Apple khó từ bỏ sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc
Dữ liệu chuỗi cung ứng trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2019, do Apple công bố cho thấy gần một nửa số nhà cung cấp, sản xuất hợp đồng cho gã khổng lồ công nghệ Mỹ đến từ Trung Quốc.
Dữ liệu từ chuỗi cung ứng cho thấy, các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ đã không giúp Apple giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, qua đó làm dấy lên những lo ngại đối với nhà sản xuất iPhone trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump có xu hướng mạnh tay hơn trong cuộc chiến tranh thương mại.
Apple phải đối mặt với mức thuế 15% do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump áp đặt, áp dụng đối với các sản phẩm công nghệ điện tử sản xuất tại Trung Quốc như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây vào ngày 1/9 và mặt hàng chủ lực iPhone sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12.
Rất ít công ty Mỹ có liên kết chặt chẽ với nền kinh tế lớn nhất châu Á như Apple. Các nhà máy hợp đồng thuộc sở hữu của Foxconn, Pegatron Corp, Wistron Corp và các công ty khác sử dụng hàng trăm nghìn công nhân để lắp ráp các thiết bị của Apple.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất hợp đồng của Apple đã mở rộng sang các quốc gia khác. Ví dụ, Ấn Độ, từ không có địa điểm sản xuất hợp đồng của Apple vào năm 2015, đến nay đã có tới ba cơ sở lắp ráp vào năm 2019, bao gồm một nhà máy thuộc sở hữu của Foxconn, dự định sản xuất các mẫu thuộc dòng iPhone X.
Apple khai thác các hoạt động ở Ấn Độ, Brazil để tránh thuế nhập khẩu mạnh đối với iPhone tại một trong những thị trường điện thoại di động đang phát triển nhanh nhất trên hành tinh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Nhưng các nhà máy bên ngoài Trung Quốc lại có quy mô nhỏ hơn và trong trường hợp của Ấn Độ và Brazil, Apple chỉ sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa hai quốc gia này. Trong khi đó, các nhà máy hợp đồng của Apple ở Trung Quốc đã không ngừng bổ sung nhiều địa điểm hơn, với riêng Foxconn mở rộng từ 19 địa điểm trong năm 2015 lên 29 vào năm 2019 và Pegatron từ 8 đến 12. Các địa điểm mới xuất hiện khi Apple ra thêm các sản phẩm mới như đồng hồ, loa thông minh và tai nghe không dây.
Ngoài các nhà máy hợp đồng, phần còn lại của các nhà cung cấp Apple – những công ty bán chip, kính, vỏ nhôm, dây cáp, bảng mạch và nhiều thứ khác – cũng đã tập trung ở Trung Quốc. Trong tổng số tất cả các địa điểm nhà cung cấp linh-phụ kiện cho Apple thì có đến 44,9% là ở Trung Quốc vào năm 2015 và đến 2019 thì tăng lên 47,6%.
Dữ liệu chuỗi cung ứng trong giai đoạn 5 năm từ 2015 – 2019, do Apple công bố, hãng này có hơn 750 địa điểm sản xuất, cung ứng linh kiện, với 200 nhà cung cấp hàng đầu dựa trên chi phí của hãng công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, Apple không tiết lộ số tiền chi cho mỗi nhà cung cấp, sản xuất hợp đồng và các công ty trong danh sách có thể thay đổi qua các năm.
Theo VietNamPlus
Apple đưa dây chuyền sản xuất Mac Pro sang Trung Quốc
Những báo cáo mới nhất từ Wall Street Journal cho thấy, Apple sẽ đưa dây chuyền sản xuất mẫu máy tính Mac Pro mới sang Trung Quốc.
Mẫu Mac Pro cao cấp sẽ được chuyển qua sản xuất ở Trung Quốc
Theo Bloomberg, Apple sẽ sử dụng công ty Quanta Computer để sản xuất mẫu máy tính để bàn trị giá 6.000 USD này và đang tăng cường sản xuất tại một nhà máy gần Thượng Hải.
Tin tức này đến vào thời điểm Trung Quốc và Mỹ đang trong một cuộc chiến thương mại với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất và đe dọa thêm nhiều loại thuế quan sẽ đánh vào các sản phẩm của Apple.
Apple cho biết trong một tuyên bố rằng "cũng giống như tất cả các sản phẩm của chúng tôi, Mac Pro mới được thiết kế và chế tạo ở California gồm các thành phần từ một số quốc gia, trong đó có Mỹ. Chúng tôi tự hào hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại 30 tiểu bang của Mỹ và năm ngoái chúng tôi đã chi 60 tỉ USD cho hơn 9.000 nhà cung cấp trên khắp nước Mỹ. Khoản đầu tư và đổi mới của chúng tôi đã hỗ trợ hơn hai triệu việc làm của Mỹ. Khâu lắp ráp cuối cùng chỉ là một phần của quá trình sản xuất".
Bằng cách đưa dây chuyền sản xuất Mac Pro đến cơ sở Quanta, nơi gần với các nhà cung cấp khác của Apple trên khắp châu Á, nó sẽ cho phép Apple tận dụng chi phí vận chuyển thấp hơn so với việc vận chuyển linh kiện đến Mỹ.
Đối với chiếc Mac Pro được giới thiệu vào năm 2013, Giám đốc điều hành Tim Cook đã thực hiện một chương trình sản xuất máy tính ở Austin, Texas như một phần của chiến dịch "Made in the USA" trị giá 100 triệu USD. Cuối năm ngoái, Apple tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 1 tỉ USD để mở rộng hoạt động với khuôn viên mới.
Nhưng Mac Pro cũng gây đau đầu cho khâu sản xuất, làm chậm và hạn chế khả năng Apple tạo ra đủ lượng máy tính đáp ứng nhu cầu. Ba năm sau, một số kỹ sư của Apple đã kiến nghị đưa dây chuyền sản xuất trở lại châu Á, nơi có chi phí rẻ hơn và có các nhà sản xuất với các kỹ năng cần thiết.
Mac Pro là sản phẩm có lượng sản xuất thấp nhất của Apple, tuy nhiên quyết định mới về địa điểm sản xuất sản phẩm cao cấp này đúng vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm. Trong hơn một năm qua, Apple đã tránh được thiệt hại lớn từ cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc, một phần nhờ vào việc CEO Cook "quyến rũ" Nhà Trắng. Nhưng thuế quan gần đây do Mỹ đề xuất cũng có điện thoại di động, chẳng hạn như iPhone - sản phẩm quan trọng nhất của Apple và được sản xuất gần như hoàn toàn tại Trung Quốc. Máy tính xách tay và máy tính bảng cũng có thể bị áp thuế nhập khẩu 25%.
Tim Cook đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump không tiến hành vòng thuế quan mới nhất, nói rằng điều này sẽ làm giảm sự đóng góp của công ty vào nền kinh tế Mỹ.
Apple đã dành hàng thập kỷ để xây dựng một trong những chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới. Công ty thiết kế và bán hầu hết các sản phẩm của mình tại Mỹ nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi lắp ráp. Điều đó làm cho "nhà táo" trở thành một trong những công ty tiếp xúc nhiều nhất với thuế quan. Theo một báo cáo gần đây của Nikkei, Apple cũng có thể đang đánh giá việc chuyển một số sản phẩm từ Trung Quốc sang các nơi khác ở châu Á.
Theo Thanh Niên
Apple muốn rút 30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc Theo thông tin từ Nikkei Asian Review, Apple đang được cho là yêu cầu các nhà cung cấp lớn của mình đánh giá lại tác động chi phí lên giá thành sản phẩm nếu chuyển 30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Động thái này của Apple được đánh giá là khá khôn ngoan, vì việc phụ thuộc quá nhiều vào...