Apple loại hàng nghìn game khỏi App Store Trung Quốc
Apple đã xóa ít nhất 2.500 game di động khỏi App Store tại Trung Quốc trong tuần đầu tháng 7.
Theo số liệu từ SensorTower, lượng game di động bị xóa cao gấp bốn lần so với cùng kỳ tháng 6. Động thái của Apple nhằm tuân thủ các yêu cầu cấp phép từ chính phủ Trung Quốc.
Hàng nghìn game di động trên App Store Trung Quốc bị xóa do chưa được chính phủ Trung Quốc cấp phép.
Thông thường, các nhà phát hành game tại Trung Quốc phải nộp cho Apple mã số cấp phép tính năng mua bán bên trong ứng dụng (In – App Purchase) từ chính phủ. Yêu cầu này các kho ứng dụng Android tại Trung Quốc đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, chưa rõ vì sao Apple lại để tồn tại.
Apple đã ra thời hạn đến cuối tháng 6 với các nhà phát triển có game doanh thu tốt nhưng nằm trong danh sách chưa được chính phủ Trung Quốc cấp phép. Tuy nhiên, không phải game nào cũng có giấy phép đúng hạn.
SensorTower cho biết nhiều game di động đáng chú ý đã bị xóa, như Hay Day của SuperCell, Nonstop Chuck Norris của Flaregames hay Solitaire từ Zynga.
Video đang HOT
Apple chưa đưa ra bình luận.
Randy Nelson, người đứng đầu mảng Mobile Insights tại SensorTower, nhận định các trò chơi bị xóa có thể xuất hiện trở lại trong tương lai, sau khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép. Tuy vậy, việc bị xóa tạm thời có thể gây nhiều thiệt hại.
Theo thống kê của SensorTower, những game bị xóa trong vòng 7 ngày qua có doanh thu 34,7 triệu USD tại Trung Quốc. Tất cả cũng đã tích lũy được 133 triệu lượt tải tại quốc gia này.
Trung Quốc là thị trường game di động sinh lợi nhất thế giới, tạo ra doanh thu cao nhất trên App Store ở mảng game. Tuy nhiên, những năm gần đây, nước này kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp phép cho game di động, nhất là các trò chơi có thanh toán bên trong ứng dụng. Để được thông qua một game loại này, nhà phát triển phải đối mặt với quá trình phê duyệt nhiều lần và trong thời gian dài.
Vì sao App Store của Apple đang "ngồi trên lửa"?
Công việc kinh doanh của Apple tiếp tục lọt vào tầm ngắm của các nhà chức trách khi mới đây châu Âu thông báo điều tra kho ứng dụng App Store có vi phạm luật cạnh tranh hay không.
Cùng lúc này, các nhà sản xuất ứng dụng hàng đầu như Match Group, chủ sở hữu phần mềm hẹn hò Tinder hay Epic Games, công ty đứng sau tựa game Fortnite chỉ trích Apple vì chính sách App Store, trong đó có khoản phí 30% với mỗi giao dịch kỹ thuật số trên chợ hay xu hướng ra mắt chương trình cạnh tranh với bên thứ ba của "táo khuyết".
Những nhà phát triển nhỏ bé hơn cũng lên tiếng trên mạng xã hội về quy định của App Store sau khi David Hansson, Giám đốc công nghệ Basecamp, công khai chỉ trích Apple. Trên Twitter, Hansson cho biết Apple đã từ chối cập nhật cho ứng dụng email Hey của họ vì Apple yêu cầu phải cho phép người dùng đăng ký thuê bao qua App Store. Áp dụng quy định này, nhà sản xuất iPhone sẽ được hưởng 15% đến 30% từ bất kỳ người dùng nào trả phí qua ứng dụng.
Đại diện Match Group khẳng định trong email: "Apple bóp nghẹt các ngành công nghiệp như sách điện tử, stream nhạc, video, lưu trữ đám mây, game và hẹn hò trực tuyến khi lấy đi 30% doanh thu của họ. Báo động hơn cả là khi Apple gia nhập vào không gian ấy, như chúng ta liên tục được chứng kiến. Chúng tôi nhận thức được họ đang dùng sức mạnh đè bẹp chúng tôi".
App Store là một trong các dịch vụ quan trọng nhất của Apple, mang về hơn 46 tỷ USD cho hãng năm 2019, chiếm gần 18% tổng doanh thu. Các nhà đầu tư xem đây là cỗ máy tăng trưởng mới và công ty đặc mục tiêu 50 tỷ USD năm nay. Tuy nhiên, Apple không tiết lộ tỉ lệ doanh thu thu được từ App Store.
Những lo ngại của nhà phát triển
App Store là cách duy nhất để hầu hết người dùng cài phần mềm lên iPhone, iPad. Để cập nhật ứng dụng trên iOS, nhà phát triển phải trải qua quy trình App Review. Một nhân viên Apple có trách nhiệm đối chiếu với danh sách quy định dài dằng dặc và ra quyết định phê duyệt hay từ chối trong vài phút.
Có 3 vấn đề chính mà lập trình viên gặp phải với App Store:
Quy trình đánh giá không rõ ràng: Họ cho rằng quyết định thực hiện trong App Review dường như tùy tiện và ứng dụng thường bị gỡ hoàn toàn khỏi App Store vì lý do nhỏ nhặt, không công bằng. Ngoài ra, rất khó liên lạc với đại diện Apple và được khôi phục. Hansson của Basecamp từng làm chứng trước Quốc hội rằng nhà phát triển phần mềm nơm nớp lo sợ vì bị Apple từ chối.
Hoa hồng: Apple lấy 30% doanh thu từ ứng dụng trả tiền hoặc mua sắm trong ứng dụng. Khoản phí này giảm xuống 15% sau năm đầu tiên. Lập trình viên cho rằng Apple đang tính phí quá cao và khiến việc làm ăn của họ lãi ít hơn đáng kể. Trong báo cáo thường niên, Apple nói họ tin mọi người mua máy tính Apple vì phần mềm của bên thứ ba và lưu ý nhà phát triển có thể dừng sản xuất phần mềm cho Apple nếu cảm thấy làm cho Google Android hay Microsoft Windows ít tốn kém hơn.
Cạnh tranh không công bằng: Nhà sản xuất phần mềm cũng lo ngại Apple có thể sử dụng dữ liệu về các xu hướng trên App Store để phát triển ứng dụng, tính năng cạnh tranh. Một khi những tính năng này được giới thiệu, chúng được tích hợp sâu trong hệ điều hành của Apple, đặc quyền mà nhà phát triển bên thứ ba không có được. Họ gọi hành vi ấy là "Sherlocking", tham khảo từ việc xảy ra trong quá khứ. Đó là Apple ra mắt công cụ tìm kiếm có tên Sherlock trên máy tính Mac vào năm 1998, đối đầu với sản phẩm Watson của bên thứ ba.
Apple chống lại thế giới
Apple tranh luận kiểm soát chặt chẽ App Store giúp công ty bảo đảm phần mềm chạy trên iPhone an toàn. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hái ra tiền từ App Store cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trong tuyên bố, người phát ngôn khẳng định Apple tuân thủ pháp luật trong mọi thứ và theo đuổi cạnh tranh trong mọi giai đoạn vì tin rằng nó giúp họ mang đến kết quả tốt hơn.
Apple bày tỏ sự thất vọng khi Ủy ban Châu Âu dựa trên khiếu nại vô căn cứ từ một số hãng muốn hưởng lợi miễn phí và không muốn chơi theo luật như người khác. Apple muốn duy trì sân chơi công bằng, nơi mọi người có quyết tâm và ý tưởng tốt có thể thành công.
Tim Sweeney, CEO Epic Games - công ty phải trả cho Apple 30% với mỗi giao dịch mua sắm trong game Fortnite - phản hồi: "Apple nói về sân chơi công bằng. Còn với tôi, nó nghĩa là: Tất cả nhà phát triển iOS được xử lý thanh toán trực tiếp miễn phí, tất cả người dùng được tùy ý cài đặt phần mềm từ bất kỳ nguồn nào".
Áp lực chống độc quyền cũng đè lên App Store tại Mỹ. Hội đồng chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp đang làm việc để đưa CEO Apple Tim Cook ra điều trần cùng với những người đồng cấp khác đến từ Amazon, Facebook, Alphabet.
Theo Chris Sagers, Giáo sư Luật chống độc quyền Đại học bang Cleveland, cuộc điều tra của châu Âu là mối lo lớn hơn với Apple, trừ phi luật chống độc quyền mới được thông qua. Một vấn đề với bất kỳ vụ kiện chống độc quyền nào chống lại Apple tại Mỹ là iPhone dường như không có thị phần thống trị so với Google Android. 46% smartphone bán tại Mỹ trong quý I/2020 là iPhone, theo Counterpoint Research. Google Play cũng thu phí 30% với mỗi giao dịch thành công trên chợ.
Căng thẳng leo thang đúng vào thời điểm không may cho Apple. Hội nghị nhà phát triển toàn cầu WWDC 2020 sẽ khai mạc tuần sau qua hình thức trực tuyến. Một số công ty cho biết sẽ theo dõi sự kiện và tiếp tục phát triển sản phẩm cho Apple song không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Kế hoạch lớn của họ là hỗ trợ Windows.
Kho ứng dụng App Store gặp lỗi, chặn người dùng mở các ứng dụng như YouTube và WhatsApp Hồi đầu tuần này, Apple đã phát hành iOS 13.5 và iPadOS 13.5. Nhưng chỉ không lâu sau khi phát hành, lại một lỗi hệ thống App Store xuất hiện trên các mẫu iPhone và iPad. Một số người dùng phàn nàn rằng, họ không thể mở một số ứng dụng nhất định như YouTube và WhatsApp vì hệ thống gặp lỗi không...