Argentina đã từ bỏ không mua máy bay chiến đấu Kiêu Long Trung Quốc
Argentina chuyển sang mua sắm may bay chiên đâu Sư tử con Block 60 cũ được tân trang của Israel, lắp radar mạch xung Doppler EL/M-2032.
Tờ “Quan sát” Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn mạng “FlightGlobal” đưa tin, trải qua công tác đánh giá vài năm, Argentina cuối cùng quyết định từ bỏ may bay chiên đâu do Trung Quốc và Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo, chuyển sang mua sắm may bay chiên đâu Sư tử con ( Kfir) Block 60 cũ được tân trang của Israel.
Máy bay chiến đấu Kfir (Sư tử con) của Israel
Lô may bay chiên đâu Kfir Block 60 này được Không quân Israel sử dụng trong giai đoạn 1975 – 1994. Theo bài báo, động cơ General Electric J79 do máy bay chiến đấu này sử dụng cần được đại tu triệt đẻ.
May bay chiên đâu Kfir nâng cấp cho Argentina sẽ trang bị một radar mạch xung Doppler EL/M-2032. Nguồn tin cho rằng, radar này đồng thời theo dõi 64 mục tiêu, thiết kế khung mở của nó cũng cho phép khách hành tích hợp các hệ thống khác.
Năm ngoái, đại diện của Không quân Argentina đã thăm Israel, đã lắng nghe tình hình vắn tắt về đàm phán giao dịch máy bay chiến đấu Kfir. Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel từ chối đưa ra bình luận đối với cuộc đàm phán giao dịch lần này.
Trang bị của Không quân Argentina hiện nay cũ kỹ, chủ yếu là máy bay chiến đấu Mirage-3, Mirage-5 và A-4 Skyhawk. Đối với việc mua sắm, đổi mới may bay chiên đâu, do thiếu tiền, Argentina luôn thay đổi thất thường.
Máy bay chiến đấu Kfir (Sư tử con) của Israel
Báo Trung Quốc cho rằng, may bay chiên đâu Kiêu Long do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo “hàng đẹp giá rẻ”, từng được Không quân Argentina coi trọng, nhưng do họ yêu cầu lắp ráp thiết bị điện tử hàng không của phương Tây, đã làm đội giá thành, làm cho đàm phán kéo dài.
Năm 2013, Argentina từng cân nhăc mua may bay chiên đâu Mirage F1 của Tây Ban Nha, năm 2014 lại đến Israel thương thảo khả năng mua sắm máy bay chiến đấu Kfir, sau đó lại xảy ra “tai tiếng” với Thụy Điển, Nga.
Tháng 3 năm nay, sau khi Tổng thống Christina thăm Trung Quốc, Không quân Argentina lại quan tâm đến máy bay Kiêu Long. Bô trương Quôc phong Argentina Augustine Rose tuyên bố thành lập một tổ công tác, thương thảo mua sắm máy bay Kiêu Lông 2 chỗ ngồi thậm chí J-10, tìm kiếm để Công ty chế tạo máy bay nhà nước Argentina sản xuất may bay chiên đâu Trung Quốc theo giấy phép.
Đối với việc Argentina cuối cùng thay đổi, từ bỏ mua máy bay chiến đấu Kiêu Long, dư luận dân cư mạng trên trang mạng quốc phòng của Pakistan cho là “không hiểu được”, nghĩ rằng: “Không mua là tổn thất của họ, người Argentina thiếu tiền”.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu Kfir (Sư tử con) của Israel
Họ cho rằng: “Mua tên lửa chống hạm mới của Trung Quốc cũng cần tiền, họ không mua được”, rằng: “Máy bay chiến đấu JF-17 (Kiêu Long) mạnh hơn Kfir nhiều, người Argentina nói hay làm dở”.
Theo bài báo, trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu Kfir là một loại máy bay chiến đấu không tồi, nhưng đối với Không quân Argentina (cần đối đầu với máy bay chiến đấu Typhoon của Quân đội Anh đóng ở quần đảo Malvinas), máy bay Kfir đã lạc hậu so với thời đại.
Do tính năng tương đối kém, trong chiến dịch Beqaa Valley của chiến tranh Trung Đông, Israel lấy nó cùng với biên đội F-15, F-16 phụ trách nhiệm vụ tấn công đối đất.
Bài báo cho rằng, radar EL/M-2032 đổi lắp cho lô máy bay Kfir cũ này đã làm cho nó sơ bộ có năng lực không chiến siêu tầm nhìn, nhưng radar này là sản phẩm cùng loại trên máy bay MiG-21MF Lancer, J-7FS Trung Quốc và FA-50 Hàn Quốc, rõ ràng không thể đối phó với Typhoon Anh.
Máy bay chiến đấu Kfir (Sư tử con) của Israel
Việt Dũng (nguồn mạng Quan sát)
Theo Giaoduc
Máy bay chiến đấu TQ "chất lượng siêu tốt, giá siêu... đồng nát"
Tiêm kích JF-17 Thunder - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan tại triển lãm Paris Air Show 2015 đã tìm được khách hàng đầu tiên.
Trung Quốc mơ bán được 200 - 300 chiếc Kiêu Long
Ngày 15/6 vừa qua, tiêm kích JF-17 Thunder - sản phẩm hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan đã lần đầu hiện diện tại Triển lãm hàng không Paris ( Paris Air Show 2015 ). Theo tin của "The Diplomat" Nhật Bản, chiếc máy bay giá bèo này đã tìm được khách hàng đầu tiên.
Trong buổi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, chuyên gia quân sự nước này là ông Đỗ Văn Long đã ca ngợi JF-17 "giá quá rẻ, chất lượng quá cao", nên việc tìm được khách hàng ngoại quốc đầu tiên là điều dễ hiểu.
Theo ông này, hiện JF-17 có giá vào khoảng 8 triệu USD, chỉ bằng 1/15 mức giá chiến đấu cơ Rafale của Pháp mà tính năng chẳng kém gì.
Ngoài ra, loại máy bay này có thể được điều chỉnh tính năng theo yêu cầu của khách hàng, có thể nói rằng tương lai của nó trên thị trường xuất khẩu vũ khí là rất xán lạn.
Chuyên gia họ Đỗ cho biết, chiếc "Kiêu Long" là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn công nghệ hàng không Trung Quốc và Liên hiệp chế tạo hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex).
Phía Trung Quốc định danh là FC-1 (Fighter China-1), còn biên chế trong không quân Pakistan với tên gọi JF-17 Thunder.
FC-1 được xếp vào loại tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 3, là loại máy bay 1 động cơ, 1 chỗ ngồi được nghiên cứu phát triển với mục đích thiên về không chiến nhưng cũng có tính năng tấn công mặt đất khá tốt. Nó có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Phát biểu tại Triển lãm hàng không Paris, Chủ tịch công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không Trung Quốc Dương Ưng cho biết, hiện có rất nhiều khách hàng bày tỏ sự quan tâm và đã có một số đặt mua Kiêu Long.
Ông Dương tin tưởng, trong vòng 5 - 10 năm nữa công ty sẽ xuất khẩu được từ 200 - 300 chiếc máy bay loại này.
Ông Đỗ Văn Long nói thêm, Kiêu Long là loại máy bay "dễ chế tạo, dễ mua sắm, dễ sử dụng" và có thể bị thiệt hại trong chiến tranh "mà không thấy tiếc".
Ngoài ra, nó cũng không bao hàm những công nghệ quá tiên tiến, khó nắm bắt. Nói tóm lại là rất phù hợp với những nước nhỏ và vừa.
Máy bay chiến đấu JF-17 của không quân Pakistan và dàn vũ khí bao gồm: Tên lửa chống hạm C-802AK, bom LS-6, tên lửa chống bức xạ CM-102 tại Paris Air Show 2015
Máy bay chiến đấu siêu tốt, giá siêu bèo
Vị chuyên gia quân sự Trung Quốc còn cho rằng, loại máy bay này tiềm tàng khả năng cải tiến công nghệ, thay đổi tính năng tác chiến.
Ông này còn dẫn lời một chuyên gia quân sự Pakistan ca ngợi "chỉ cần chúng tôi cần là người Trung Quốc có thể biến lạc đà thành gấu trúc và ngược lại".
Theo các chuyên gia quân sự, giá quá rẻ là lợi thế lớn nhất của loại máy bay này. Những khách hàng nghèo không thể không đắn đo khi số tiền mua 1 chiếc Rafale có thể sắm được 15 chiếc Kiêu Long, hay cân nhắc lựa chọn giữa 1 chiếc MiG-29 và vài chiếc FC-1.
Quả thực mức giá 8 triệu USD của FC-1 và ngay cả mức 15 - 20 triệu của J-10 làm người ta không khỏi kinh ngạc, thậm chí có người đã nói đùa rằng máy bay chiến đấu làm bằng... bìa các tông nên mới rẻ như thế.
Đơn cử như giá của FC-1 chỉ cao gấp chưa tới 3 lần động cơ của nó là RD-93. Đây là phiên bản xuất khẩu của loại động cơ RD-33 dùng trên MiG-29 của Nga và hiện đang được lắp đặt trên nguyên mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-31.
Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua 500 động cơ RD-93 loại cải tiến và ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1.000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ.
Động cơ đã có giá hơn 3 triệu USD, tức là tất cả các cấu kiện còn lại của chiếc máy bay này chỉ có giá chưa tới 5 triệu USD.
Đây là chi phí quá rẻ, không thể tin nổi đối với các nhà sản xuất hàng không của những quốc gia khác. Có chuyên gia cho rằng, nếu sản xuất và bán với mức giá của Trung Quốc thì họ chỉ có lỗ.
Các trang bị xuất khẩu của Trung Quốc được ca ngợi là tiên tiến hàng đầu thế giới, được bán với giá "đồng nát" trong khi linh kiện vẫn phải nhập ngoại. Nếu bán với giá đó mà vẫn có lãi thì không rõ vũ khí Trung Quốc được chế tạo bằng nguyên, vật liệu gì? Chất lượng ra sao?
Tiêm kích JF-17
JF-17 có chiều dài 14,97 m; cao 4,77 m; sải cánh 9,46 m; trọng lượng cất cánh tối đa 12,7 tấn. Máy bay trang bị một động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy RD-93 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1,8, hành trình tối đa 1.500 km, trần bay 16,7 km.
JF-17 được thiết kế với 7 giá treo, có thể mang 3,6 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và mặt biển.
Để thực hiện nhiệm vụ đối không, JF-17 Thunder sẽ mang theo tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E (tầm bắn 18 km), PL-9C (22 km) và tên lửa đối không tầm xa PL-12 (tầm bắn 70 -100 km).
Trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, JF-17 sẽ mang bom dẫn đường quang điện H-2/H-4, bom liệng dẫn đường vệ tinh "Lôi Thạch-6" (LS-6), bom dẫn đường laser "Lôi Đình-2" (LT-2) và các loại bom, rocket không điều khiển.
Đối với tác chiến chống mục tiêu mặt nước, JF-17 mang tên lửa hành trình chống tàu C-802A (tầm bắn 180 km) hoặc C-803 (tầm bắn 255 km). Ngoài ra, loại máy bay này còn có thể mang tên lửa chống bức xạ CM-102.
Theo Soha
Pakistan điều "Thần Sấm" bảo vệ ông Tập Cận Bình Pakistan đã tăng cường an ninh lên mức chưa từng thấy nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới nước này vào hôm nay 20/4. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập đến Pakistan có tầm quan trọng chiến lược với cả hai nước. (Ảnh: Pakistan Today) Một quan chức Pakistan cho biết kế hoạch an ninh toàn...