Argentina: Chim khổng lồ bay về thăm ân nhân thường xuyên
Con thần ưng có tình bạn đặc biệt với người đàn ông Mỹ từng cứu mạng nó.
Anh Edgardo ở Argentina đã chăm sóc con chim sau khi cứu nó bị rơi khỏi tổ, theo Mirror. Sau khi được giải cứu, chú chim học cách bay và trở lại cuộc sống bình thường.
Nhưng khi bay đi, nó không ban giờ quên ân nhân của mình.
Đoạn video trên cho thấy người và chim gặp nhau đầy mừng rỡ, ôm nhau sau khi con chim trở lại.
Thần ưng là loài chim lớn nhất Bắc Mỹ. Mặc dù là hai loài khác biệt, họ dường như rất thoải mái khi ở cạnh nhau.
Con chim và người đàn ông mừng rỡ khi gặp nhau
Video đang HOT
Theo báo Anh, việc một con thần ưng quay trở lại thăm ân nhân không phải là bất thường. Người dân địa phương cho biết con chim quay trở lại thăm Edgardo khá thường xuyên.
Đoạn video quay cuộc đoàn tụ được xem gần 1,2 triệt lượt trên mạng xã hội, theo Daily Mail. Nhiều độc giả khen ngợi tình bạn của người và chim.
Patricia Brito bình luận: “Thật là một con chim tuyệt vời. Động vật luôn ghi nhớ sự tử tế, cho dù não của chúng có kích cỡ thế nào”.
Emma Johnson thì nói: “Người tốt vẫn tồn tại.”
Còn theo Roxanne Reeves, “tôi cảm thấy ấm áp khi thấy hành động này, thay vì bạo hành động vật. Người đàn ông này thực sự tốt bụng và con chim có thể nhận thấy điều đó”.
Theo Danviet
Mỹ: Giết 70.000 chim để dẹp đường cho máy bay
Các nhà chức trách cho rằng việt giết chim giúp đường bay an toàn hơn trong khi số liệu lại cho thấy số vụ va chạm với chim vẫn gia tăng.
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York nhằm đảm bảo an toàn đường bay
Gần 70.000 con chim đã bị giết tại thành phố New York, Mỹ, chủ yếu bằng cách bắn và đặt bẫy, từ năm 2009 đến nay nhằm đảm bảo an toàn đường bay, Guardian đưa tin. Hầu hết số chim bị giết thuộc loài mòng biển, chim sáo và ngỗng trời.
Việc giết chim bắt đầu sau khi một máy bay US Airways buộc phải hạ cánh trên sông Hudson do nhiều chim bị hút vào động cơ của máy bay.
Những con chim được cho là khiến máy bay do thuyền trưởng Chesley "Sully" Sullenberger lái bị hỏng động cơ, buộc phải hạ cánh trên sông Hudson 8 năm trước.
Cũng theo báo Anh, không rõ việc giết chim có giúp làm cho đường bay an toàn hơn hay không.
Một bài phân tích dữ liệu liên bang Mỹ của AP cho thấy tại sân bay LaGuardia và Newark, sau nhiều năm giết chim, số vụ va chạm với chim thực chất vẫn gia tăng.
Cộng lại, cả hai sân bay tăng từ trung bình 158 va chạm/năm lên 299 va chạm/năm. Tuy nhiên, điều này cũng có thể do kĩ thuật tiên tiến nên có nhiều báo cáo về va chạm chim hơn, Guardian viết.
Máy bay của hãng hàng không US Airways hạ cánh xuống nước sau một vụ va chạm với chim năm 2009
Tại sân bay Kennedy, nơi nằm trên đường di cư của nhiều loài chim, số va chạm cũng tăng lên mặc dù số chim bị giết giảm nhẹ.
"Cần phải có một giải pháp lâu dài mà không dựa vào việc giết hại chim và cũng phải giúp cho chúng ta an toàn khi bay", Jeffrey Kramer, thuộc nhóm theo dõi ngỗng trời New York, nói.
Các quan chức tham gia vào chương trình giết chim thì tin rằng họ đã giúp các chuyến bay an toàn hơn. Để lập luận, các quan chức nói rằng từ sau vụ việc máy bay hạ cách trên sông Hudson, không có vụ va chạm nghiêm trọng nào liên quan đến chim cho đến nay
"Chúng tôi làm những gì tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ", Laura Francoeur, giám đốc Sinh học hoang dã tại Cảng hàng không New York và New Jersey, cho biết.
Ngày 15.1.2009, một máy bay số hiệu 1549 của hãng hàng không US Airways cất cánh từ sân bay LaGuardia và gần như ngay lập tức đâm vào một đàn ngỗng Canada lớn. Hai động cơ bị hỏng. Phi công Sullenberger, hay còn gọi là Sully, đã lái máy bay hạ cánh trên sông Hudson lạnh cóng. Tất cả 155 người trên máy bay đều sống sót. Sự việc được lấy cảm hứng để làm bộ phim "Cơ trưởng Sully", gây "bão" phòng vé vào năm ngoái.
Theo Danviet
Brazil: Dơi quỷ lần đầu tiên chuyển sang hút máu người Loài dơi quỷ chân lông (Diphylla ecaudata) ở Brazil bắt đầu chuyển sang hút máu người, điều mà trước đây các nhà khoa học nghĩ là chuyện không tưởng. Loài dơi quỷ ở Brazil lần đầu tiên chuyển sang hút máu người. Theo Science Alert, loài dơi quỷ đang làm quen với việc hút máu người, thay vì chỉ hút máu loài chim...