Argentina: Biểu tình phản đối chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’ của Chính phủ
Ngày 20/12, các tổ chức công đoàn, xã hội và nhân quyền Argentina đã kêu gọi người lao động xuống đường phản đối các chính sách “ thắt lưng buộc bụng” và các biện pháp cứng rắn của Chính phủ chống lại người biểu tình.
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ. Ảnh: La Nacion
Hàng nghìn người đã hưởng ứng lời kêu gọi nói trên, tập trung về các đại lộ chính ở trung tâm thủ đô Buenos Aires, phản đối Chính phủ của tân Tổng thống Javier Milei, trong sự giám sát chặt chẽ của lực lượng an ninh.
Đây là lần đầu tiên các tổ chức công đoàn, xã hội và nhân quyền kêu gọi biểu tình kể từ khi Tổng thống cực hữu Milei, người theo mô hình kinh tế tự do, nhậm chức hôm 10/12. Tân Bộ trưởng Kinh tế, Luis Caputo, ngày 12/12 thông báo về gói biện pháp kinh tế khẩn cấp bao gồm việc phá giá tới 50% đồng nội tệ peso, cắt giảm từ 18 bộ xuống còn 9 bộ trong Chính phủ, cắt giảm tối đa chi tiêu ngân sách, giảm trợ giá nhiên liệu và giao thông, cắt giảm trợ cấp nhà nước, ngừng triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công, sa thải hàng loạt viên chức nhà nước và giảm ngân sách phân bổ cho các tỉnh.
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ. Ảnh: AFP
Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Argentina, Patricia Bullrich, từng tuyên bố sẽ có những biện pháp mạnh tay chống lại những người tham gia biểu tình, trong khi Bộ trưởng Nhân lực, Sandra Pettovello, cho biết sẽ cắt trợ cấp xã hội và cắt lương của những người xuống đường chống Chính phủ.
Nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ La-tinh đang suy thoái sau nhiều thập niên nợ nần và quản lý tài chính yếu kém, với lạm phát hàng năm ở mức 140% và 40% người dân Argentina sống trong nghèo đói. Tổng thống Milei từng tuyên bố giá cả dự kiến tăng 20 – 40% trong những tháng tới nhưng các liệu pháp “gây sốc” rất cần cho nền kinh tế Argentina vào lúc này.
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ. Ảnh: AFP
Người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ. Ảnh: La Nacion
Các tài xế xe tải Ba Lan lại phong tỏa cửa khẩu quan trọng với Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/12, các tài xế xe tải Ba Lan đã nối lại việc phong tỏa cửa khẩu Dorohusk - một trong những cửa khẩu biên giới chính với Ukraine - sau khi một tòa án ra phán quyết cho phép họ được thực hiện hành động này.
Ukraine nỗ lực tránh phong tỏa ở biên giới với Ba Lan Những chiếc xe tải đầu tiên đi qua cửa khẩu Ukraine-Ba Lan sau các cuộc phong toả Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa Tài xế xe tải Ba Lan phong tỏa cửa khẩu thứ 4 với Ukraine
Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu biên giới Ba Lan - Ukraine ở Medyka, Đông Nam Ba Lan, ngày 16/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, chính quyền địa phương tại Dorohusk đã cấm các tài xế xe tải tụ tập biểu tình ở cửa khẩu trên. Tuy nhiên, hôm 15/12, tòa án quận ở Lublin đã đảo ngược quyết định này, nghĩa là các hãng vận tải có thể bắt đầu biểu tình trở lại từ ngày 18/12.
Ngày 18/12, cảnh sát Ukraine xác nhận rằng các tài xế xe tải một lần nữa lại chặn đường vận chuyển hàng hóa. Hiện có khoảng 25 người tại địa điểm biểu tình cùng một chiếc xe buýt chắn ở đó.
Lãnh đạo Ủy ban Bảo vệ các hãng vận tải và người sử dụng lao động vận tải Ba Lan, ông Tomasz Borkowski, cho biết hiện mỗi giờ có 10 phương tiện sẽ được phép qua cửa khẩu và những người biểu tình đưa ra một số điều kiện mà Chính phủ Ukraine phải thực hiện trước ngày 20/12. Nếu các yêu cầu đó được đáp ứng, các tài xế xe tải có thể ngừng biểu tình. Trái lại, họ sẽ áp đặt thêm các hạn chế chặt chẽ hơn về số lượng phương tiện có thể được qua cửa khẩu.
Theo số liệu của Hải quan Ba Lan, tính đến ngày 18/12 có khoảng 2.000 xe tải đang phải xếp hàng chờ qua biên giới. Thời gian chờ đợi đã lên tới 68 giờ.
Từ trung tuần tháng 11, các tài xế xe tải Ba Lan đã chặn một số cửa khẩu với Ukraine và yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) khôi phục lại hệ thống theo đó các công ty Ukraine cần có giấy phép hoạt động trong EU và tương tự đối với các tài xế xe tải EU để vào Ukraine. Họ đã chặn các hành lang đường bộ chính dẫn vào Ukraine, khiến giá nhiên liệu và một số mặt hàng thực phẩm tăng cao.
Yêu cầu chính của các hãng vận tải Ba Lan là cấm các tài xế xe tải Ukraine được phép vào EU không giới hạn, điều mà Ukraine và EU cho là bất khả thi. Tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã cam kết sẽ giải quyết vấn đề tranh cãi này. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa chính phủ và các tài xế xe tải của nước này vẫn chưa đạt được kết quả.
Tuần hành ở Brussels (Bỉ) phản đối chính sách 'thắt lưng buộc bụng' của EU Ngày 12/12, trên 5.000 người ở thủ đô Brussels của Bỉ đã tham gia cuộc tuần hành kêu gọi cải thiện tiền lương và công bằng xã hội, đồng thời bày tỏ phản đối các biện pháp thắt chặt chi tiêu của Liên minh châu Âu (EU). Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành kêu gọi cải thiện tiền lương và dịch...