Argentina chấn động vì thiếu nữ 16 tuổi bị chuốc cocain, hãm hiếp
Một thiếu nữ Argentina 16 tuổi hồi đầu tháng tử vong vì bị ép dùng cocain quá liều và tra tấn tình dục đã làm dấy lên phong trào biểu tình ở nước này.
Lucia Perez chết vì bị ép dùng cocain, tra tấn tình dục. Ảnh: CEN
Lucia Perez, một thiếu nữ ở Mar del Plata, thị trấn ven biển đông nam Argentina, tỉnh Buenos Aires, bị ép dùng cần sa và cocain quá liều, rồi bị những kẻ hãm hiếp sử dụng dụng cụ tra tấn hậu môn, theo Mirror.
Khi thấy Lucia bất tỉnh, chúng tắm rửa, thay quần áo cho cô bé rồi bắt uống một loại thuốc cai nghiện và đưa tới bệnh viện, bảo với nhân viên ở đó rằng Lucia bị sốc cocain. Lucia chết trên đường tới bệnh viện, bác sĩ xác định nguyên nhân do tim ngừng đập vì bị tra tấn dã man, công tố viên Maria Isabel Sanchez cho biết.
Cảnh sát đã bắt giữ Matias Gabriel Farias, 23 tuổi và Juan Pablo Offidani, 41 tuổi, sau khi hai tên này thả Lucia ở bệnh viện rồi lên xe bỏ trốn. Một nghi can thứ ba đang chạy trốn. Cảnh sát cũng tìm thấy ma túy, bao cao su đã qua sử dụng, đồ chơi tình dục và súng đạn trên xe tải.
Guillermo Perez, bố của Lucia, kêu gọi những kẻ sát hại con gái phải ngồi tù chung thân.
“Gia đình tôi muốn chúng bị tù chung thân, chứ không phải chỉ 10-15 năm rồi lại được thả tự do và tiếp tục gây tội ác”, ông nói. “Con gái tôi bị ép dùng thuốc, bị hãm hiếp và bị tra tấn. Kẻ gây ra việc này không phải con người”.
Video đang HOT
Matias, 19 tuổi, anh trai của Lucia, viết trên Facebook rằng xuống đường biểu tình là cách duy nhất để ngăn “hàng nghìn Lucia nữa” bị sát hại, là cách duy nhất “để con bé nhắm mắt yên nghỉ”, theo BBC.
Cứ 36 giờ lại có một phụ nữ bị giết ở Argentina, theo một tổ chức phi lợi nhuận vì nhân quyền ở Argentina. Nước này đã thông qua một đạo luật chống phân biệt đối xử với phụ nữ năm 2012, quy định đàn ông giết phụ nữ sẽ bị trừng phạt nặng hơn nếu tội phạm có liên quan đến giới tính, tuy nhiên, tình hình vẫn không được cải thiện.
Người biểu tình ở Argentina. Ảnh: Reuters
Chiều qua, hàng nghìn người đã bỏ một giờ làm việc, mặc đồ đen ra đường biểu tình tại thủ đô Buenos Aires và những thành phố khác ở Argentina.
“Nếu mày đụng vào một người trong số chúng tao, tất cả chúng tao sẽ cho mày biết tay” là khẩu hiệu trên tay nhiều người biểu tình. Họ muốn thay đổi văn hóa coi thường phụ nữ ở đất nước châu Mỹ Latin này.
Nhiều người tỏ ra không tin tưởng chính sách mới đưa ra hồi đầu năm của Tổng thống Mauricio Macri, sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau. Chính sách bao gồm một loạt biện pháp cố gắng giải quyết nạn bạo hành phụ nữ, như đeo thẻ điện tử cho những người đàn ông có tiền án bạo lực, xây dựng một mạng lưới nhà an toàn cho phụ nữ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thẩm phán gây sốc vì chỉ trích nạn nhân bị hãm hiếp không khép đầu gối
Một thẩm phán Canada đối mặt nguy cơ bị đuổi việc vì chỉ trích cô gái bị hãm hiếp không hành động để bảo vệ bản thân và nghi nạn nhân muốn quan hệ.
Thẩm phán Camp (giữa) cùng con gái (trái) và vợ. Ảnh: Canadian Press
"Tại sao cô không khép đầu gối lại? Tại sao không ngồi bệt mông xuống bồn để anh ta không xâm nhập vào được?" Thẩm phán Robin Camp hỏi nạn nhân trong phiên xử kéo dài 5 ngày hồi tháng 6/2014, theoWashington Post.
Ông Camp cho rằng các thiếu nữ lúc nào cũng "muốn quan hệ tình dục, đặc biệt là khi họ say rượu". Ông còn nói thêm: "đôi khi quan hệ gây đau đớn", và "đó không nhất thiết là chuyện xấu".
Lúc đó, ông Camp đang làm thẩm phán tòa Hình sự ở thành phố Calgary, thuộc tòa án tỉnh Alberta. Năm ngoái, ông được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa liên bang.
Trong phiên xử, cô gái 19 tuổi cáo buộc Alexander Wager, người Calgary, đã cưỡng hiếp mình trong bồn tắm ở một bữa tiệc.
Thẩm phán Camp xử Wager trắng án vào tháng 9/2014. Cô gái kháng cáo, và tòa phúc thẩm chấp nhận, đồng thời bác bỏ phán quyết của Camp. Wager sẽ bị xét xử lại vào tháng 11 tới.
Hội đồng Tư pháp Canada lập ủy ban điều tra thẩm phán Camp vào tháng 11/2015, sau khi nhận được đơn khiếu nại của 4 giáo sư luật học về lời nhận xét gây tranh cãi của ông trong vụ kiện trên.
Họ khiếu nại ông đã đưa ra nhận xét "thô lỗ và có tính xúc phạm", "thể hiện sự coi thường và tầm thường hóa bản chất đơn kiện". Ông cũng bị khiếu nại đã "đưa ra giả định khuôn mẫu về cách một người phải hành động khi bị xâm hại tình dục".
Nạn nhân trong vụ kiện nói rằng những lời nhận xét của thẩm phán Camp khiến cô căm ghét bản thân.
"Ông ấy làm tôi cảm thấy đáng lẽ mình phải hành động kiểu khác, như thể tôi là gái điếm", cô nói.
Bản thân con gái của ông Camp, từng là nạn nhân bị hiếp dâm, cũng cho rằng lời bố nói "đáng hổ thẹn". Tuy nhiên, cô bày tỏ luôn ủng hộ bố mình.
Thẩm phán Camp, 64 tuổi, đã xin lỗi vì nêu nhận xét "thiếu nhạy cảm và không phù hợp". Tuy nhiên, ông nói rằng mình đáng được tha thứ vì chưa từng được đào tạo về phương pháp xét xử những vụ xâm hại tình dục, hoặc học về lịch sử và hiện trạng các vụ tấn công tình dục.
Ông Camp sẽ có mặt trong phiên điều trần vào ngày 13/9 ở tòa án Calgary. Ủy ban sẽ ra kết luận có đuổi việc ông Camp hay không vào tuần tới.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Vì sao ngày càng nhiều người tin Hitler còn sống? Cho đến nay, FBI vẫn nhận được các thông báo về việc Hitler xuất hiện ở đâu đó trên thế giới, và họ vẫn phải nghiêm túc điều tra. Giả thiết về nhân dạng khác của Hitler (ảnh 2, 3, 4) Vào năm 1944, hình ảnh trùm phát xít Adolf Hitler tràn ngập khắp báo chí với bộ tóc, ria mép và ánh...