Apple vẫn thống trị thị trường thiết bị đeo trong năm 2018 với Apple Watch và AirPods
Trong báo cáo của IDC, 16,2 triệu thiết bị đeo của Apple đã được bán ra trong Q4, còn cả năm 2018 thì con số này lên tới 46,2 triệu chiếc.
Mặc dù một số tên tuổi đến từ Trung Quốc như Huawei hay Xiaomi đã gặt hái được thành công nhất định về mặt doanh số smartphone bán ra trong 2018, nhưng năm ngoái là một năm buồn của làng di động. Tuy nhiên, một vài quý trở lại đây, thị trường smartwatch và thiết bị đeo ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang có dấu hiệu khởi sắc. Và điều đáng nói ở chỗ, những chiếc vòng đeo tay thể thao giá rẻ cũng đang rất được ưa chuộng, đóng góp vào tỷ lệ đăng trưởng vô cùng ấn tượng.
Thống kê của IDC về doanh số thiết bị đeo trong năm 2018
Theo số liệu mà công ty phân tích thị trường International Data Corporation, số lượng thiết bị đeo bán ra trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng cao chưa từng thấy – 59,3 triệu chiếc, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2018, và 172,2 triệu chiếc trong cả năm. Hai con số này đã tăng lần lượt 31,4% và 27,5% so với 45,1 triệu chiếc của Q4/2017 và 135 triệu chiếc của cả năm 2017.
Cũng cần phải nói thêm rằng báo cáo của IDC bao gồm cả tai nghe không dây – trước đây được chia vào hạng mục khác. Giờ đây chúng là mục nhỏ “tai nghe không dây có khả năng kích hoạt trợ lý ảo bằng giọng nói hoặc nút bấm” như Apple AirPods, Google Pixel Buds hay Bose QuietComfort 35 II.
Thống kê của IDC về doanh số thiết bị đeo trong Q4/2018
Và quả nhiên, Apple đã thống trị bảng xếp hạng với 16,2 triệu thiết bị đến tay người dùng trong Q4/2018 và tổng cộng 46,2 triệu chiếc trong năm ngoái. Một thông tin thú vị là mặc dù trong Q4, thị phần của họ đã bị giảm đôi chút nhưng tính trong cả năm qua thì nó lại tăng nhẹ. Ước tính đã có 4,8 triệu chiếc AirPods và tai nghe Beats hỗ trợ Siri được bán ra trong Q4/2018.
Trong khi đó, Xiaomi chắc chắn sẽ rất hài lòng với dòng sản phẩm Mi Band giá rẻ bán đắt như tôm tươi, giúp họ đạt được vị trí số 2 trong top các nhà sản xuất thiết bị đeo lớn nhất, vượt mặt cả Huawei, Fitbit và Samsung. Mặc dù vậy, Huawei đã có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2018 còn Fitbit thì ngược lại, không thu về được nhiều trong Q4.
Theo PhoneArena
Không cần đợi AirPower nữa, chi chưa tới 600.000 đồng là có ngay bộ phụ kiện
Có thể bạn chưa biết, bộ phụ kiện này cho phép sạc không dây cả 3 thiết bị của Apple mà chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng thôi.
Phải tới đời iPhone 8, Apple mới thực sự bắt đầu phổ biến công nghệ sạc không dây trên các thiết bị của hãng. Sau đó, vào cuối năm 2017, Apple mới hé thế hệ sạc không dây "chính chủ" đầu tiên, gọi tên là AirPower, được người dùng vô cùng kì vọng vì có thể sạc cùng lúc cho cả iPhone, AirPods và Apple Watch.
Tuy nhiên, sản phẩm này lại không hề được bán ra thị trường, khả năng cao là vì những giới hạn về mặt vật lý khi phải lồng ghép tới 3 mạch sạc phía dưới. Trong thời gian đó, các thương hiệu khác thì thi nhau sáng tạo ra đủ loại sạc không dây, từ siêu tốc cho tới sạc đôi, sạc ba, hỗ trợ đủ các loại máy từ Android tới iPhone.
Video đang HOT
Đế sạc không dây AirPower có khả năng sạc 3 thiết bị cùng lúc, bao gồm cả AirPods.
Thế nhưng, giấc mơ của các iFan về một đế sạc ba hoàn hảo vẫn bị bỏ ngỏ... cho tới khi những bộ sản phẩm gần-tương-tự xuất hiện.
Chính xác hơn thì bộ phụ kiện này chỉ bao gồm một đế sạc đôi cho iPhone/Apple Watch và một bộ case kiêm sạc không dây dành cho AirPods. Hai sản phẩm mà WeBuy nhắc tới trong bài đều đến từ Baseus với lợi thế là giá rất rẻ, chỉ cỡ 350.000 đồng cho đế sạc đôi và 200.000 đồng cho case AirPods. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm mua các sản phẩm tương tự với giá cao hơn và (có thể) chất lượng cũng tốt hơn.
Đế sạc không dây Baseus 2 trong 1
Khác với hầu hết đế sạc đôi trên thị trường vốn thường tích hợp 2 bộ sạc chuẩn Qi, mẫu Baseus BSWC-P19 này bao gồm một bộ sạc chuẩn Qi và một bộ sạc dành riêng cho Apple Watch series.
Đế sạc Baseus hỗ trợ sạc không dây cho smartphone chuẩn Qi và Apple Watch series.
Thiết kế của đế sạc Baseus rất đẹp và gọn, có thể nói là vượt trội so với nhiều lựa chọn khác đến từ Anker, Energizer, RavPower hay cả Samsung. Tông màu trắng sữa trông rất sang, hiện đại và hoàn toàn phù hợp với các thiết bị của Apple.
Đế sạc Apple Watch làm gồ lên và có nam châm hút chặt.
Dây cáp sạc đi kèm cũng sử dụng chuẩn Lightning thay vì Micro-USB hay USB-C, vừa tiện lợi cho ai dùng iPhone, vừa giúp giảm độ dày của sản phẩm xuống chỉ còn 13mm. Lưu ý rằng đế sạc không đi kèm củ sạc nên bạn sẽ phải mua thêm hoặc sử dụng củ sạc có sẵn.
Cáp sạc đi kèm chuẩn Lightning của Apple chứ không phải USB-C hay Micro-USB.
Nửa sạc chuẩn Qi được quảng cáo là hỗ trợ sạc nhanh lên tới 10W dành cho các thiết bị tương thích, bao gồm các smartphone như iPhone 8, X, XS... cho tới những model cao cấp của Samsung, Huawei, Sony... Nửa sạc còn lại thì có một vòng tròn gồ lên gắn nam châm phía dưới, hít chặt Apple Watch vào đúng vị trí. Về cơ bản, chúng đều hoạt động ổn định, không có vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, tốc độ sạc sẽ là cái mà người dùng cần quan tâm. Cũng như đế sạc trong suốt Baseus mà WeBuy từng đánh giá, mẫu sạc đôi này có nguồn ra không hề ổn định, đồng thời yêu cầu phải có củ sạc hỗ trợ sạc nhanh tương ứng. Tức là, nếu bạn dùng các loại củ sạc iPhone 5V/1A hay củ sạc không phải sạc nhanh thì sẽ không bao giờ tận dụng được tốc độ 7.5W hay 10W mà Baseus hứa hẹn.
Thử nghiệm thực tế với củ sạc thường, chiếc iPhone X chỉ tăng được khoảng 15% pin mỗi giờ, tức là bạn phải để sạc trong khoảng 7 tiếng thì mới đầy từ 0 lên 100% pin được. Với các thiết bị Android vốn có pin dung lượng cao hơn thì thời gian sạc còn lâu hơn nữa.
Ngoài ra, khi cắm vào củ sạc nhanh đi kèm chiếc Galaxy Note9, máy cũng chỉ báo sạc nhanh không dây trong vài phút đầu tiên, sau đó tự chuyển sang chế độ sạc thường với tốc độ chỉ hơn rùa bò 1 tẹo. Nhiều khả năng, chiếc Galaxy Note9 đã nhận thấy nguồn vào không ổn định nên tự điều chỉnh sang chế độ sạc thường nhằm bảo vệ pin cho máy.
Case sạc không dây Baseus cho AirPods
Không rõ bao giờ Apple mới ra mắt AirPods 2 tích hợp sẵn sạc không dây, nhưng nếu đang sở hữu phiên bản đời đầu thì bạn có thể tìm mua ngay một chiếc case sạc không dây như thế này mà dùng.
Nhìn thoáng qua, trông nó không khác gì các case cao su bảo vệ cho AirPods là bao. Tuy nhiên, mặt lưng của case này lại lồi lên một chút, nguyên do là bởi bo mạch nhận sạc không dây bên trong. Nhờ đó, bạn có thể đặt AirPods lên bất kì đế sạc chuẩn Qi nào trên thị trường và chiếc tai nghe sẽ được sạc ngay, không dây vướng víu dây dợ nữa.
Với AirPods thì tốc độ sạc không dây chỉ chậm hơn sạc có dây một chút, phần nhiều là vì nó không yêu cầu nguồn vào quá lớn và dung lượng pin bên trong cũng chỉ vài trăm mAh mà thôi.
Case sạc cho AirPods tương thích với mọi đế sạc chuẩn Qi.
Về cơ bản, trải nghiệm AirPods của bạn giờ sẽ "xịn" hơn một chút, vì mọi thao tác đều đã không dây hoàn toàn, từ kết nối, nghe nhạc cho tới sạc.
Điểm trừ duy nhất của bộ sạc giá 200.000 đồng này nằm ở nắp đậy phía trên không vừa khít với nắp của AirPods. Ngay từ khi mua về, nó đã rất kém chắc chắn, thường xuyên tuột ra và phải dùng băng dính hai mặt để cố định lại mới dùng được.
Chiếc case có chất liệu cao su mềm, hỗ trợ bảo vệ AirPods tốt nhưng dễ bám bẩn và phần nắp lỏng lẻo.
Trên thị trường hiện cũng có thêm vài lựa chọn case sạc không dây cho AirPods khác với tính năng tương tự nhưng có nhiều màu sắc hơn và chất lượng gia công tốt hơn, điểm hình là case AirPlus với giá khoảng 500.000 đồng.
Kết
Hai món phụ kiện từ Baseus đều có thiết kế đẹp mắt, gọn gàng, có thể mang lại trải nghiệm không dây mượt mà dù vẫn còn kha khá điểm trừ đáng lưu ý.
Cuối cùng thì, WeBuy vẫn đánh giá cao những gì mà chúng sở hữu vì với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng như vậy, rõ ràng là chúng ta chẳng thể đòi hỏi nhiều hơn được nữa đúng không?
Theo Genk
Dòng sản phẩm Apple trong năm 2019 có gì thú vị? Chuyên gia nghiên cứu Ming-chi Kuo đã cung cấp bài phân tích nêu lên lộ trình phần cứng, mà Apple có thể ra mắt trong năm 2019. iPhone Apple được cho là sẽ phát hành 3 mẫu iPhone mới kế nhiệm iPhone Xs, Xs Max và Xr, với việc giữ nguyên thiết kế chung, kích thước màn hình và khu vực notch. Điều...