Arab Saudi bắt 9 công dân Mỹ liên quan đến khủng bố
Arab Saudi bắt 33 nghi phạm khủng bố, trong đó có 9 công dân Mỹ, nhưng chưa ró có liên quan đến nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo hay không.
Lực lượng an ninh Arab Saudi bắt một nhà hoạt động. Ảnh minh họa: Alalam.
4 công dân Mỹ bị bắt ngày 25/1 và 5 công dân Mỹ bị bắt trong 4 ngày qua, tờ Saudi Gazette hôm qua dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết. Washington xác nhận đã biết thông tin trên nhưng từ chối nêu chi tiết.
“Chúng tôi biết thông tin một số công dân Mỹ bị tạm giữ tại Arab Saudi”, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với AFP. “Bộ Ngoại giao sẽ thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ công dân Mỹ ở nước ngoài. Vì lý do riêng tư, chúng tôi không bình luận thêm”.
Video đang HOT
24 người bị bắt còn lại gồm 14 người Arab Saudi, ba người Yemen, hai người Syria, 5 người lần lượt đến từ Indonesia, Philippines, Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE), Kazakhstan và Palestine.
Tờ báo không nêu rõ các “nghi phạm khủng bố” có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) hay không. IS từng tuyên bố nhận trách nhiệm nhiều vụ tấn công chết người nhằm vào các lực lượng an ninh và người Hồi giáo dòng Shiite ở Arab Saudi xảy ra từ năm 2015.
Bộ Nội vụ Arab Saudi hôm qua thông báo họ còn đang truy lùng 9 nghi phạm liên quan đến vụ đánh bom tự sát nhằm vào một nhà thờ ở thành phố phía nam Abha hồi tháng 8 làm 15 người chết. IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Arab Saudi trao thưởng từ 276.000 USD đến 1,87 triệu USD cho người giúp bắt được một nghi phạm khủng bố hoặc triệt phá một âm mưu tấn công.
Như Tâm
Theo VNE
Arab Saudi phủ nhận không kích đại sứ quán Iran ở Yemen
Liên minh do Arab Saudi dẫn đầu hôm nay phủ nhận chiến đấu cơ của Riyadh không kích trúng đại sứ quán Iran tại thủ đô Sanaa, Yemen.
Một phi cơ F-16 của Arab Saudi. Ảnh: AFP.
Iran hôm qua cáo buộc chiến đấu cơ Arab Saudi tấn công đại sứ quán nước này tại thủ đô Sanaa, Yemen, vào đêm 6/1.
"Sở chỉ huy liên minh xác nhận những cáo buộc (từ Iran) là không đúng và vô giá trị, nhấn mạnh liên minh không triển khai chiến dịch nào ở gần đại sứ quán", hãng tin quốc gia Arab Saudi SPA cuối ngày hôm qua đưa tin. "Sở chỉ huy liên minh kêu gọi tất cả các phái đoàn ngoại giao ở Sanaa không tạo cơ hội cho phiến quân sử dụng cơ sở của họ cho mục đích quân sự".
Reuters dẫn lời nhân chứng kể lại tòa nhà đại sứ quán không bị hư hại.
Bộ Ngoại giao Yemen cũng phủ nhận đại sứ quán Iran bị chọn làm mục tiêu. Nguồn tin chính thức từ cơ quan này cho biết trách nhiệm bảo vệ các cơ sở ngoại giao ở Sanaa thuộc về nhóm phiến quân Houthi, đang kiểm soát thành phố, cùng đồng minh của họ, lực lượng trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Quan hệ giữa Iran và Arab Saudi đang ngày càng rạn nứt từ khi Riyadh xử tử một giáo sĩ dòng Shiite ngày 2/1. Những người biểu tình sau đó xông vào đại sứ quán Arab Saudi ở Tehran dẫn đến việc Arab Saudi cắt đứt quan hệ với Iran.
Iran cáo buộc Arab Saudi lợi dụng vụ tấn công vào đại sứ quán làm "cái cớ" để cắt đứt quan hệ và làm căng thẳng giáo phái leo thang. Iran và Arab Saudi là hai quốc gia theo Hồi giáo. Phần lớn dân số Iran theo dòng Shiite trong khi người dân Arab Saudi theo dòng Sunni.
Như Tâm
Theo VNE
Cuộc chiến giấu mặt giữa Iran và Arab Saudi Vụ xử tử giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite là giọt nước tràn ly khiến mâu thuẫn âm ỉ giữa Iran và Arab Saudi bùng phát, thổi bùng xung đột trong khu vực. Một người dân Iran cầm ảnh của giáo sĩ Nimr, người vừa bị Arab Saudi xử tử. Ảnh:Reuters Ngồi uống trà trên chiếc sofa truyền thống của người Yemen, người...