Apple tạm dừng dùng chip của công ty Trung Quốc
Công ty trước đây đã lên kế hoạch đưa chip do Trung Quốc sản xuất vào một số sản phẩm iPhone.
Apple đã tạm dừng kế hoạch sử dụng chip nhớ của Công ty công nghệ bộ nhớ Trường Giang ( YMTC), Trung Quốc trong các sản phẩm của mình, nhiều nguồn tin nói với Nikkei Asia. Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ áp đặt vòng kiểm soát xuất khẩu mới nhất đối với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc, cho thấy các biện pháp của Washington đang có tác động ra cả chuỗi cung ứng.
Hiện chưa có bình luận chính thức từ YMTC và Apple.
Apple tạm dừng dùng chip của công ty Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Theo các nguồn tin, Apple vốn đã hoàn thành thủ tục kéo dài nhiều tháng để chứng nhận bộ nhớ flash NAND 3D 128 lớp của YMTC, nhằm đưa vào sử dụng trong iPhone. Tuy nhiên khi chính phủ Mỹ công bố các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc vào đầu tháng này, kế hoạch của họ đã phải dừng lại.
Bộ nhớ flash NAND là một thành phần quan trọng trong tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân đến máy chủ. Các chip 128 lớp của YMTC cho đến nay là loại chip tiên tiến nhất của một nhà sản xuất Trung Quốc, mặc dù vẫn chậm hơn một hoặc hai thế hệ so với các công ty dẫn đầu thị trường như Samsung Electronics và Micron.
Video đang HOT
Ban đầu, Apple có kế hoạch sử dụng chip YMTC vì chúng rẻ hơn ít nhất 20% so với chip của các công ty đối thủ, và chỉ sử dụng cho iPhone bán tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết Apple cũng xem xét mua tới 40% bộ nhớ flash NAND cần thiết từ YMTC cho tất cả các iPhone.
Hiện tại, chip của YMTC vẫn chưa được sử dụng trong các sản phẩm của Apple.
Washington vào ngày 7/10 đặt công ty YMTC vào “Danh sách chưa được xác minh”. Một công ty được đưa vào danh sách này khi các quan chức Mỹ không thể xác minh người dùng cuối các sản phẩm của họ là ai.
Động thái này không hạn chế các công ty Mỹ mua lại các linh kiện hay bất kỳ thứ gì khác từ các công ty trong danh sách, tuy nhiên, các công ty Mỹ bị cấm chia sẻ bất kỳ thiết kế, công nghệ, tài liệu hoặc thông số kỹ thuật nào cho các công ty trong danh sách mà không có giấy phép.
Hơn nữa, theo một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty được thêm vào danh sách này “có khả năng” được thêm vào “danh sách thực thể” – danh sách đen bị kiểm soát xuất khẩu chính thức.
YMTC là niềm hy vọng của Trung Quốc trong việc thâm nhập vào lĩnh vực bộ nhớ flash NAND, vốn từ lâu do một số ít công ty “thống trị”, cụ thể là Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc, Kioxia của Nhật Bản và Micron của Mỹ.
Được thành lập vào năm 2016, YMTC hiện tăng cường sản xuất tại nhà máy chip thứ hai, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt trong năm nay. Thỏa thuận tiềm năng của công ty với Apple được xem là một thắng lợi lớn đối với mảng bán dẫn của Trung Quốc, vì nó sẽ chứng minh khả năng của các công ty nước này trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cho các thương hiệu toàn cầu hàng đầu.
Apple làm chip máy tính to bất thường
Kích thước chip M1 Ultra của Mac Studio gấp 3 lần CPU AMD Ryzen, trong khi ổ cứng SSD có thể tháo rời thay vì hàn lên bo mạch chủ.
Kênh YouTube chuyên đánh giá thiết bị công nghệ Max Tech đã đăng tải video "mổ bụng" Mac Studio, mẫu máy tính mới của Apple dành cho người dùng chuyên nghiệp, giá từ 2.000 USD.
Bên cạnh chip xử lý M1 Ultra chiếm tới 1/4 diện tích bo mạch chủ, các chi tiết đáng chú ý trong máy gồm module chỉnh điện áp (VRM) rất phức tạp và 2 ổ cứng SSD có thể tháo rời.
Kích thước chip M1 Ultra lớn gấp 3 lần CPU AMD Ryzen.
Chip M1 Ultra của Mac Studio gồm 2 SoC (System on Chip) M1 Max ghép lại bằng công nghệ CoWoS-S (Chip-on-Wafer-on-Substrate with Silicon interpose) của TSMC. Apple sử dụng công nghệ UltraFusion để liên kết hệ thống bộ nhớ trên các SoC cho băng thông tối đa 2,5 TB/s, giúp hệ điều hành nhận 2 chip đồ họa (GPU) và hệ thống bộ nhớ là một.
Do ghép từ 2 SoC, kích thước của M1 Ultra rất lớn. So với bộ xử lý AMD Ryzen với socket (chân cắm) AM4, M1 Ultra lớn gấp 3 lần, chiếm khoảng 25% diện tích bo mạch của Mac Studio. Ngoài ra, M1 Ultra còn sở hữu 2 VRM phức tạp để đảm bảo nguồn điện ổn định, giúp hiệu năng CPU luôn đạt mức tối đa khi cần thiết. Hệ thống tản nhiệt của máy gồm 2 quạt và khá lớn.
Để "mổ bụng" Mac Studio cần tháo vòng cao su dưới đáy, sau đó gỡ ốc và nắp che bằng nhôm. Tháo nắp xong sẽ thấy mặt dưới bộ nguồn và 1 (hoặc 2) ổ cứng SSD được gắn sẵn tùy dung lượng.
Các linh kiện bên trong Mac Studio.
Chi tiết đáng chú ý là SSD của Mac Studio có thể tháo rời thay vì hàn vào bo mạch như những máy tính Mac gần đây. Về lý thuyết, điều này cho phép thay thế hoặc nâng cấp nếu ổ cứng bị hỏng hoặc cần tăng dung lượng.
Tuy nhiên, Apple xác nhận người dùng không thể nâng cấp ổ cứng trên Mac Studio do bung máy sẽ làm mất bảo hành, ít nhất là trong thời điểm này. SSD của Mac Studio cũng sử dụng chân cắm riêng. Theo Toms Hardware, Táo khuyết có thể cho phép đối tác ủy quyền mở dịch vụ thay thế ổ cứng, thậm chí nới lỏng chính sách trong tương lai để người dùng tự nâng cấp.
Ổ SSD trên Mac Studio có thể tháo rời.
Việc sử dụng khe cắm thay vì hàn SSD vào bo mạch có thể giúp Apple tối ưu quá trình sản xuất. Mac Studio cung cấp nhiều tùy chọn RAM và SSD khác nhau, gồm ổ cứng 512 GB (chỉ dành cho chip M1 Max), 1 TB, 2 TB, 4 TB và 8 TB. Trong khi đó, các tùy chọn RAM gồm 32/64 GB (M1 Max) và 64/128 GB (M1 Ultra).
Nếu dùng cách hàn SSD, Apple phải sản xuất 10 bo mạch chủ khác nhau cho Mac Studio M1 Max và 8 bo mạch cho bản M1 Ultra. Trong khi nếu gắn SSD dạng module, Táo khuyết chỉ cần sản xuất 4 bo mạch cho các phiên bản RAM và chip xử lý khác nhau.
Intel đang phát triển chip trên tiến trình 3nm để đánh bại Apple M1 Cho đến khi công ty có thể xuất xưởng thế hệ vi xử lý Intel tiếp theo, Apple cũng sẽ có thế hệ chip mới còn mạnh mẽ và tiết kiệm hơn nữa. Kể từ khi Apple chuyển sang sử dụng chip riêng, có thể thấy rõ là Intel đang rất cố gắng để đánh bại đối tác một thời của mình. Dù...