Argentina: Cái chết bí ẩn của một công tố viên
Tờ Guardian (Anh) hôm đầu tuần đưa tin, công tố viên Alberto Nisman, người đã cáo buộc Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner đã che giấu sự tham gia của Iran trong vụ đánh bom vào một trung tâm cộng đồng Do Thái năm 1994 đã chết trong căn hộ của mình. Nguyên nhân cái chết của Alberto Nisman (ảnh) đang được cảnh sát điều tra, làm rõ.
Một vụ tự tử?
Bộ An ninh Argentina cho biết, Nisman được phát hiện đã chết vào cuối ngày Chủ nhật (18-1) tại phòng tắm trong căn hộ riêng trên tầng 13 của tòa tháp sang trọng Le Parc, phố Puerto Madero. Một khẩu súng lục cỡ nòng 0,22 và một vỏ đạn đã được tìm thấy bên cạnh thi thể của công tố viên. Trước đó, nhân viên bảo vệ đã thông báo cho mẹ của Nisman rằng, Nisman đã không trả lời điện thoại và báo chí ngày Chủ nhật vẫn đặt trên ngưỡng cửa phía ngoài. Mẹ của Nisman phát hiện cánh cửa căn hộ bị khóa từ bên trong nên đã phải gọi một thợ khóa đến nhờ giúp đỡ. Khi bước vào nhà, bà nhìn thấy thi thể con trai nằm trên sàn nhà tắm, chặn lối vào và lập tức gọi điện cho cảnh sát.
Điều tra viên Viviana Fein cho biết, kết quả khám nghiệm tử thi sơ bộ chưa thấy “sự can thiệp” của người khác trong cái chết của Nisman. Tuy nhiên, theo Fein, cô cũng không loại trừ các giả thuyết khác vì súng tại hiện trường không phải của Nisman. “Khẩu súng thuộc sở hữu của một đồng nghiệp của Nisman và Nisman đã giữ nó trong một thời gian dài”, Fein nói với kênh truyền hình Todo Noticias. “Kết quả khám nghiệm cho thấy, Nisman có một viên đạn ở phía bên phải đầu. Thi thể của Nisman được tìm thấy bên trong phòng tắm đã bị khóa từ bên trong và không thấy có dấu hiệu của bạo lực”, Fein cho biết thêm.
Công tố viên bị sát hại?
Nhiều câu hỏi được đặt ra sau cái chết của Nisman, nhất là vào thời điểm trước đó 5 ngày, Nisman cáo buộc Tổng thống Fernandez và các quan chức khác đã có thỏa thuận với Iran để che giấu các quan chức nước này khỏi sự trừng phạt vì liên quan đến cuộc tấn công vào cộng đồng người Do Thái năm 1994 khiến 85 người thiệt mạng. Nisman trình bày một tài liệu dày 300 trang tại Tòa án vào thứ tư tuần trước khi chết. Dựa vào kết quả phân tích cuộc gọi trên nhật ký điện thoại, Nisman đã phát hiện ra rằng, trợ lý thân cận của Tổng thống đã tham gia vào cuộc đàm phán bí mật với Iran nhằm rút lệnh truy nã của Interpol với các nghi phạm có liên quan như một bước tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương cũng như thỏa thuận để đổi lấy dầu từ Iran. Tại phiên tòa này, Nisman đã bị chỉ trích khá gay gắt. Jorge Capitanich, người đứng đầu nội các Argentina đã nói rằng, cáo buộc của Nisman là “điên rồ, phi lý và vi hiến”.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, Nisman sợ rằng, Chính phủ sẽ tìm thấy những tin đồn không hay về ông để làm “ông mất mặt”. “Tôi đã nói với cô con gái 15 tuổi rằng, hãy chuẩn bị tinh thần để nghe những điều khủng khiếp về cha mình”, Nisman nói trong một lần tiếp xúc báo giới vào tuần trước. Patricia Bullrich, một người bạn của Nisman kể lại, khi hai người gặp nhau vào thứ bảy tuần trước, Nisman nói ông nhận được một số lời đe dọa.
Theo nhận định của báo giới, các vụ đánh bom khủng bố vào trung tâm cộng đồng người Do Thái AMIA ở trung tâm Buenos Aires 20 năm trước vẫn còn là vết thương đau đớn cho cộng đồng Do Thái. Vụ đánh bom ở trung tâm AMIA diễn ra sau hai năm vụ đánh bom tương tự đã san bằng sứ quán Israel ở Buenos Aires vào năm 1992. Vụ đánh bom này làm chết 29 người, trong đó có 4 dân thường Israel. Cuộc điều tra được mở ra nhưng không mang lại kết quả.
Cuối cùng, vào năm 2007, theo yêu cầu của Argentina, Interpol phát lệnh bắt giữ đối với 6 quan chức Iran bị nghi kích động các cuộc tấn công. Một trong số đó là tùy viên văn hóa Iran tại Buenos Aires – Mohsen Rabbani vì nghi ngờ là chủ mưu vụ tấn công. Vào năm 2013, Tổng thống Fernández đã cố gắng phối hợp với Iran để cùng điều tra vụ tấn công nhưng một số người Israel và người Do Thái cho rằng, động thái này có thể làm chệch hướng truy tố hình sự của vụ án. Sau đó, Tòa án ở Argentina đã bác bỏ cuộc điều tra. Công tố viên Nisman là người theo vụ án đã lâu năm, ông đưa ra bằng chứng chứng minh rằng, Iran có sự tham gia vào những vụ tấn công khủng bố này.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp bắt 5 người Nga "âm mưu khủng bố"
Cơ quan công tố Pháp ngày 20/1 thông báo bắt giữ 5 đối tượng mang quốc tịch Nga bị tình nghi lên kế hoạch tấn công khủng bố ở miền nam nước Pháp. Cùng ngày, phiên tòa xét xử 4 kẻ bị bắt tuần trước vì liên quan đến các vụ tấn công Paris đã bắt đầu.
An ninh đã được thắt chặt sau các vụ tấn công khủng bố Paris hồi đầu tháng này. (Ảnh: Getty Images)
Hãng thông tấn AFP ngày 20/1 dẫn lời các công tố viên Pháp cho hay 5 nghi can mang quốc tịch Nga đã bị bắt giữ ở thị trấn Beziers gần bờ biển Địa Trung Hải, cách thành phố Montpellier khoảng 70 km. Các công tố viên địa phương cho biết cảnh sát đã thu giữ được nhiều tang vật khi khám nhà 5 người này.
Theo AFP, 5 đối tượng này đến từ Cộng hòa Chechnya (thuộc Liên bang Nga). Chechnya là khu vực có đông đảo dân cư là người Hồi giáo. Hôm 19/1, khoảng 1 triệu người dân nơi đây đã đổ ra đường phố trong cuộc biểu tình khổng lồ do chính quyền bảo trợ, nhằm phản đối tạp chí Pháp Charlie Hebdo đăng tranh biếm họa nhà tiên tri Hồi giáo Mohammed trên ấn phẩm mới nhất.
Trên mạng xã hội Instagram, Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov trước đó đã tuyên bố những người bảo vệ tạp chí Charlie Hebdo là "kẻ thù cá nhân" của ông.
Xét xử 4 nghi phạm liên quan đến các vụ khủng bố Paris
Hiện trường vụ bắt cóc con tin ở một tiệm tạp hóa Do Thái đông Paris do Coulibaly gây ra. (Ảnh: BBC)
Cũng trong ngày 20/1, 4 nghi can bị cáo buộc tiếp tay cho tên khủng bố Amedy Coulibaly, kẻ bắt cóc và bắn chết 4 con tin tại tiệm tạp hóa Do Thái đông Paris ngày 9/1 vừa qua, đã phải ra hầu tòa tại thủ đô Paris.
Bốn người đàn ông này ở độ tuổi từ 22-28, nằm trong số 12 đối tượng bị bắt giữ trong cuộc truy lùng của cảnh sát ngày 16/1, chỉ một tuần sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris của những phần tử Hồi giáo cực đoan làm 17 người thiệt mạng. Cơ quan công tố cũng cho hay 8 đối tượng còn lại, trong đó có 3 phụ nữ, đã được trả tự do trong những ngày qua.
Amedy Coulibaly đã bắt giữ nhiều con tin tại một siêu thị ở phía Tây Paris ngày 9/1 và 4 con tin thiệt mạng trong vụ bắt giữ này. Tên này cũng bị tình nghi bắn chết một nữ cảnh sát trước đó một ngày ở ngoại ô phía Nam Paris.
Coulibaly tuyên bố hắn "cùng hội, cùng thuyền" với 2 anh em Said và Cherif Kouachi, 2 kẻ đã xả súng tại tòa báo Charlie Hebdo ngày 7/1 làm 12 người thiệt mạng.
Trong khi đó, chính quyền Pháp ngày 20/1 đã cấp quốc tịch cho anh Lassana Bathily, 24 tuổi, "người hùng" Hồi giáo gốc Mali, đã hỗ trợ các khách hàng ở siêu thị Do Thái lẩn trốn dưới tầng hầm khi Coulibaly tấn công.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
IS có dã tâm chinh phục châu Âu Nhà báo Đức Jrgen Todenhfer, người vừa phỏng vấn một nhân vật thánh chiến người Đức chiến đấu cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cho biết tổ chức này có dã tâm chinh phục châu Âu. IS có dã tâm muốn chinh phục châu Âu Kênh truyền hình tư nhân RTL đã phát sóng cuộc phỏng vấn nhân vật...