lực lượng vũ trang mạnh mẽ tại Liban – không chỉ đối đầu trực tiếp với Israel mà còn được cho là có vai trò mở rộng ảnh hưởng khu vực cho các bên liên quan khác. Căng thẳng giữa Israel và Hezbollah càng trở nên phức tạp hơn với sự can dự của các cường quốc quốc tế.
Điều này khiến UNIFIL đối mặt với thách thức trong việc duy trì hòa bình, đồng thời xử lý các nghi ngại đến từ nhiều phía.
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.
Tuy nhiên, sự hiện diện của UNIFIL vẫn được đánh giá là yếu tố quan trọng trong việc kiềm chế căng thẳng và ngăn ngừa nguy cơ xung đột leo thang thành chiến tranh.
Video đang HOT
UNIFIL hiện đang đối mặt với một giai đoạn đầy thách thức. Mặc dù sự hiện diện của lực lượng này vẫn được coi là thiết yếu để giám sát và giảm thiểu căng thẳng, việc rút lui của Argentina có thể tạo ra hiệu ứng domino và có thể làm suy yếu các nỗ lực gìn giữ hòa bình trong khu vực. Những áp lực từ tình hình an ninh xấu đi đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn từ Liên Hợp Quốc và sự chung tay của các quốc gia thành viên. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy các giải pháp toàn diện hơn để giải quyết gốc rễ của xung đột thay vì chỉ dựa vào lực lượng gìn giữ hòa bình.
Cuối cùng, việc Argentina rút lui là một lời nhắc nhở rõ ràng về những thách thức mà UNIFIL đang phải đối mặt. Trong một khu vực đầy biến động như Trung Đông, hòa bình luôn là một mục tiêu khó đạt được. Tương lai của UNIFIL sẽ phụ thuộc vào quyết tâm và sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ và duy trì ổn định trong khu vực này.
Chỉ còn một hãng hàng không duy nhất kết nối Beirut và thế giới
Mỗi ngày, bảng thông báo đến và đi tại sân bay Beirut đều hiển thị các điểm đến từ khắp nơi trên thế giới: Frankfurt, Paris, Geneva, Jeddah, Amman, Baghdad, Dubai ...
nhưng chỉ có một hãng hàng không thương mại vẫn đang hoạt động.
Máy bay chở hàng viện trợ tới sân bay ở Beirut, Liban, ngày 4/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Mỗi ngày, có từ 32 đến 40 chuyến bay - chỉ ít hơn một chút so với bình thường vào thời điểm này trong năm - cất cánh và hạ cánh tại sân bay thủ đô Liban (Lebanon) mặc dù quân đội Israel đã tiến hành các cuộc không kích gần đó và cho đến nay vẫn không ảnh hưởng đến sân bay.
Theo tờ Le Monde, bất chấp chiến tranh, các chuyến bay vẫn tiếp tục hoạt động tại Sân bay quốc tế Beirut. Mỗi ngày, bảng thông báo đến và đi đều hiển thị các điểm đến từ khắp nơi trên thế giới: Frankfurt, Paris, Geneva, Jeddah, Amman, Baghdad, Dubai ... nhưng chỉ có một hãng hàng không thương mại vẫn đang hoạt động. Đó là Middle East Airlines (MEA) của Liban.
Nằm bên bờ biển, sân bay dân sự duy nhất của đất nước này nằm gần các vùng ngoại ô phía nam đông dân của thủ đô, nơi quân đội Israel đang tăng cường các cuộc không kích nhằm vào những gì họ coi là căn cứ của Hezbollah. Kể từ khi xung đột nổ ra, nhiều bức ảnh đã tràn ngập trên mạng xã hội, cho thấy các chuyến bay của MEA cất cánh hoặc hạ cánh - khoảng 32 đến 40 chuyến bay mỗi ngày, ít hơn bình thường vào thời điểm này trong năm - trong khi những đám khói bốc lên trời.
"Những ngày này, tôi cảm thấy như mình có một nhiệm vụ, giống như quân đội phải bảo vệ người dân", tiếp viên hàng không MEA dùng một nick name là Khalil cho biết. "Chúng tôi phải duy trì cầu hàng không này cho đồng bào của mình. Đó là cách chúng tôi nói rằng, 'Chúng tôi ở đây vì các bạn!' Đây là thông điệp hy vọng mà chúng tôi muốn truyền tải đến người dân Liban".
Trên mạng xã hội, những thông điệp ủng hộ MEA đang tràn ngập. Từng bị chỉ trích vì chất lượng dịch vụ, công ty đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và hy vọng cho người dân thất vọng với các nhà lãnh đạo của mình.
"Hành khách đang bày tỏ lòng biết ơn đối với chúng tôi vì đã tiếp tục bay bất chấp rủi ro", anh Khalil, một nhân viên MEA ngoài 30 tuổi, giải thích.
"Họ điềm tĩnh hơn bình thường, ít đòi hỏi hơn. Ví dụ, họ không phàn nàn về việc cắt giảm một số dịch vụ, chẳng hạn như bữa ăn nóng, đã bị cắt giảm, vì tình hình đã ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên nhà bếp của chúng tôi", Khalil chỉ ra, dựa trên 10 năm kinh nghiệm làm việc cho MEA.
Trong cuộc chiến năm 2006, sân bay Beirut đã bị không quân Israel ném bom ngay ngày thứ hai của cuộc xung đột. Nhưng ở cuộc chiến này, cho đến nay, tuyến đường hàng không duy nhất giữa Liban và phần còn lại của thế giới vẫn tiếp tục hoạt động. Hãng MEA, với khoảng 200 phi công, 700 thành viên phi hành đoàn, chắc chắn rằng Israel "sẽ không nhắm mục tiêu vào máy bay hoặc sân bay của mình miễn là chúng chỉ được sử dụng cho mục đích dân sự" - Đại úy Mohammed Aziz, cố vấn quản lý MEA, cho biết, Tuy nhiên, một số cuộc không kích đã tấn công các khu vực gần sân bay, bao gồm một cuộc không kích vào ngày 20/10, nhằm vào khu vực ven biển Ouza, rất gần sân bay. Ngay hôm đó, theo tờ L'Orient-Le Jour của Liban, trích dẫn một nguồn tin an ninh Liban, cho hay giao thông hàng không không bị gián đoạn vì các cuộc không kích.
Kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công chống lại Hezbollah ở vùng ngoại ô phía nam Beirut, MEA vẫn kiên cường duy trì hoạt động. Cơ trưởng Mohammed Aziz, cố vấn của chủ tịch MEA Mohamed El-Hout, tiết lộ rằng hãng đã nhận được sự đảm bảo từ Israel rằng cả sân bay lẫn máy bay của hãng sẽ không bị nhắm mục tiêu, miễn là chúng chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Đánh giá hàng ngày được tiến hành để đảm bảo an toàn cho các hoạt động. Ông Aziz tuyên bố "Chừng nào bạn còn thấy chúng tôi hoạt động, điều đó có nghĩa là đánh giá mối đe dọa của chúng tôi cho thấy chúng tôi có thể hoạt động", đồng thời nhấn mạnh rằng MEA sẽ không bao giờ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, cảnh tượng máy bay cất cánh trong bối cảnh khói từ các cuộc không kích gần đó vẫn gây ra sự lo ngại. Nhiều hình ảnh ấn tượng đang lan truyền trực tuyến, một số do A.I tạo ra, đã làm tăng thêm căng thẳng, mặc dù ông Aziz đã làm rõ rằng khói lửa trong các cảnh quay video thường xuất hiện gần sân bay hơn thực tế.
Đầu tuần này, một cuộc không kích đã nhắm xuống chỉ cách đường băng 200 mét, nhưng không có máy bay nào ở gần đó.
Bất chấp những rủi ro, MEA vẫn duy trì số lượng chuyến bay mỗi ngày chỉ thấp hơn một chút so với số lượng thông thường. Hầu hết các chuyến khởi hành từ Beirut đều đầy khách và trở về gần như trống rỗng.
Các hành khách, như cố vấn kinh doanh Elie Obeid, đã bày tỏ cảm xúc lẫn lộn về việc đi lại đường không giữa xung đột. Ông Obeid không biết về các cuộc không kích trong khi chuyến bay của mình đang hạ cánh, và chỉ được thông báo khi đến nơi qua tin nhắn trên điện thoại.
"Tôi rất trân trọng thực tế là họ vẫn đang bay, vì đó là kết nối duy nhất của chúng tôi với thế giới bên ngoài hiện tại", ông nói. "Nhưng đồng thời, điều đó rất rủi ro. Chúng tôi nên được thông báo rằng các cuộc không kích đang diễn ra và thậm chí họ có thể yêu cầu phi công hạ cánh tạm ở Síp cho đến khi các cuộc không kích kết thúc".
John Cox, một cựu phi công hãng hàng không tại Mỹ hiện là cố vấn an toàn hàng không, cho biết khi có mối đe dọa tiềm ẩn, thì cơ trưởng sẽ quyết định có nên tiếp tục hay không.
Nói với họ về một mối đe dọa mà họ không thể kiểm soát "thực sự không có tác dụng gì, và nó khiến họ căng thẳng. Vì vậy, tôi sẽ rất ngần ngại làm điều đó", ông Cox nói.
Nhưng ông nói thêm, "Tôi không chắc mình có muốn bay vào một khu vực xung đột công khai như vậy với hành khách trên máy bay hay không".
Cựu phi công Cox cho biết, "khá bất thường" khi một hãng hàng không thương mại quyết định rằng hoạt động trong một khu vực chiến sự đang diễn ra là "mức độ rủi ro có thể chấp nhận được".
"Khi bạn ở trong một khu vực có các hoạt động quân sự đang diễn ra, sẽ có rất nhiều biến số", ông nói. "Ngay cả việc đảm bảo các máy bay không ở cùng một không phận cùng một lúc, điều đó cũng trở nên rất khó khăn".
Hiện tại, MEA vẫn đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các cơ quan an ninh Liban để giảm thiểu rủi ro, bao gồm điều chỉnh lịch trình chuyến bay và cho đậu một phần đội bay bên ngoài Liban để giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn.
Ngoài ra, hãng hàng không này đã thích nghi với tình trạng gây nhiễu GPS thường xuyên do Israel sử dụng để ngăn chặn tên lửa và các cuộc tấn công bằng thiết bay không người lái. Tuy nhiên, chúng cũng làm gián đoạn công nghệ dẫn đường dân sự.
Các hãng hàng không quốc tế khác đã ngừng hoạt động tại Liban, với lý do rủi ro cao và sự phức tạp trong việc đánh giá tình hình.
Tuy nhiên, đối với MEA, những đánh giá rủi ro này rất quan trọng để duy trì mối liên hệ duy nhất của Liban với thế giới bên ngoài.
"Tất nhiên, chúng tôi có nhiệm vụ duy trì mối liên hệ này giữa Liban và thế giới bên ngoài", ông Aziz nhấn mạnh.
UNIFIL: Quân đội Israel vượt qua Đường Xanh vào Liban, tiến vào căn cứ LHQ Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) cho biết động thái này của quân đội Israel đã vi phạm Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an LHQ. Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL). Ảnh: Anadolu Agency Theo một thông báo của của UNIFIL, lực lượng gìn giữ hoà...