Apple xóa ứng dụng bảo mật của Facebook trên App Store, vì theo dõi hoạt động của người dùng và gửi dữ liệu về cho Facebook
Facebook đã sử dụng Onavo Protect để giám sát các ứng dụng cạnh tranh như Snapchat và theo dõi các ứng dụng mới.
Apple cho biết họ đã gỡ bỏ ứng dụng Onavo Protect trên App Store, do vi phạm một số điều khoản về thu thập dữ liệu người dùng. Onavo Protect là một ứng dụng bảo mật của Facebook, hiện tại ứng dụng này vẫn có thể tải về trên Android.
Facebook đã mua lại công ty bảo mật Onavo của Israel vào năm 2013, thương vụ này đã gây ra nhiều tranh cãi. Ứng dụng phổ biến nhất của công ty này là Onavo Protect, cung cấp một số tính năng bảo vệ thiết bị di động, trong đó có cả tính năng truy cập mạng riêng ảo VPN.
Tuy nhiên, Onavo Protect cũng giám sát và theo dõi tất cả các ứng dụng khác trên thiết bị. Các dữ liệu thu thập được sẽ gửi về cho Facebook, từ đó mà gã khổng lồ mạng xã hội có thể xác định sớm các ứng dụng cạnh tranh, và thậm chí có thể thực hiện việc thâu tóm.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, Apple kết luận rằng Onavo Protect đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thu thập dữ liệu người dùng. Apple cũng đã thông báo cho Facebook và yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng này vào đầu tháng 8. Tuy nhiên có vẻ như Facebook đã không thực hiện theo yêu cầu này, khiến Apple phải ra tay xóa bỏ Onavo Protect khỏi App Store.
Một đại diện của Apple cho biết: “Chúng tôi làm việc để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và bảo mật dữ liệu trong toàn bộ hệ sinh thái Apple. Với quy định mới, chúng tôi đã nêu rõ ràng rằng các ứng dụng không được phép thu thập dữ liệu từ các ứng dụng khác trên thiết bị. Bên cạnh đó, các ứng dụng phải thông báo cho người dùng biết các dữ liệu nào được thu thập và các dữ liệu nào sẽ được sử dụng”.
Theo Wall Street Journal, Facebook đã sử dụng Onavo Protect để giám sát các ứng dụng cạnh tranh như Snapchat và theo dõi các ứng dụng mới, ví dụ như ứng dụng xem video Houseparty để sao chép các tính năng hấp dẫn nhất.
Video đang HOT
Nhiều người gọi đây là phần mềm gián điệp, khi mà ngay cả ứng dụng chính của Facebook cũng gợi ý để người dùng tải về Onavo Protect. Trong khi đó, các mô tả của Onavo Protect không rõ ràng khiến người dùng không biết rằng họ sẽ bị thu thập dữ liệu từ tất cả các ứng dụng khác chạy trên thiết bị.
Theo Tri Thuc Tre
Tăng tính bảo mật để ngân hàng ứng dụng nhanh công nghệ 4.0
Thanh toán hiện đại trên nền tảng ngân hàng số đem lại nhiều lợi ích cả về tài chính ở mỗi đơn vị nhưng nó cũng đối mặt với vô số rủi ro về lừa đảo, hacker chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
"Sự mở rộng của các nhà mạng và kèm theo sự ra đời ngày càng nhiều các dòng smartphone có cài App là một trong những thuận lợi để mở rộng thanh toán không tiền mặt, ngay cả ở những khu vực vùng sâu vùng xa. Hiện tại, các ngân hàng đã sẵn lòng hợp tác với Fintech nhưng chỉ có điều là rất cần sự chia sẻ dữ liệu giữa ngân hàng với Fintech."
Đó là chia sẻ của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh tại hội thảo "Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng" do Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 21/8 tại Hà Nội.
Ngân hàng tích cực ứng dụng công nghệ mới
Nhằm đón đầu xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình.
Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây; phân tích dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo; các ứng dụng, giải pháp mới như xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (Open API)... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, làm phong phú thêm những trải nghiệm của khách hàng.
Các ngân hàng Việt Nam cũng đã có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm corebank thế hệ mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất (Omni-Channel).
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nhận ra rằng sức mạnh của chuyển đổi số thực sự nằm ở việc tạo ra một lõi kỹ thuật số và nếu không nắm bắt phối hợp thì sẽ bị mất thị phần cho những đối tác nước ngoài.
Chính vì vậy, việc các ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech để phục vụ khách hàng không còn là chuyện mới nữa.
Ông Trần Trí Mạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) cho biết, hiện VNPay đang cung cấp thanh toán trên nền tảng mã QR. Đơn vị này đã cùng 18 ngân hàng tại Việt Nam xây dựng hệ thống thanh toán trên ứng dụng Mobile Banking đối với chi trả hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị bán hàng từ tài khoản ngân hàng.
"Chúng tôi có thể biến mọi bề mặt thành nơi bán hàng, từ tiền vé taxi, xe bus, hàng chục nghìn sản phẩm trong siêu thị và thanh toán mọi nơi, mọi lúc," ông Mạnh chia sẻ.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Vụ phó Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện Việt Nam có khoản 100 công ty Fintech đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực thanh toán chiếm chủ đạo. Tổng giá trị đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty này trong 2 năm (2016-2017) đạt khoảng 129 triệu USD. Tính đến hết năm 2017, giá trị giao dịch của thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD.
Cũng theo ông Sơn, hiện 27 tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian. Thanh toán di động trở thành xu hướng với các công nghệ như mã QR Code; tiếp xúc thị trường gần (NFC); ví điện tử và số hóa thông tin thẻ (tokenization)... Hiện nay đã có 12 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR Code với hơn 5.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code.
Cần tăng tính an toàn bảo mật
Thanh toán hiện đại trên nền tảng ngân hàng số đem lại nhiều lợi ích cả về tài chính ở mỗi đơn vị kinh doanh cũng như các mục tiêu quốc gia về giảm lượng tiền mặt trong thanh toán. Nhưng nó cũng đối mặt với vô số rủi ro về lừa đảo, hắc cơ chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank nói: "Tin tặc ngân hàng không loại trừ ai, mặc dù chúng tôi luôn có thần hộ vệ nhưng không bao giờ lớn tiếng tự tin. Chúng tôi cũng muốn chia sẻ, không giấu giếm vấn đề mình đã mắc phải, tuy nhiên có những hiện tượng mất tiền đã đành nhưng mất uy tín còn quan trọng hơn. Nhưng điều này cũng rất nguy hiểm vì một đơn vị mắc rồi thì đơn vị khác lại tiếp tục mắc lỗi đó. Có những lỗ hổng rất đơn giản chỉ cần cảnh báo cho nhau chút xíu là có thể xử lý được lỗi đó."
Chính vì vậy, theo ông Hưng, khi rủi ro xảy ra, cần trao đổi các phương thức thủ đoạn với các ngân hàng bạn và Ngân hàng Nhà nước nên có cơ chế trao đổi và TPBank sẵn lòng tham gia để chia sẻ.
Cũng theo ông Hưng, thực tế cho thấy công nghệ ngân hàng trong hệ thống tổ chức tín dụng khá lồi lõm, về core banking thì có mới, có cũ, có cập nhật, có thiếu cập nhật, toàn ngành đang phải sống chung với nhau và đó là tiền đề cho mọi rủi ro từ phía tin tặc.
"Vấn đề lo ngại ở đây là hắc cơ tấn công ở bên trong chứ lại không ngại từ bên ngoài. Chúng tôi lo họ tấn công vào khách hàng của mình vì có đến 2/3 khách hàng trở lên không có ý thức giữ gìn thông tin bảo mật và đây là đối tượng bị nhắm tới nhiều nhất," ông Hưng nhấn mạnh.
"Công nghệ mới phải kèm bảo mật nên VNPay đã phải trả 500 USD một giờ cho một chuyên gia nổi tiếng về bảo mật và công ty cũng đã trả 12.000 USD/tháng cho một chuyên gia của Google sang công ty làm việc," ông Mạnh cho biết.
Còn ông Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập Công ty Veramine Inc., USD hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng đã đưa ra dẫn chứng về việc mất cảnh giác của ngân hàng Bangladesh năm 2016 đã bị tin tặc tấn công lấy đi 1 tỷ USD. Nguyên nhân là do ngân hàng này vẫn dùng phần mềm cũ và không chịu cập nhật các phiên bản mới, trong điều kiện hệ thống công nghệ mở ra quá nhiều cửa sổ, tin tặc chỉ cần chọn một cửa sổ để xâm nhập.
Ngoài ra, ông Lân cũng cảnh báo, để bảo mật tốt thì yếu tố con người là thách thức lớn nhất. Ông Lân so sánh, trong không chiến mua máy bay hiện đại nhất thế giới, chiến đấu cơ hiện đại nhất nhưng nếu không có ng phi công sử dụng chiến đấu cơ đấy mà chỉ giỏi lái xe tăng, ôtô thì việc mua báy bay chiến đấu hiện đại nhất không có tác dụng.
"Còn trong an ninh mạng cũng tương tự như vậy, có sản phẩm tốt hiện đại khó sử dụng hơn, cần phải có những người đủ khả năng sử dụng mới mang lại hiệu quả. Những người trình độ chỉ sử dụng dịch vụ đơn giản thì khó sử dụng thuần thục các sản phẩm hiện đại được," ông Lân nhấn mạnh./.
Nguồn: VietnamPlus
Facebook bắt đầu đánh giá mức độ tin cậy của người dùng, từ giờ đừng share tin vịt nữa Kể từ hôm nay, Facebook sẽ đánh giá mức độ tin cậy của chúng ta. Facebook mong muốn tất cả mọi người cùng chung tay đẩy lùi tin tức giả mạo. Facebook cho biết họ đã âm thầm thử nghiệm thuật toán đánh giá mức độ tin cậy của người dùng từ đầu năm 2017. Thời gian thử nghiệm kéo dài tới tận...