Apple, Google cấm ứng dụng truy vết theo dõi vị trí
Apple và Google tuyên bố cấm hành vi theo dõi vị trí trong các ứng dụng dùng công nghệ Bluetooth để xác định các ca tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19.
Ngày 4/5, Apple và Google giới thiệu bộ công cụ phát triển ứng dụng dành cho Android và iOS, cùng nguyên tắc rằng nếu chính phủ các nước muốn sử dụng bộ công cụ này để phát triển ứng dụng truy vết, yêu cầu bắt buộc là không theo dõi vị trí.
Ứng dụng truy vết đo khoảng cách và thời gian tiếp xúc giữa các thiết bị trong phạm vi gần, thông qua công nghệ Bluetooth năng lượng thấp, sau đó lưu lại lịch sử tiếp xúc để đối chiếu về sau, chứ không sử dụng GPS. Apple và Google khẳng định, ưu tiên hàng đầu của họ là bảo vệ sự riêng tư và ngăn chặn chính phủ khai thác hệ thống để thu thập dữ liệu người dân.
Tuy nhiên, các chuyên gia phát triển ứng dụng liên quan ở một số bang của Mỹ chia sẻ với Reuters từ tháng trước rằng, việc kết hợp giữa dữ liệu vị trí GPS và ứng dụng truy vết qua Bluetooth rất quan trọng trong việc xác định đường di chuyển của virus nhằm ngăn chặn sự bùng phát các ổ dịch mới. Họ cũng tỏ ra lo ngại bởi ứng dụng truy vết có thể bỏ sót một vài trường hợp tiếp xúc gần vì đôi khi iPhone và điện thoại Android tắt Bluetooth để tiết kiệm pin và người dùng quên bật trở lại.
Một số nhà phát triển tuyên bố vẫn duy trì kế hoạch đã định. Chẳng hạn, công ty phần mềm Twenty vẫn xây dựng ứng dụng truy vết Healthy Together cho bang Utah, kết hợp cả Bluetooth và GPS. Đại diện Twenty cho biết ứng dụng “hoạt động hiệu quả” mà không cần công cụ hỗ trợ của Apple và Google. “Nếu giải pháp của họ hiệu của hơn của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đưa các tính năng của họ vào ứng dụng sẵn có, miễn là đáp ứng các yêu cầu đối tác y tế đặt ra”, Twenty nói.
Tỉnh Alberta của Canada, dù không thu thập dữ liệu GPS, cũng nói không có kế hoạch đưa công cụ của Apple và Google vào trong ứng dụng ABTraceTogether.
Video đang HOT
Ứng dụng Bluezone hiện có hơn 140.000 người dùng.
Trong khi đó, Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định ứng dụng truy vết Bluezone, đang được triển khai tại Việt Nam, không thu thập dữ liệu về vị trí và chỉ lưu dữ liệu trên máy của người dùng. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng được mở mã nguồn để bảo đảm tính minh bạch.
Trong quá trình xây dựng, nhóm phát triển Bluezone đã làm việc trực tuyến với đại diện Google và Apple, cũng như với đội phát triển ứng dụng tương tự là SafePaths của Viện công nghệ MIT (Mỹ) để thảo luận về các vấn đề liên quan. Với bộ công cụ mà Apple và Google mới cung cấp, nhóm sẽ xem xét tích hợp tính năng nếu phù hợp.
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo bất cứ thông tin vị trí nào liên quan tới vấn đề sức khỏe cũng rất nhạy cảm, bởi người dùng có thể bị kỳ thị nếu dữ liệu bị lộ. Apple và Google cũng tuyên bố chỉ cho phép mỗi nước triển khai một ứng dụng có sử dụng bộ công cụ của họ để tránh phân mảnh và tăng tỷ lệ cài đặt, trừ những trường hợp riêng như Mỹ vì chính quyền các bang hoạt động độc lập.
Đây là ứng dụng chống Covid-19 của Apple và Google
Liên minh với hàng tỷ người dùng Apple và Google vừa tiết lộ giao diện chính thức của ứng dụng truy vết, được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc chiến với Covid-19.
Apple và Google đã chia sẻ thêm nhiều thông tin về hệ thống tự động cảnh báo, hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19 của họ. Được giới thiệu từ 10/4, hệ thống này vẫn chưa được đặt tên.
Giao diện thông báo khi có nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Tính năng này sử dụng tín hiệu Bluetooth năng lượng thấp, cho phép các điện thoại nhận biết và trao đổi khóa bí mật khi người dùng ở gần nhau. Hệ thống này sẽ chỉ được áp dụng vào mùa dịch, và khi dịch kết thúc sẽ ngay lập tức bị đóng cửa.
Theo ảnh giao diện mới được công bố, khi nghi ngờ đã tiếp xúc gần với người bị xác định nhiễm Covid-19, hệ thống sẽ tự hiển thị thông báo cho người dùng. Thông báo này cho biết những thời điểm có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong vòng 14 ngày, và hướng dẫn họ liên hệ với cơ quan y tế để được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng có tính năng "cảnh báo người xung quanh". Theo đó, người nhận kết quả dương tính có thể chủ động nhập mã số xét nghiệm, thời điểm xét nghiệm và chia sẻ mã số bí mật của mình để hệ thống cảnh báo những người đã tips xúc gần.
Ngoài các hình ảnh giao diện, đội ngũ phát triển cũng chia sẻ công cụ để các nhóm của chính phủ, cơ quan y tế có thể tích hợp với ứng dụng này. Chia sẻ với The Verge, đại diện nhóm phát triển cho biết hệ thống này sẽ được cung cấp trực tiếp cho các nhà phát triển chứ không được phát hành theo dạng ứng dụng.
Giao diện tự thông báo khi biết mình dương tính.
Nhóm phát triển cũng từ chối chia sẻ các đơn vị đã hợp tác, nhưng cho biết nhiều chính phủ đã ngỏ ý quan tâm vì đây là giải pháp duy nhất cho phép truy cập kết nối Bluetooth trên smartphone ở mức độ hệ thống.
Vào ngày 18/4, Bộ TTTT cũng giới thiệu ứng dụng truy vết, bảo vệ cộng đồng trước Covid-19 có tên Bluezone. Cũng với phương pháp làm việc tương tự, các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2 m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu.
Nếu có F0, cơ quan y tế có thẩm quyền nhập dữ liệu F0 vào hệ thống. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu F0 đến tất cả các smartphone trong cộng đồng Bluezone. Khi đó, lịch sử tiếp xúc với F0 sẽ được Bluezone trên máy phân tích, so sánh. Nếu có sự trùng khớp, ứng dụng sẽ lập tức cảnh báo cho người dùng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Giữa đại dịch, ứng dụng Telegram có bước tiến đáng kinh ngạc Telegram đã vượt mốc 500 triệu lượt tải xuống từ kho ứng dụng Google Play, giữa đại dịch Covid-19. Do Telegram không có được lợi thế cài sẵn trên các thiết bị di động như nhiều ứng dụng nhắn tin khác nên đây được xem là một bước tiến đáng kinh ngạc của Telegram. Tuy vậy, Telegram vẫn còn một chặng đường dài...