Apple sẽ chính thức hứng chịu hậu quả của cuộc chiến kinh tế Mỹ – Trung
Hàng loạt sản phẩm của hãng sẽ phải chịu mức thuế mới của chính phủ tổng thống Donal Trump.
Cuộc chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực với Apple, khiến nhiều sản phẩm phải tăng giá, kéo theo đó là ảnh hưởng đến cả những chuỗi cung ứng của hãng này.
Lệnh thuế mới của chính phủ tổng thống Donald Trump đã được gửi lên Ban Đăng ký liên bang vào thứ 6 vừa qua, giúp nó chính thức có hiệu lực. Vào 12 giờ 01 phút ngày Chủ Nhật theo giờ Washington, mức thuế này sẽ được đánh lên hàng trăm sản phẩm được nhập vào Mỹ hoặc được lấy từ những nhà kho để tiêu thụ tại nước này.
Một chuyên gia phân tích kỳ cựu vẫn mong muốn lệnh thuế mới được bác bỏ ở những giây phút cuối cùng.
“Áp dụng mức thuế này lên những sản phẩm của Apple mà không có biện pháp nào để phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực thì sẽ có những tác động khôn lường, không thể sửa chữa được”. Gene Munster của Loup Ventures chia sẻ vào thứ 6 vừa qua. “Chúng tôi tin rằng Mỹ không muốn trở thành nước đầu tiên áp thuế lên Apple, vì hiện Apple là một trong những công ty hàng đầu của nước này, và là bộ mặt của họ tại thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ trừng phạt một công ty của nước mình, trong khi Trung Quốc vẫn chưa có động thái gì là một nước đi không khôn ngoan”.
Có vẻ như ông Trump sẽ không rút lại lệnh này, và đổ lỗi cho các công ty của Mỹ (trong đó có Apple) không có khả năng theo được những chính sách mà ông đặt ra – được cho là để trừng phạt những ‘tay chơi không công bằng’ (Trung Quốc). Apple hiện chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào.
Video đang HOT
Những sản phẩm sẽ bị đánh thuế bao gồm Apple Watch (và dây đeo), AirPods, HomePod, một vài mã tai nghe Beats by Dre (hãng con thuộc Apple), iMac, các linh kiện sửa chữa thay thế cho iPhone, và NAND Flash (bộ nhớ dùng trong smartphone). iPhone sẽ không trực tiếp chịu thuế cho đến ngày 15 tháng 11, nhưng những sản phẩm chịu thuế khác cũng đã chiếm tới 10% doanh số của Apple vào năm 2018.
Vẫn chưa rõ Apple có tăng giá sau khi bị đánh thuế hay không. Apple hiện vẫn là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất Thế giới, nên khi bị đánh thuế thì chắc chắn hãng vẫn sẽ tiếp tục lãi, nhưng mức lợi nhuận sẽ bị giảm đi. Theo ước tính của Munster thì mức thuế 15% sẽ làm giảm giá cổ phiếu của Apple vào cuối năm nay 5 – 10 cents, rơi vào khoảng 11.63 USD.
Apple đã làm rất nhiều cách để tránh được mức thuế này trong quá khứ. Trong một buổi đánh golf với tổng thống, CEO Tim Cook cũng đã đưa vấn đề này ra bàn luận với ông Trump, và nói rằng nếu thuế được áp dụng thì hãng sẽ không thể cạnh tranh được với Samsung – một đối thủ lớn của Apple tại Hàn Quốc.
Hãng đã dành nhiều thập kỷ để xây dựng được một chuỗi cung ứng lớn nhất nhì Thế giới. Hãng thiết kế và bán sản phẩm tại Mỹ, nhưng xuất khẩu để lắp ráp tại Trung Quốc vì lý do chi phí. Điều này khiến Apple trở thành đối tượng hàng đầu cho lệnh đánh thuế mới.
Theo GenK
Cuộc chiến thương mại tác động xấu đến ngành công nghiệp chip bán dẫn
Chủ tịch hiệp hội ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn Trung Quốc, Lung Chu cho biết: 'ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt với mối đe dọa sâu sắc từ căng thẳng chính trị leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc'.
Sự bão hoà của thị trường thiết bị di động đã làm ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn gặp nhiều khó khăn. Cộng hưởng với chiến tranh thương mại gần đây tình hình trở nên tệ hơn.
Theo Chu, với việc nhiều đối tác trên thế giới từ chối sử dụng công nghệ chip cũng như hạn chế trong xuất khẩu đối với Huawei, có thể tác động mạnh lên cả ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn. Hơn hết, nó sẽ thay đổi cả quy trình của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị bị kẹt trong chiến thương mại hơn một năm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Vào tháng 5, chính quyền Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.
Ngay sau đó, Mỹ đã 'bồi thường" cho Huawei khoản 90 ngày để mua vật tư và cho phép các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục bán các sản phẩm cho viễn thông Trung Quốc. Khoản bồi thường đó đã được kéo dài thêm 90 ngày vào tháng Tám.
Tuần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ báo cáo đã nhận được hơn 130 đơn đăng ký từ các công ty yêu cầu bán hàng hóa Mỹ cho Huawei. Đương nhiên, những đơn đăng ký này vẫn bị bỏ ngỏ.
Trong trường hợp bị từ chối hợp tác với công ty Mỹ, như Qualcomm và Intel thì sự chững lại trong ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn sẽ trở nên tồi tệ hơn, ông Chu chia sẻ.
Huawei là người mua chip bán dẫn lớn thứ ba trên thế giới, Chu nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng phải hứng chịu những bất lợi, khi mà các công ty Mỹ thống trị ngành công nghiệp bán dẫn.
Đây sẽ là một tác động lớn đối với các công ty Mỹ nếu họ không thể bán chip bán dẫn cho Huawei, ông nói thêm.
Về lâu dài, điều này có thể sẽ mang lại lợi ích cho các công ty ngoài Mỹ nếu những công ty này không bị lệnh cấm của chính quyền Washington, Chu nói. Huawei đã tiến hành phát triển việc tự sản xuất chip bán dẫn mà không phụ thuộc vào công ty nào và có khả năng sẽ đẩy nhanh quá trình.
Tuy nhiên, Chu bày tỏ hy vọng họ sẽ được trở lại hợp tác với các công ty chip bán dẫn trên toàn cầu.
Tôi vẫn tin tưởng vào sự hợp tác toàn cầu như là một cách để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, Chu nói. Chính trị chia rẽ, nhưng về mặt công nghệ chúng ta phải cùng nhau đoàn kết và tôi nghĩ đây là một bài học mà tất cả chúng ta đều có thể rút ra được.
Theo Thế Giới Di Động
Kết nối 5G: cuộc chiến phân định ngôi vương giữa Samsung, Huawei và Apple Thị trường smartphone đang trở nên khắc nghiệt. Chiến tranh thương mại giữa các cường quốc phủ bóng đen lên ngành công nghiệp. Người dùng ngày càng "lười" nâng cấp máy. Ba ông lớn Samsung, Apple, Huawei sẽ làm gì để xoay chuyển tình thế? Môi trường kinh doanh nhiều biến động Cả ba công ty kể trên kiểm soát hơn 50% thị...