Argentina phản đối Anh đặt giàn khoan tại quần đảo tranh chấp
Ngày 1/4, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề quần đảo Malvinas thuộc Bộ Ngoại giao Argentina, Daniel Filmus đã lên tiếng phản đối việc các công ty của Anh đặt giàn khoan thăm dò dầu khí tại Malvinas, quần đảo tranh chấp mà Anh gọi là Falkland.
Vị trí quần đảo tranh chấp giữa 2 nước trên bản đồ
Việc Argentina phản đối hành động của các công ty Anh diễn ra đúng một ngày trước khi quốc gia Nam Mỹ này kỷ niệm 33 năm ngày Chiến tranh Malvinas năm 1982. Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ông Filmus nói rằng Chính phủ Argentina đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để đấu tranh chống lại việc Anh có ý định tiến hành khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh quần đảo Malvinas/Falkland. Hồi tháng 2, một dàn khoan khổng lồ thuộc dự án liên doanh của các công ty Anh Rockhopper, Falkland Oil, Premier Oil và Noble Energy đã được lai dắt ra Nam Cực tại khu vực đang có tranh chấp với Argentina.
Ông Filmus khẳng định việc một dàn khoan vừa được đặt tại đây sẽ đe dọa nghiêm trọng môi trường sinh thái, đồng thời bày tỏ các công ty tham gia vào dự án này sẽ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp Argentina và luật pháp quốc tế. Theo ông, tòa án Argentina thậm chí có thể ra lệnh bắt những người tham gia khai thác dầu khí trái phép tại vùng biển nước này. Theo Luật Dầu khí quốc gia Nam Mỹ năm 2013, những người điều hành các công ty thăm dò và khai thác dầu khí mà không được sự cho phép của chính phủ sẽ bị bắt giam tới 15 năm tù và bị phạt với số tiền tương đương giá trị của 1,5 triệu thùng dầu.
Về phần mình, Chính phủ Anh cho rằng Luật Dầu khí Argentina không có giá trị tại quần đảo Falkland/Malvinas. Mới đây, ngày 24/3, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ tăng cường năng lực phòng vệ tại quần đảo tranh chấp với Argentina nhằm đối phó với “mối đe dọa hiện hữu và cụ thể”. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết kế hoạch nói trên kéo dài 10 năm với tổng chi phí lên tới 268 triệu USD, bao gồm nâng cấp hệ thống tên lửa đất đối không và triển khai 2 trực thăng Chinook tới quần đảo phía Nam Đại Tây Dương này vào giữa năm 2016.
Ngoại trưởng Argentina Héctor Timerman đã bác bỏ việc nước này có kế hoạch tấn công quân sự quần đảo tranh chấp Malvinas/Falkland, đồng thời tuyên bố sẽ tố cáo lên Liên hợp quốc (LHQ) hành động leo thang quân sự của Anh tại đây. Ngày 30/3, ông Timerman đã gửi thư lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, chủ tịch Ủy ban đặc biệt phi thực dân của LHQ, cũng như các Tổng Thư ký của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) và Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), bày tỏ quan ngại về việc Anh quân sự hóa khu vực Nam Cực, khiến tình hình ở khu vực trở nên căng thẳng một cách không cần thiết. Chánh văn phòng Nội các Argentina, Aníbal Fernández, nhấn mạnh “đối thoại và đàm phán là giải pháp cho tranh chấp, chứ không phải là vũ khí”.
Anh đóng quân trên quần đảo Falkland/Malvinas từ năm 1833. Đến năm 1982, Argentina tấn công quân đồn trú của Anh nhưng chỉ chiếm giữ quần đảo này trong 74 ngày, sau đó bị đánh bại. LHQ đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, song London cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền quần đảo này và chỉ thảo luận với Buenos Aires về vấn đề này khi người dân tại đây thể hiện mong muốn. Khoảng 3.000 người dân tại Malvinas/Falkland, phần lớn là người Anh hoặc hậu duệ của họ, đã tỏ ra không muốn quần đảo này thuộc chủ quyền của Argentina.
Video đang HOT
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành 'pháo đài quân sự'?
"Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại... Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời."
LTS: Bồi đắp các bãi ngầm hay rạn san hô, cải tạo đá thành đảo, xây dựng đường bay, cơ sở hạ tầng trên các đảo, đá chiếm đóng được, chiến lược "đảo nhân tạo" đang được Trung Quốc ồ ạt tiến hành phi pháp. Một sự thay đổi về thực thể địa lý tại biển Đông sẽ có tác động thế nào? Sự thay đổi này có thể buộc những tính toán chiến lược và quân sự của các bên được đưa lên bàn cân? Đằng sau những mục tiêu quân sự còn những mục tiêu lồng ghép nào?
Trao đổi với Tuần Việt Nam, Tiến Sĩ Trương Minh Huy Vũ, khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định xung quanh khả năng "quân sự hóa" biển Đông của chiến lược đảo nhân tạo và những tác động khả dĩ đến tình hình an ninh khu vực.
Việc Trung Quốc tăng tốc biến các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang làm cả khu vực lo ngại. Có phải đây là những "pháo đài quân sự" có khả năng thay đổi tình hình và những tính toán chiến lược tại biển Đông?
Với một diện tích lên tới 3,5 triệu km2, lại là một vùng biển tương đối kín, các nhà quân sự từ lâu đã thảo luận hai cách thức của Trung Quốc nhằm "hùng bá" khu vực biển Đông. Một là trực diện thông qua việc kiểm soát và xây dựng các đảo/đá ngầm thành căn cứ quân sự, hai là đi theo chiều dọc bằng không quân qua việc thành lập các vùng nhận dạng phòng không giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Muốn hiện thực hóa hai khả năng này, quân đội Trung Quốc cần những điểm nút chiến lược.
Tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, các đối tượng địa lý ở đây phần lớn là những bãi chìm, đảo san hô không có lợi thế về mặt phòng thủ, cũng như thiếu nước ngọt trầm trọng, trừ đảo Thái Bình (tên tiếng Anh: Itu Aba Island) đang bị Đài Loan kiểm soát. Vì thế nối biển từ đất liền, biến đá ngầm thành vị trí điểm tựa để phát huy khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) luôn là ưu tiên của Trung Quốc.
Với Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn từ Việt Nam năm 1974, Bắc Kinh thiết lập nên cái gọi là đơn vị hành chính cấp địa khu Tam Sa. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm dài trên 2,5 km, cho phép các máy bay tiếp tế và chiến đấu như Su-27/30 hay máy bay ném bom JH-7 có thể cất hạ cánh. Trung Quốc cũng xây dựng một cầu cảng dài khoảng 400m và một đê chắn sóng để bảo vệ tàu bè neo đậu.
Vấn đề ở Trường Sa sẽ khó khăn hơn do khoảng cách, cũng như hạn chế về công nghệ. Chẳng hạn như khả năng tiếp dầu trên không của không quân Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Công nghệ này quan trọng trong việc thực hiện A2/AD, vì nó giúp cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hoạt động liên tục trên chiến trường với khoảng cách xa hơn mà không phải quay về căn cứ tiếp liệu. Điều này sẽ giúp cho tác chiến trên biển được hiệu quả hơn với tầm bay của máy bay và thời gian hoạt động của máy bay được liên tục, không bị ngắt quãng.
Theo một báo cáo của Uỷ ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (xuất bản vào tháng 12, 2014), Trung Quốc vừa mới tiếp nhận máy bay tiếp liệu IL-78 đầu tiên vào giữa tháng 10. Đây được coi là máy bay tiếp dầu đầu tiên bên cạnh 12 máy bay H-6U. Cũng theo báo cáo trên, đội máy bay tiếp dầu của Trung Quốc vẫn còn quá khiêm tốn và chưa có khả năng tiến hành các nhiệm vụ tầm xa với quy mô lớn.
Một tàu trông như là tàu container ở tại khu vực Trung Quốc đổ đất xây đảo nhân tạo tại đá Châu Viên ngày 4.10.2014.
Như vậy việc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa có phải cách thức tốt nhất bù đắp những hạn chế về địa lý và công nghệ trong thời điểm hiện tại?
Cần có một bức tranh lớn hơn về sự liên kết giữa hải quân và không quân như một cách tiếp cận mới định hình "thế đứng" quân sự của Trung Quốc tại toàn bộ biển Đông. Những nghiên cứu gần đây miêu tả xu hướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang cố gắng thúc đẩy cái gọi là "kỹ năng phối hợp" giữa những quân chủng khác nhau. Tác chiến phối hợp hiệp đồng "đa binh chủng" hay tăng cường "kỹ năng phối hợp" giữa các binh chủng với nhau, đặc biệt là không quân và hải quân. Đây là khả năng mà PLA chưa mấy thuần thục sau một thời gian từ 1979 không có những kinh nghiệm chiến trường thực tế.
Đối thủ chính của Trung Quốc là "sức mạnh bá quyền" của Mỹ tại Thái Bình Dương. Lợi thế của Bắc Kinh so với Washington là địa lý, khi có khả năng tập trung lực lượng quân đội nhanh hơn và hỗ trợ các đơn vị quân sự dễ dàng hơn tại các vùng biển trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất. Trong khi đó, Washington sẽ cần phải gửi quân tiếp viện từ cách xa hàng nghìn dặm, duy trì các đơn vị quân sự qua hệ thống liên lạc hàng không và đường biển, và triển khai hoạt động từ một số lượng nhỏ các căn cứ từ các đồng minh.
Tứ giác "đảo nhân tạo" hình thành từ các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn, Hoàng Nham và đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) biến biển thành đất, nối đại dương từ đất liền, giúp xây dựng những "thế đứng" cho chiến lược A2/AD. Ít nhất với tính toán trở thành "tiền tiêu" cho các máy bay, tàu chiến và lực lượng quân sự, đảo nhân tạo mở ra thế trận giúp hạn chế của các lực lượng tiên phong, các căn cứ chiến trường; các đội tàu sân bay; cũng như các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều khiển, vi tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) của Mỹ.
Tuy vậy, có nhiều nghi ngờ trong giới quân sự về khả năng "nâng cấp thành công" các đảo nhân tạo thành các "pháo đài quân sự" hoàn chỉnh. Mục tiêu thiết lập thành "tàu sân bay quân sự trên cạn" tại các đảo đã được mở rộng và san lấp là một thí dụ. Thời tiết xấu như bão hay khả năng muối có thể ăn mòn đường cất cánh của máy bay là những khó khăn được viện dẫn đối với việc triển khai các hoạt động không quân.
Nhưng quan trọng hơn, kết cấu của các sân bay dựa trên nạo vét hàng tấn cát ở dưới lòng biển. Nó không ổn định về mặt kết cấu, và có thể là địa điểm "chết" cho các cuộc không kích và tên lửa tầm xa. Đánh giá của hai học giả quốc phòng của trường Cao đẳng Hải quân Mỹ (US Naval War College) cho rằng những "sân bay" này có thể chỉ là "lâu đài cát" và thay vì tìm những nút thắt để vượt qua các tổn thương chiến lược, thì đây là "những tổn thương chiến lược mới" của Trung Quốc tại biển Đông.
Theo những phân tích này, việc biến đảo nhân tạo thành "cơ sở" nhằm làm bàn đạp khống chế toàn bộ biển Đông không đơn giản. Vậy tại sao lại có một sự quan ngại bùng lên từ nhiều nước khi ảnh chụp vệ tinh kế hoạch cải tạo các bãi ngầm, đá, hay san hô của Trung Quốc được công bố?
Có lẽ chúng ta đang nói về hai vấn đề song song, nhưng đồng thời cũng mâu thuẫn. Một là đánh giá khả năng quân sự của các đảo nhân tạo như một bàn đạp quân sự của Bắc Kinh trong việc kiểm soát, hay như bạn nói là "khống chế" toàn bộ biển Đông (xin nhấn mạnh từ "toàn bộ"). Những đánh giá này nhấn mạnh nhiều về khía cạnh quân sự, nhưng đề cập đến khả năng trong tương lai, mà không nói đến nhiều về những khó khăn hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Nó cũng đặt vấn đề ở dạng tĩnh, theo nghĩa lộ trình đó cứ thế mà tiếp diễn, nhưng không đặt ra khả năng là các nước khác, kể cả láng giềng lẫn các quốc gia ngoài khu vực sẽ can thiệp.
Luồng quan điểm thứ hai nhìn nhận vấn đề ở mặt ngược lại, đề cập các điểm còn hạn chế (về quân sự) Trung Quốc tại biển Đông trong tương quan sức mạnh với Mỹ. Khoảng cách quyền lực giữa hai bên trong thời điểm hiện tại cho thấy "những tổn thương chiến lược" mà Bắc Kinh phải đối mặt là rất lớn nếu phát động một cuộc chiến với Washington (và các đồng minh). Vấn đề ở đây là so với các nước khu vực có tranh chấp thì khả năng quân sự và kiểm soát thực địa của Bắc Kinh đang ưu thế hơn (và ngày càng vượt trội).
Sự hiện diện và can thiệp quân sự của Mỹ (nếu muốn) sẽ thay đổi ván cờ. Các chiến lược "áp đặt cái giá phải trả" (cost-imposition strategy), "kiểm soát vùng xám", "mở rộng tập trận CARAT" hay "nới lỏng xuất khẩu máy bay không người lái" đã được các chiến lược gia Mỹ thảo luận và đề xuất. Nhưng chúng ta thấy rằng trong hồ sơ tranh chấp biển Đông, Mỹ vẫn "loay hoay" đi tìm phương thức tối ưu để ứng xử với một Trung Quốc "xác quyết, nhưng phi quân sự" từ 2009. "Nước Mỹ" vừa đang mâu thuẫn, vừa đang lưỡng lự.
Ngược lại, nếu "đảo nhân tạo" được xem là một bước đi tiếp theo trong đại chiến lược của Bắc Kinh tại biển Đông thì nó nhấn mạnh vào sự hiện diện mang tính liên tục. Sau cái gọi là Tam Sa, tàu cá, giàn khoan, đường lưỡi bò, đảo nhân tạo tiếp tục thiết lập sự có mặt của Trung Quốc, bền bỉ và ngày càng toàn diện.
"Hiện diện" trong ý nghĩa địa lý vừa tương đương với khoảng cách, vừa là cảm giác về khả năng can thiệp. Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại, từ các hoạt động hỗ trợ tàu hải giám, mở rộng ngư trường, khai thác dầu khí, nghiên cứu khoa học đại dương, cũng như ngăn cản khả năng xác quyết chủ quyền hay thực thi quyền tài phán của các nước khác.
Ngoài ra, đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN (COC) đang diễn ra. Vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế cũng sẽ đi vào những điểm quyết định trong 2015. Trong cách hiểu đàm phán là cuộc chiến chính trị kéo dài từ diễn tiến "thực địa", những gì kế hoạch xây cất-cải tạo ồ ạt tại Trường Sa là một đòn "tâm lý chiến". Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc sắp dùng tàu có khả năng chịu bão để kéo giàn khoan ra biển Đông Trung Quôc được cho là đã đóng xong tàu kéo lớn nhất từ trước đến nay của nước này và sẽ dùng nó để lai dắt giàn khoan ra biển Đông, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin hôm 10.1. Hình ảnh Hoa Hổ, tàu vận tải xa bờ lớn nhất Trung Quôc, trên trang web của Want China Times (Đài...