Ảrập Xê-út bất ngờ từ chối ghế thành viên Hội đồng Bảo an
Một sự việc chưa có tiền lệ đã xảy ra tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi Ảrập Xê-út ngày 18/10 từ chối tư cách thành viên sau khi được bầu, để phản đối sự thiếu năng lực của cơ quan này trong việc giải quyết xung đột trên thế giới.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 27/9
Theo hãng tin AP, quyết định trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Ảrập Xê-út được bầu trở thành một trong 10 thành viên không thường trực trong tối ngày thứ Năm. Đây là động thái tiếp theo của quốc gia vùng Vịnh nhằm bày tỏ sự không hài lòng, sau khi Bộ trưởng ngoại giao Saud al-Faisal từ chối phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc trong phiên họp tháng trước.
Bất bình của Ảrập Xê-út xuất phát từ những tức giận của họ với đồng minh lâu năm Mỹ. Hai nước hiện có nhiều khác biệt về các vấn đề Trung Đông, bao gồm cách Washington xử lý một số cuộc khủng hoảng trong khu vực, nhất là tại Ai Cập và Syria.
Đồng thời sự việc diễn ra giữa lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, một đối thủ của Ảrập Xê-út trong khu vực, dường như đang được cải thiện sau cuộc điện đàm gần đây giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Trong một thông báo được hãng thông tấn chính thức Ảrập Xê-út đưa ra, Bộ ngoại giao nước này tuyên bố Hội đồng Bảo an đã thất bại trong nhiệm vụ tại Syria. Điều này đã giúp cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad tiếp tục hành động sát hại dân chúng, bao gồm cả việc dùng vũ khí hóa học, mà không chịu sự trừng phạt nào. Chính quyền Syria đến nay vẫn phủ nhận việc dùng vũ khí hóa học trong chiến tranh.
Video đang HOT
Ảrập Xê-út, vốn ủng hộ phe đối lập tại Syria trong cuộc chiến lật đổ ông Assad, thường chỉ trích cộng đồng quốc tế vì không ngăn chặn cuộc nội chiến tại Syria. Sau 3 năm giao tranh, theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 100.000 người đã thiệt mạng.
Ảrập Xê-út cũng tức giận khi Mỹ rút lại quyết định tấn công trừng phạt các lực lượng của ông Assad, sau khi Damascus đồng ý cho các thanh sát viên của Tổ chức cấm vũ khí hóa học và Liên hợp quốc phá hủy kho vũ khí hóa học của mình.
Trước đó Ảrập Xê-út đã dễ dàng giành được ghế Hội đồng Bảo an trong cuộc bỏ phiếu tại New York hôm thứ Năm mà không gặp một trở ngại nào, do lần đầu tiên sau nhiều năm không có nước nào khác cạnh tranh. Tư cách thành viên Hội đồng Bảo an luôn được đánh giá cao bởi nó giúp các quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới.
Hội đồng gồm 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết, là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp, cùng 10 thành viên không thường trực được bầu theo nhiệm kỳ 2 năm.
Theo Dantri
Chuyên gia LHQ bắt đầu tiêu hủy vũ khí hóa học Syria
Các chuyên gia giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc (LHQ) và Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) hôm qua đã bắt đầu quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, một thành viên trong nhóm cho biết.
Đoàn xe chở các chuyên gia LHQ đi làm nhiệm vụ ở Syria.
Một thành viên trong nhóm cho biết các chuyên gia đã tiếp cận một cơ sở vũ khí hóa học của Syria và bắt đầu công tác kiểm tra, tiêu hủy.
"Hôm nay là ngày đầu tiên phá hủy vũ khí. Các xe hạng nặng sẽ được sử dụng để cán và phá hủy các đầu đạn tên lửa, bom hóa học và một đơn vị vũ khí, thiết bị, khí tài khác", một thành viên tiết lộ.
Hiện chưa rõ điểm nào trong số 19 địa điểm vũ khí hóa học mà chính phủ Syria đã giao nộp sơ đồ chi tiết cho LHQ diễn ra việc phá hủy này.
Đây là lần đầu tiên các chuyên gia tiêu hủy vũ khí hóa học phải thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện vẫn còn chiến tranh. Vì thế, nhiệm vụ của nhóm được xác định là rât năng nê vì theo ước tính Syria hiên có hơn 1.000 tấn vũ khí hóa học đang đươc cât giư tai 45 đia điêm năm rai rac trên khăp cả nươc.
Theo nghị quyết của LHQ về vấn đề Syria, quá trình tiêu hủy các kho vũ khí hóa học của nước này sẽ phải hoàn thành vào giữa năm 2014.
Nghị quyết được đưa ra dựa trên thỏa thuận khung đạt được trước đó giữa Nga và Mỹ nhằm tránh cho Syria phải hứng chịu một cuộc tấn công của Mỹ sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học trong tháng Tám làm hàng trăm người chết. Thỏa thuận cũng nêu rõ Nga và Mỹ sẽ tiếp tục chủ trì một hội nghị quốc tế về Syria tại Geneva.
Trong tuyên bố mới nhất về triển vọng đạt kết quả tại hội nghị này, Tổng thống Syria Bashar al-Assad khẳng định ông đã sẵn sàng.
"Tôi đã sẵn sàng cho hội nghị Geneve 2 về hòa bình tại Syria nhưng sẽ không đàm phán với những phần tử khủng bố", ông Assad nói trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tishreen của Syria ngày 6/10.
"Chính phủ Syria không đặt ra bất cứ điều kiện nào ngoại trừ việc không chấp nhận thương lượng với các phần tử khủng bố thuộc phe đối lập", ông nhấn mạnh.
Trước đó, trả lời phỏng vấn nhật báo Tấm gương của Đức, Tổng thống Assad cũng khẳng định sẽ không đàm phán với quân nổi dậy cho tới khi lực lượng này hạ vũ khí.
"Phe đối lập chính trị không được sở hữu vũ khí. Nếu có ai đó hạ vũ khí và muốn trở về với cuộc sống thường ngày, khi đó chúng tôi có thể đàm phán", ông Assad nêu rõ.
Vũ Anh
Theo AFP
Tổng thống Syria thừa nhận sở hữu lượng "khủng" vũ khí hóa học Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết Syria đã sản xuất vũ khí hóa học từ nhiều thập niên trước và kho vũ khí hóa học của nước này vì vậy mà rất "khổng lồ". Tổng thống Syria Assad. Trong cuộc phỏng vấn được đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV phát vào ngày hôm nay 23/9, Tổng thống Assad cho biết...