ARF cần tăng tính hành động và các sáng kiến thiết thực
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF) lần thứ 24 ngày 7/8, các nước nhấn mạnh rằng ARF cần nỗ lực nâng cao “tính hành động,” đề ra các sáng kiến hợp tác thiết thực, đáp ứng quan tâm chung của các nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: ASEAN.org)
Nội dung trên cũng được coi là trọng tâm của diễn đàn năm nay trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh đa chiều và phức tạp.
Tại diễn đàn, các bộ trưởng khẳng định ARF cần phát huy mạnh mẽ vai trò là diễn đàn hàng đầu về đối thoại và hợp tác an ninh, xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trên cơ sở đó, các bộ trưởng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội, thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF và hợp tác về các lĩnh vực ưu tiên như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, cứu trợ thảm họa, chống phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị và gìn giữ hòa bình.
Các bộ trưởng cam kết tiếp tục thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, nghiên cứu và phát triển các biện pháp ngoại giao phòng ngừa phù hợp với nhu cầu của khu vực, đồng thời giữ vững các nguyên tắc nền tảng và định hướng của Diễn đàn như đồng thuận, phát triển tiệm tiến, chú trọng cân bằng giữa các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm hòa bình, ổn định nói chung, trong đó có an ninh biển, là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Video đang HOT
Trưởng đoàn Việt Nam đã nêu những quan ngại về tình hình trên thực địa, bao gồm các hoạt động tôn tạo, xây dựng và quân sự hóa; đề nghị duy trì các nguyên tắc và lập trường đã có về vấn đề Biển Đông trong các văn kiện của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác, nhất là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, các tiến trình ngoại giao và pháp lý; kêu gọi các nước đối tác và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc, thúc đẩy sớm đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và ràng buộc về pháp lý.
Phó Thủ tướng đề xuất củng cố và mở rộng các biện pháp đối thoại và xây dựng lòng tin, xây dựng nhận thức chung và năng lực triển khai ngoại giao phòng ngừa.
Cũng tại diễn đàn, các nước đã thông qua danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ 2017-2018, trong đó Việt Nam sẽ chủ trì hai hội thảo về các chủ đề hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển và xây dựng năng lực cho lực lượng giữ hòa bình.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng nhất trí về thành lập Nhóm Giữa kỳ ARF về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ISM-ICTs) để đáp ứng nhu cầu hợp tác khu vực ngày càng gia tăng trong lĩnh vực này. Hội nghị cũng đã thông qua hai Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ARF về Đánh bắt cá trái phép và Phòng chống ma túy.
ARF lần thứ 24 là một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra từ ngày 2-8/8 tại thủ đô Manila, Philippines với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 17 đối tác.
Theo TTXVN/VIETNAM
Thông cáo chung AMM 50 thể hiện sự đồng thuận trong ASEAN
Thông cáo chung AMM 50 lần này được đánh giá là có quan điểm mạnh mẽ và rất rõ ràng liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Ngày 7/8, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bước vào ngày họp thứ 3 với các cuộc họp của ASEAN 3 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Australia, New Zealand) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24 (với sự tham dự của 10 nước ASEAN và 17 đối tác). Với sự đồng thuận cao về một loạt vấn đề, nước chủ tịch Philippines tối qua đã ra thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50.
Phiên toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM-50).
Thông cáo dài 48 trang, kiểm điểm, đánh giá và đề ra phương hướng cụ thể để triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể về chính trị-an ninh, kinh tế, và văn hoá-xã hội.
Về các mối quan hệ đối ngoại, ASEAN khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại, tái khẳng định duy trì vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong việc định hình cấu trúc khu vực, dựa trên các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN 1, ASEAN 3, Diễn đàn Khu vực ARF. .. Trong thông cáo chung cũng có những tuyên bố giữa ASEAN với từng nước đối tác.
Thông cáo chung AMM 50 lần này được đánh giá là có quan điểm mạnh mẽ và rất rõ ràng liên quan đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "không quân sự hóa và kiềm chế" trong việc thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Thông cáo cũng khẳng định những lo ngại của một số bộ trưởng ASEAN về vấn đề cải tạo đất và những hoạt động tại các khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Thông cáo cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Ngoài vấn đề Biển Đông các nước ASEAN cũng bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như đối phó với chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan và tình hình trên Biển Đông.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Robespierre Bolivar, thông cáo được đưa ra là sự đồng thuận của các nước ASEAN.
"Thông cáo được đưa ra sau các cuộc thảo luận, trao đổi sâu rộng,đối thoại giữa các bên trong những cuộc họp. Vẫn có những thắc mắc về một số nội dung nhưng tôi xin khẳng định, khi thông cáo đã được đưa ra là đã dựa trên sự nhất trí và đồng thuận quan điểm giữa các nước thành viên ASEAN", ông Robespierre Bolivar nêu rõ.
Trong ngày họp cuối cùng của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 5, sáng nay (7/8) Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham gia cuộc họp ASEAN 3 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các bên nhấn mạnh tầm quan trọng vai trò của ASEAN trong khuôn khổ khung hợp tác giúp tăng cường hòa bình an ninh ổn định và thịnh vượng ở khu vực Đông Á.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kano nhấn mạnh: "Năm nay kỉ niệm 20 năm thiết lập cơ chế ASEAN 3. Nhật Bản hoan nghênh mối quan hệ hợp tác thực chất trong lĩnh vực kinh tế và tài chính giữa ASEAN và Nhật Bản trong 20 năm qua, đang có nhiều bước tiến và mang lại lợi ích cho các bên. Hiện có nhiều mối lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước ASEAN thúc đẩy cơ chế thương mại tự do và công bằng".
Các Bộ trưởng hôm nay thông qua kế hoạch hành động cho giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 làm nền tảng cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong 5 năm tới.
Chiều 7/8 tiếp tục diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Australia, New Zealand) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24 với sự tham dự của 10 nước ASEAN và 17 đối tác.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên dự kiến làm nóng chương trình nghị sự của Diễn đàn lớn nhất khu vực này, khi ngay trước thềm Hội nghị, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố sẽ gia tăng sức ép lên Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên trong phiên thảo luận trực tiếp này.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các hội nghị liên quan, các nước ASEAN cũng đã ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên gần đây, kêu gọi nước này tuân thủ các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Theo Phạm Hà
VOV
Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên Hải quân Hàn Quốc vừa thực hiện tập trận bắn đạn thật định kỳ ở khu vực biên giới phía tây với Triều Tiên trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên leo thang căng thẳng. (Ảnh minh họa: Yonhap) Yonhap đưa tin, Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc ngày 7/8 đã thực hiện cuộc diễn tập bắn đạn thật ở khu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
9 phút trước
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
11 phút trước
Bắt gặp nữ diễn viên từng thi Hoa hậu đi bán chân gà ở chợ đêm, còn nói 1 câu khiến ai cũng xót xa
Sao châu á
16 phút trước
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
19 phút trước
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
25 phút trước
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
39 phút trước
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
42 phút trước
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
43 phút trước
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
1 giờ trước
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
1 giờ trước