Argentina minh oan cho Anh vụ tàu ngầm San Juan
Anh được minh oan khi các chuyên gia Argentina đã dựng lại kịch bản có thể xảy ra với chiếc tàu San Juan bị chìm cách đây 1 năm.
Tàu ngầm San Juan được tìm thấy khi nằm ở độ sâu 907m dưới đáy biển, cách thành phố phía Nam Comodoro Rivadavia khoảng 500km.
Theo tờ La Nacion, kịch bản được các chuyên gia Argentina dựng lại đã nêu lên giả thuyết, chiếc tàu bị nạn do hỏa hoạn và có thể đã chìm sau đó không lâu.
Cụ thể, các chuyên gia của Ủy ban thuộc Bộ Quốc phòng Argentina cho biết có khả năng ngọn lửa đầu tiên trên tàu phát ra ở khoang chứa ắc-quy một ngày trước khi xảy ra tai nạn.
Một vụ nổ và hỏa hoạn có thể làm cho nước xâm nhập vào khu vực ắc-quy thông qua hệ thống thông gió.
Theo giả thuyết này, San Juan tiếp đó nổi lên mặt nước. Thủy thủ đoàn, mặc cho thời tiết xấu và trời tối, đã tiến hành sửa chữa rồi cho tàu lặn xuống nước để tiến về căn cứ.
Sau đó, có lẽ tàn dư của đám cháy lại bắt lửa, hoặc một ngọn lửa mới lại bốc lên, dẫn đến sự mất kiểm soát của con tàu, khiến nó nhanh chóng chìm xuống đáy.
Tất cả điều này xảy ra trong bố cảnh kiệt quệ cả về tâm lý lẫn thể chất của thủy thủ đoàn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân sự biến dạng của tàu là do khi đạt đến độ sâu nguy hiểm, San Juan bị nghiền nát bởi áp lực nước.
Video đang HOT
Dù chưa thể kết luận đây chính là nguyên nhân khiến tàu San Juan bị chìm ngày 17/11/2017 (khiến toàn bộ 44 thủy thủ trên tàu thiệt mạng) nhưng với giả thuyết này, các chuyên gia Argentina đã minh oan cho cho cáo buộc trước đó rằng chính Anh là thủ phạm khiến tàu San Juan bị chìm.
Chiếc tàu biến mất ngày 17/11 nhưng đến ngày 13/12, Argentina đã có thông tin cho rằng, ngay trước thời điểm phát tín hiệu lần cuối, San Juan đã bị trực thăng Anh truy đuổi.
Khả năng này được đặt ra khi cô Jesica Medina, chị gái của Roberto Daniel Medina, 1 trong 44 thủy thủ trên tàu San Juan thông báo cô nhận được tin nhắn lạ kỳ từ người em trai trước ngày tàu ngầm mất tích.
Thủy thủ Roberto chia sẻ trong tin nhắn rằng tàu ngầm San Juan ngày 3/11 đã di chuyển tới gần đảo Falkland và trực thăng của lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã truy đuổi họ.
“Vào ngày thứ 2, một trực thăng của Anh đã đuổi theo tàu ngầm và hôm sau thì là tàu Chile. Quá nhiều điều đã xảy ra”, anh Roberto viết.
Khi trả lời phỏng vấn với tờ báo địa phương La Gaceta, cô Jesica đồng thời cho biết nhiều gia đình thủy thủ trên tàu San Juan cũng nhận được tin nhắn tương tự như cô nhận được. Cô chia sẻ:
“Đó thật sự là một tin nhắn kỳ lạ khi họ nói rằng họ bị trực thăng truy đuổi, sau đó thì là một tàu của Chile. Tôi thực sự không biết vì sao họ lại đi đến Malvinas (cách người Argentina gọi Falkland) và tôi cũng không hiểu về tình hình chính trị. Đó là điều mà cậu ấy đã nói với tôi”.
Theo Jesica, lý do cô không công khai tin nhắn này trước đó cho chính quyền vì cảm thấy kỳ lạ và thiếu tin tưởng.
Theo Hòa Bình
Người Lao Động
Tàu ngầm Argentina mất tích cùng 44 thủy thủ: Phát nổ khi chìm xuống biển
Hải quân Argentina hôm 18.11 công bố các bức ảnh xác tàu ngầm ARA San Juan mất tích nằm ở độ sâu 800 mét dưới đáy Đại Tây Dương.
Tàu ngàm ARA San Juan mất tích ngày 15.11.2017.
Theo AP, các bức ảnh công bố cho thấy các mảnh vỡ tàu ngầm nằm rải rác trong khu vực rộng 70 mét, ở độ sâu 800 mét dưới đáy biển.
Hải quân Argentina hướng đến giả thuyết tàu ngầm phát nổ trước khi chìm xuống đáy đại dương. Các mảnh vỡ tàu ngầm, bao gồm chân vịt, phần thân với ống phóng ngư lôi bị bẹp nát về phía trong, dấu hiệu cho thấy có một vụ nổ xảy ra.
Tàu ngầm San Juan chở 44 người mất liên lạc trên Đại Tây Dương hôm 15/11/2017 khi di chuyển từ căn cứ Ushuaia đến thành phố Mar del Plata.
Mảnh vỡ tàu ngầm ARA San Juan.
Chiến dịch tìm kiếm bằng tàu và máy bay được bắt đầu 48 giờ sau đó với các đơn vị từ 13 quốc gia. Cuộc tìm kiếm kết thúc sau 15 ngày khi Argentina không tìm thấy manh mối của tàu ngầm mất tích. Sau một năm, công ty Ocean Infinity có trụ sở ở Mỹ được hải quân Argentina thuê và cuối cùng đã tìm thấy tàu ngầm.
Tàu ngầm được phát hiện chỉ hai ngày sau khi gia đình các thủy thủ tổ chức buổi lễ tưởng niệm tròn một năm tàu mất tích. Tàu ARA San Juan mất liên lạc khi đang trên đường trở về căn cứ, ở thành phố ven biển Mar del Plata.
Tàu ngầm chìm ở độ sâu 800 mét n goài khơi Đại Tây Dương.
Vào thời điểm tàu biến mất, hải quân cho biết nước đã đi vào ống thông hơi của tàu khiến nó bị đoản mạch. Vài giờ sau, người ta ghi nhận một vụ nổ xảy ra gần vị trí cuối cùng của tàu ngầm.
Đây là mẫu tàu ngầm diesel-điện lớp TR-1700 do Đức sản xuất những n năm 1980. Tàu mới trải qua quá trình đại tu, trong giai đoạn 2008-2014 và tiêu tốn hết 12 triệu USD.
Dấu hiệu của mảnh vỡ cho thấy tàu ngầm phát nổ khi chìm xuống đáy biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói hiện chưa có cách nào trục vớt được tàu ngầm vì Argentina "không có công nghệ hiện đại".
Công ty Ocean Infinity khẳng định họ sẵn sàng hỗ trợ trục vớt tàu ngầm, nhưng ưu tiên hiện nay là chụp ảnh toàn bộ hiện trường.
Theo Danviet
Đã xảy ra một vụ nổ bên trong tàu ngầm ARA San Juan chìm sâu 800m dưới đáy đại dương Một quan chức cấp cao Argentina ngày 17/11 cho hay đã xảy ra một vụ nổ ở bên trong tàu ngầm ARA San Juan, bị mất tích gần 1 năm trên biển Đại Tây Dương và mới được tìm thấy. Tàu ngầm Argentina ARA San Juan cập cảng ở Buenos Aires năm 2014. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới tại...