Apple ngày càng loại bỏ nhiều phụ kiện tặng kèm
Theo GizChina, lấy lý do bảo vệ môi trường, Apple đã loại bỏ bộ sạc khỏi hộp iPhone, trong khi công ty vẫn bán bộ sạc riêng và kiếm được nhiều tiền hơn.
Apple đã ngừng cung cấp tai nghe EarPods và bộ sạc khỏi hộp đựng iPhone kể từ khi ra mắt loạt iPhone 12 vào năm 2020. Trong giải thích của mình, Apple nói rằng họ đã đưa ra quyết định này vì mối quan tâm đến môi trường. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng đó chỉ là lời giải thích để che lấp đi mục tiêu kiếm lợi nhuận nhiều hơn của Apple.
Điều này hoàn toàn có cơ sở khi khám phá từ Daily Mail cho thấy, Apple kiếm được khoảng 6,5 tỷ USD từ việc bán các bộ phụ kiện iPhone đó. Thống kê chỉ ra rằng, kể từ khi cắt giảm các phụ kiện này, Apple đã bán được khoảng 190 triệu smartphone. Đối với mỗi chiếc iPhone này, Apple kiếm được khoảng 34 USD từ việc cắt giảm tai nghe và bộ sạc.
Khi đếm hàng triệu iPhone mà Apple bán ra mỗi năm trên khắp thế giới, hóa ra công ty tiết kiệm được rất nhiều cho việc cắt giảm. Cộng số tiền mà Apple tiết kiệm và số tiền tiết kiệm được khi vận chuyển, các nhà phân tích đã đưa ra con số mà Apple thu lợi là khoảng 6,5 tỷ USD. Cần nhớ rằng con số trên không tính đến khoảng 293 triệu USD mà người dùng chi tiêu cho việc mua các phụ kiện liên quan.
Video đang HOT
Siri Remote được bán riêng với giá 59 USD không kèm cáp sạc.
Và giờ đây, khi ra mắt Apple TV 4K mới, Apple cũng không trang bị cho TV này cáp sạc cho Siri Remote trong hộp, buộc người dùng phải mua cáp riêng. Được biết, công ty đã trang bị cáp sạc Lightning để sạc điều khiển từ xa trong hộp Apple TV trước đây.
Siri Remote mới đi kèm cổng sạc USB-C thay vì cổng Lightning trong điều khiển trước đó. Không chỉ trang bị sẵn cáp sạc USB-C trong hộp Apple TV 4K mới, Apple cũng không cung cấp nó trong hộp Siri Remote khi mua riêng với giá 59 USD thông qua cửa hàng trực tuyến của hãng. Giá cho cáp USB-C dài 1 m với thiết kế bện được Apple bán ở mức 19 USD.
Apple TV 4K mới hiện đã có sẵn để đặt hàng và sẽ có mặt tại Mỹ cùng hơn 30 quốc gia khác vào ngày 4/11. Các tính năng mới của thiết bị bao gồm chip A15 Bionic, hỗ trợ HDR10 , bộ nhớ trong lên đến 128 GB, thiết kế không quạt mỏng và nhẹ hơn, cùng điều khiển Siri Remote được làm mới. Apple TV 4K có thể sử dụng như trung tâm nhà thông minh, tương thích các thiết bị hỗ trợ HomeKit.
Giá của Apple TV 4K có mức khởi điểm 120 USD. Apple TV 4K mới vẫn sẽ có cáp sạc trong hộp đối với thị trường Brazil do luật Người tiêu dùng nước này.
Hơn một nửa linh kiện iPhone 14 đến từ Trung Quốc
Thống kê cho thấy các thương hiệu Trung Quốc chiếm phân nửa tổng chuỗi cung ứng của iPhone 14, con số kỷ lục với một sản phẩm từ Apple.
iPhone 14 là điện thoại Apple có số lượng linh kiện Trung Quốc kỷ lục. Ảnh: Phương Lâm.
Gizchina tiết lộ thế hệ iPhone 14 là điện thoại Apple dùng nhiều linh kiện Trung Quốc nhất từ trước nay. Nguồn tin này còn nhận định flagship thế hệ mới của Táo khuyết là thiết bị của Mỹ nhưng không thể hoàn thiện nếu thiếu các thành phần đến từ Trung Quốc.
Thế hệ iPhone 14 năm nay cũng là lần đầu tiên Apple sử dụng chip nhớ của đối tác Trung Quốc, Yangtze River Storage Technology (YMTC) bên cạnh hai đối tác quen thuộc là Western Digital và Toshiba.
YMTC mới chỉ được thành lập vào năm 2016 nhưng đã có thể sản xuất chip NAND và bộ nhớ 3D TLC thế hệ thứ tư do hãng tự phát triển đạt tới 232 lớp xếp chồng. Điều này giúp hãng chip nhớ đến từ Trung Quốc có thể đứng ngang hàng với những công ty tên tuổi hơn trong ngành như Western Digital hay Toshiba.
Đáng chú ý, YMTC đã từng là nhà cung cấp chip nhớ cho đối thủ Huawei. Khi cân nhắc sử dụng công nghệ từ đối tác Trung Quốc, dường như Apple có xu hướng lựa chọn hãng đã từng làm việc với một trong những công ty công nghệ Trung Quốc lớn nhất.
Trước đây, Huawei cũng dùng màn hình OLED của Beijing Oriental Electronics (BOE) - biểu tượng công nghệ của Trung Quốc trước khi Apple xem xét đưa lên sản xuất hàng loạt cho iPhone. YMTC có thể cũng sẽ là một trường hợp tương tự trong tương lai.
Chip nhớ của YMTC lần đầu có mặt trên iPhone 14. Ảnh: YMTC.
Tuy nhiên, sự bảo trợ của Apple đối với YMTC đang vấp phải sự phản đối từ giới thượng nghị sĩ Mỹ khi cho rằng điều này sẽ mang lại những lỗ hổng lớn về quyền riêng tư và bảo mật trên iPhone. Trước sức ép này, Apple khẳng định chỉ các mẫu iPhone được bán ra tại Trung Quốc mới sử dụng chip nhớ của YMTC NAND.
Thực tế Táo khuyết vẫn có những yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt đối với tất cả loại phần cứng mà hãng sử dụng trên iPhone. Việc một đối tác có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng của Apple chứng tỏ chất lượng sản phẩm của họ đang ở rất cao.
Trong danh sách các nhà cung cấp được Apple công bố lần đầu tiên vào năm 2012, tổng cộng có 156 công ty được chọn nhưng chỉ có 8 công ty đến từ Trung Quốc. Đến năm 2020, trong số 200 đối tác chính, đã có tới 96 nhà sản xuất Trung Quốc.
Đến năm 2021, có thêm 12 công ty từ Trung Quốc được thêm vào danh sách của Apple, đồng nghĩa các thương hiệu từ đất nước tỷ dân chiếm gần một nửa trong chuỗi cung ứng iPhone.
AirTag, 'món quà' cho những kẻ thích rình mò Từ món phụ kiện giúp định vị đồ vật thất lạc, AirTag của Apple đã bị nhiều kẻ xấu sử dụng để rình mò người khác. Tháng 3 năm nay, Laura ngồi trên xe thì điện thoại gửi thông báo phát hiện một chiếc AirTag ở gần. Cô gái hoảng hốt không biết nó là thứ gì. Smartphone hiển thị bản đồ nơi...