Apple xóa ứng dụng phát hiện đánh giá giả mạo trên Amazon
Amazon đã đề nghị Apple xóa một ứng dụng phát hiện các đánh giá giả mạo và Apple đồng ý.
Apple xóa Fakespot khỏi App Store theo yêu cầu của Amazon
Theo CNBC, Apple đã xóa Fakespot, một ứng dụng nổi tiếng về phát hiện các đánh giá sản phẩm giả mạo, khỏi App Store của mình sau khi Amazon phàn nàn ứng dụng này cung cấp thông tin sai lệch và tiềm ẩn rủi ro bảo mật.
Ứng dụng của Fakespot hoạt động bằng cách phân tích độ tin cậy của các bài đánh giá trên danh sách Amazon và cho điểm từ A đến F. Sau đó, ứng dụng này cung cấp cho người mua hàng đề xuất về các sản phẩm có mức độ hài lòng cao của khách hàng.
Amazon cho biết họ đã báo cáo Fakespot cho Apple để điều tra sau khi lo ngại một phiên bản được thiết kế lại của ứng dụng khiến người tiêu dùng bối rối khi hiển thị trang web của Amazon trong ứng dụng với mã Fakespot và nội dung được đặt ở đầu giao diện. Amazon cho biết họ không cho phép các ứng dụng làm điều này.
Người phát ngôn của Amazon tuyên bố: “Ứng dụng được đề cập cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch về người bán của chúng tôi và sản phẩm của họ, gây hại cho hoạt động kinh doanh của người bán và tạo ra các rủi ro bảo mật tiềm ẩn”.
Video đang HOT
Đến ngày 16.7, theo đánh giá từ Apple, ứng dụng đã không còn khả dụng trên App Store. Không rõ tại sao Apple lại xóa Fakespot khỏi App Store của mình và Apple không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Amazon cũng tuyên bố kỹ thuật mã hóa của Fakespot giúp ứng dụng có thể thu thập và theo dõi thông tin từ khách hàng. Tháng 1 năm ngoái, công ty đã đưa ra tuyên bố tương tự chống lại Honey thuộc sở hữu của PayPal, một tiện ích mở rộng trình duyệt cho phép người dùng tìm thấy các phiếu giảm giá khi mua sắm trực tuyến, cảnh báo người dùng rằng đây có thể là một “rủi ro bảo mật”.
Big Tech đang hứng chịu các vụ kiện và điều tra nào của Mỹ?
Các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) như Google, Facebook, Apple và Amazon đã phải hứng chịu một loạt các vụ kiện chống độc quyền của chính phủ Mỹ và các tiểu bang với cáo buộc họ đang vận hành độc quyền và lạm dụng quyền lực của mình.
Dưới đây là tình trạng của các vụ kiện cũng như các cuộc điều tra của chính phủ Mỹ đối với các Big Tech.
Hai vụ kiện chống lại Facebook
Vụ kiện thứ nhất liên quan đến việc Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kiện Facebook vào tháng 12 năm ngoái. Theo đó, vụ kiện nhằm vào hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp và buộc gã khổng lồ công nghệ này phải thoái vốn khỏi hai ứng dụng này.
Big Tech đang chống lại các vụ kiện và điều tra của Mỹ như thế nào?
Tuy nhiên, FTC đã thất bại khi Thẩm phán Quận Columbia - ông James Boasberg đưa ra phán quyết rằng, không có bằng chứng cho thấy Facebook có quyền lực độc quyền trên thị trường mạng xã hội. Ông cho biết thêm, FTC có thể nộp đơn khiếu nại mới trước ngày 29 tháng 7 tới.
Vụ kiện thứ hai liên quan đến Facebook cũng đã thất bại khi Tòa án bác bỏ vụ kiện do 46 bang đưa ra liên quan đến các vụ mua lại đó với lý do thời gian đã lâu kể từ khi các sự kiện được đề cập đến.
Bốn vụ kiện chống lại Google
Vụ kiện thứ nhất liên quan đến việc Bộ Tư pháp Mỹ kiện Google vào tháng 10 năm ngoái, cáo buộc công ty trị giá 1 nghìn tỷ USD này sử dụng trái phép sức mạnh thị trường của mình để gây khó khăn cho các đối thủ. Dự kiến, phiên tòa sẽ được mở vào ngày 12 tháng 9 năm 2023.
Vụ kiện thứ hai được đưa ra bởi 38 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ cáo buộc Google lạm dụng sức mạnh thị trường để công cụ tìm kiếm của họ thống trị trong thị trường ô tô, TV và loa giống như trên điện thoại.
Vụ kiện thứ ba do bang Texas khởi xướng với sự hậu thuẫn của các bang khác, đã đệ đơn kiện riêng chống lại Google, cáo buộc công ty này vi phạm luật chống độc quyền trong cách điều hành hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của mình.
Vụ kiện cuối cùng do hàng chục Tổng chưởng lý của các bang đưa ra vào ngày 7/7 vừa qua, theo đó các Tổng chưởng lý này đã cáo buộc Google mua đứt các đối thủ cạnh tranh và sử dụng các hợp đồng hạn chế để duy trì độc quyền một cách bất hợp pháp cho cửa hàng ứng dụng của mình trên điện thoại Android.
Bộ Tư pháp Mỹ điều tra Apple
Cuộc điều tra này được tiết lộ vào tháng 6 năm 2019, dường như chỉ tập trung vào cửa hàng ứng dụng (Apple Store) của Apple. Một số nhà phát triển ứng dụng đã cáo buộc Apple đưa ra các sản phẩm mới rất giống với các ứng dụng hiện có do các nhà phát triển khác tạo ra và bán trong Apple Store, sau đó cố gắng loại bỏ các ứng dụng cũ hơn khỏi Apple Store vì chúng cạnh tranh với sản phẩm mới của Apple. Tuy nhiên, Apple cho rằng họ chỉ tìm cách có những ứng dụng chất lượng cao nhất trong cửa hàng ứng dụng của mình.
Bộ Tư pháp Mỹ điều tra Facebook và Amazon
Vào tháng 7/2019, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang mở rộng các cuộc điều tra liên quan đến Big Tech bao gồm công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và một số dịch vụ bán lẻ trực tuyến. Điều này đang ám chỉ đến Facebook và Amazon.
FTC điều tra Amazon
Trong cuộc điều tra về Amazon, FTC có khả năng đang xem xét xung đột lợi ích vốn có của việc Amazon cạnh tranh với những người bán nhỏ hơn trên nền tảng thị trường của mình, bao gồm các cáo buộc rằng họ đã sử dụng thông tin từ người bán trên nền tảng của mình để quyết định sản phẩm mà họ sẽ giới thiệu.
Cái kết buồn của Jack Ma: Khi đế chế hùng mạnh nhất Trung Quốc bị chặt gãy đôi cánh, chỉ còn lại cái bóng mờ Đế chế của Jack Ma ở thời điểm tháng 6/2021 chỉ bằng 1 nửa so với giá trị của chính nó cách đó 9 tháng. Tất cả là vì Ma đã chọc vào một ổ kiến lửa. "Kìm cương con ngựa" là một thuật ngữ hiện tại đang rất nổi tiếng ở Trung Quốc, dùng để chỉ quá trình chính phủ Trung Quốc...