ARF kêu gọi không quân sự hóa biển Đông
Vấn đề biển Đông là một trong những nội dung thảo luận chính tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 12-9.
Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước /tổ chức tham gia ARF và Tổng Thư ký ASEAN.
Trước những diễn biến phức tạp, vụ việc nghiêm trọng và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, các bộ trưởng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu tự kiềm chế, không có các hành động phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các Bộ trưởng cũng tái khẳng định UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến Ảnh: Bộ Ngoại giao
Chia sẻ quan ngại sâu sắc về những diễn biến, vụ việc phức tạp, các hành động vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ven biển, nhắc lại lập trường nguyên tắc của ASEAN về biển Đông nêu trong Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu thượng tôn pháp luật, tự kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. “ASEAN sẽ nỗ lực cùng Trung Quốc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hoàn tất COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982″ – Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Trước thềm hội nghị ARF, theo báo The Straits Times (Singapore), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 11-9 khẳng định Washington tiếp tục ủng hộ ASEAN trong việc thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền và minh bạch trên biển Đông và khu vực sông Mekong. Trong tuyên bố được đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Mỹ hôm 10-9, ông Pompeo nhấn mạnh “cam kết lâu dài với ASEAN”, đồng thời cho rằng cả hai bên chia sẻ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, thượng tôn pháp luật, minh bạch, cởi mở và hội nhập.
Tình hình biển Đông cũng được đề cập trong cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở thủ đô Manila hôm 11-9. Đáng chú ý, theo tuyên bố của văn phòng Tổng thống Philippines, ông Duterte đã nói với Bộ trưởng Ngụy rằng tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Mỹ dành hơn 150 triệu USD cho hợp tác ở khu vực Mekong
Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết dành khoảng 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực sông Mekong trong hội nghị trực tuyến hôm nay.
Trong số 153,6 triệu USD được Mỹ phân bổ, 55 triệu USD được dành cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới ở khu vực Mekong, 1,8 triệu USD hỗ trợ Ủy hội sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách. Khoản tiền còn lại dành cho một số dự án quản lý thiên tai và tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về phát triển khu vực sông Mekong, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ lần thứ nhất được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 11/9, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng thường trực Mỹ Stephen Biegun, thay mặt cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, chủ trì. Tham dự hội nghị gồm ngoại trưởng các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN.
Hội nghị chính thức công bố nâng cấp hợp tác lên Quan hệ đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) trên cơ sở thành công của Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) thành lập năm 2009.
Các nước khu vực sông Mekong và Mỹ đã hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, y tế, giáo dục, kết nối khu vực. Các bộ trưởng nhận định MUSP cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vực trong khu vực, hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. MUSP cần "đề cao nguyên tắc ASEAN làm trung tâm, cởi mở, bình đẳng, đồng thuận, cùng có lợi, minh bạch, tôn trọng chủ quyền của các nước, không can thiệp, tôn trọng luật pháp quốc tế cùng quy định và luật pháp của các nước thành viên".
Các lĩnh vực MUSP dự kiến tập trung gồm kết nối kinh tế, quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, an ninh phi truyền thống, phát triển nguồn nhân lực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh MUSP có thể đóng góp nhiều hơn cho phát triển bền vững của tiểu vùng Mekong, giúp các nước trong khu vực thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm bắt cơ hội mới và vượt qua thách thức trong bối cảnh ASEAN bước sang giai đoạn mới của tiến trình xây dựng cộng đồng.
Có thể nối lại đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào tháng 11 Vấn đề Biển Đông được đề cập thích đáng trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các bên đều hy vọng sớm nối lại đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 đã có thông cáo chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng,...