Apple và Samsung: Câu chuyện về những ông lớn
Apple và Samsung chiếm tới 108% lợi nhuận ở lĩnh vực thiết bị cầm tay.
Apple và Samsung Electronics hoàn toàn vượt trội so với những công ty còn lại khi tổng lợi nhuận 2 họat động của 2 công ty lên đến 108 phần trăm so với toàn ngành công nghiệp thiết bị cầm tay.
Làm sao mà 2 công ty này có thể vượt qua được mốc 100 phần trăm? Khi mà những công ty khác, trong đó có Research in Motion, Nokia, Motorola và Sony đều thông báo thua lỗ trầm trọng trong thời gian này.
Với việc Apple vẫn luôn dẫn đầu thị phần của dòng điện thoại thông minh cao cấp trong khi Samsung đang mở rộng thị phần trên toàn thị trường điện thoại thông minh nói chung và những mẫu chạy Android nói riêng, các hãng sản xuất khác ngày càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với họ.
Những con số tiếp tục nói lên một sự thật trong ngành công nghiệp thiết bị cầm tay này rằng: hiếm có công ty nào có thể tồn tại trong ngành khi mà hầu hết lợi nhuận đều bị nuốt chửng bởi 2 tập đoàn hùng mạnh này. Không biết có bao nhiêu công ty sẽ có thể gượng dậy được khi mà ngoài Apple và Samsung đứng chắn ở phía trên thì ngay cả ở phía dưới áp lục sự cạnh tranh đến từ phân khúc điện thoại giá rẻ cũng trở nên khó khăn với sự có mặt của Huawei và ZTE.
Video đang HOT
Theo thống kê thì tăng trưởng lợi nhuận của Apple đã tăng lên đến 71% trong khi thị phần của hãng chỉ có 6,5%. Samsung cũng không thua kém khi đứng đầu thị trường với 25% thị phần, lợi nhuận cũng tăng lên 37%.
HTC có lẽ là công ty còn lại duy nhất có thể xoay sở kiếm được một chút lợi nhuận trong quí 2, nhưng thực lực công ty đã giảm sút từ một năm trước. Trong khi hãng tiếp tục cung cấp sản phẩm mạnh mẽ ra thì dòng điện thoại duy nhất mà hãng cung ứng cũng không bán được nhiều.
Samsung mong rằng sẽ tăng thị phần thống trị trong quí 3 nếu như mẫu Galaxy S3 của hãng vẫn tiếp tục được bán ra tốt. Trong khi đó thì Apple cũng hi vọng sẽ vùng lên mạnh mẽ vào cuối năm khi sản phẩm được trông đợi nhất của hãng trong năm nay của hãng là chiếc iPhone thế hệ tiếp theo được ra mắt trong tháng 9.
Theo VNN
FlicFlac: Phần mềm convert nhạc siêu nhẹ - siêu nhanh hỗ trợ Lossless
Khi công nghệ ngày càng phát triển nhanh đến chóng mặt, việc chuyển đổi file càng ngày càng trở nên quan trọng đối với những người chuyên sử dụng smartphone, tablet, máy tính và các thiết bị cầm tay khác.
Tuy nhiên, họ lại hay gặp phải một số rắc rối do bị hạn chế cài đặt phần mềm ở một số nơi, ví dụ như máy tính của công ty chẳng hạn. Trớ trêu thay, lúc đó họ lại vừa tìm thấy một bài hát nhất thiết phải được copy vào máy MP3 hoặc điện thoại của mình ngay lập tức. Trong những hoàn cảnh như thế, hãy yên tâm vì đã có một trợ thủ đắc lực như FlicFlac.
Cửa sổ giao diện chính của chương trình
Không cần cài đặt, download dễ dàng và sử dụng thuận tiện chính là những ưu điểm của phần mềm convert audio này. FlicFlac hỗ trợ chuyển đổi giữa các định dạng FLAC, WAV, MP3, OGG và APE với bit-rate và chất lượng do người dùng tùy chọn. Một giao diện đơn giản không chỉ cho phép bạn chọn file từ folder mà còn có thể kéo file đó và thả trực tiếp vào nút Select or Drop Files.
Bạn cũng cần lưu ý một điều: Phải chọn format đích trước khi kéo thả hoặc chọn file nguồn để convert. File thành phẩm sẽ được để chung vào folder của file gốc, và bạn sẽ phải chọn xem có xóa file gốc đi hay không. Nút Settings nằm ở góc dưới cùng bên phải cửa sổ giao diện cho phép bạn thực hiện một số tùy chỉnh, bao gồm cả chọn lựa chất lượng file MP3 xuất ra.
FlicFlac là một phần mềm nhỏ, nhẹ và không tốn quá nhiều bộ nhớ đệm của máy tính khi bạn convert giữa nhạc lossless và lossy. Tất cả những gì bạn cần là nắm được cách tận dụng khả năng chuyển đổi của nó. Quá trình load file thực thi sẽ không làm máy tính của bạn chậm hơn là bao. Ngoài việc chuyển đổi từ định dạng này sang định dạng khác, FlicFlac còn cho phép bạn chuyển đổi file audio sang định dạng cũ với bit-rate khác.
Cài đặt tùy chỉnh chất lượng file MP3 xuất ra
FlicFlac tương thích với Windows XP, Windows Vista, Windows 7 and Windows 8.
Theo VNN
Các "ông lớn" viễn thông đối mặt chỉ thị "nóng" Thời gian gần đây xuất hiện vụ lùm xùm về việc các "tiểu gia" di động Gtel Mobile và Vietnamobile đồng loạt kêu cứu vì Viettel và VNPT bất ngờ tăng giá cước thuê kênh truyền dẫn, tăng 2-3 lần so với trước đây. Hanoi Telecom (đơn vị sở hữu mạng Vietnamobile) đã gửi đơn lên bộ TT&TT phản ánh về vấn đề...