Apple được ví như mafia trong làng công nghệ
Việc thu 1/3 lợi nhuận từ ứng dụng trên App Store đã khiến Apple trở thành “tên cướp giữa ban ngày” trong mắt các nhà phát triển.
Vào tháng 6, ứng dụng email Hey đã trở thành tâm điểm khi từ chối trả 30% doanh thu trên App Store cho Apple. Công ty chủ quản của Hey là Basecamp sau đó đã bị Apple buộc tích hợp tùy chọn mua hàng trong ứng dụng (IAP).
Andy Yen, CEO ProtonMail – công ty phát triển ứng dụng email mã hóa cùng tên từ Thụy Sĩ – cho biết đây không phải lần đầu gã khổng lồ công nghệ Mỹ chèn ép ứng dụng nhằm bổ sung hệ thống thanh toán bên trong.
Dù luật lệ Apple đặt ra có không chính đáng đi chăng nữa, các nhà phát triển vẫn phải tuân theo nếu muốn làm ăn trên “đất Táo”.
Video đang HOT
“Trong 2 năm đầu sử dụng App Store, chúng tôi hoạt động ổn định và không gặp vấn đề gì. Nhưng khi ứng dụng dần thu hút người dùng với số lượt tải tăng cao, Apple sẽ bắt chú ý đến bạn và thu tiền hoa hồng như một băng đảng mafia”, Yen mô tả.
Vào năm 2018, ProtonMail đã phải thêm tùy chọn thanh toán trong ứng dụng iOS, mặc cho trước đó phiên bản di động miễn phí và bản trả phí không có hệ thống giao dịch trong ứng dụng.
Apple yêu cầu ProtonMail thêm tùy chọn mua trong ứng dụng nếu muốn ứng dụng tiếp tục xuất hiện App Store. Cũng như Hey và WordPress, dịch vụ email này chỉ đề xuất các gói trả phí trong ứng dụng thay vì cung cấp tùy chọn thanh toán trực tiếp.
ProtonMail đã phải chiều lòng Apple để cứu vãn hoạt động kinh doanh khi không còn cách giải quyết nào khác. Trước khi tích hợp IAP vào app, ProtonMail đã không thể cập nhật ứng dụng trong vòng một tháng và bị Apple đe dọa xóa ứng dụng khỏi App Store.
Kể từ khi IAP được triển khai, ProtonMail trên iOS đã phải tăng giá gói trả phí lên 26% để bù vào khoản hoa hồng cho Apple. Yen cho rằng khoản phí 30% mà Apple thu đã gây hại cho các ứng dụng đề cao quyền riêng tư, bởi nó làm giảm tính cạnh tranh trước các đối thủ miễn phí như Gmail.
Vào tháng 9, Apple đã nhượng bộ khi thay đổi bộ quy tắc App Store, cho phép các ứng dụng thực hiện mua hàng trên nền web mà không cần trang bị hệ thống IAP. ProtonMail nhờ đó có thể loại bỏ các tùy chọn mua hàng trong ứng dụng, nhưng công ty vẫn sẽ đề phòng và thử nghiệm các thay đổi mới trên một ứng dụng khác.
Trong tuyên bố với The Verge, Apple cho biết sẽ “không trả đũa các nhà phát triển”, thay vào đó hãng sẽ “hợp tác với họ để đưa ứng dụng lên iOS thuận lợi hơn”.
EU làm khó các "gã khổng lồ công nghệ"
Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đưa nhiều công ty công nghệ lớn như Facebook, Apple, Amazon hay Google vào danh sách đặc biệt với những quy định nghiêm ngặt so với đối thủ nhỏ hơn.
Theo kế hoạch, công ty nằm trong danh sách sẽ phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt, bao gồm chia sẻ dữ liệu bắt buộc với doanh nghiệp nhỏ hơn, phải minh bạch về cách thu thập dữ liệu.
Động thái này là một phần trong nỗ lực của EU buộc các hãng công nghệ lớn thay đổi mô hình kinh doanh mà không cần điều tra hoặc công bố cáo buộc phạm pháp, dựa trên một số tiêu chí, bao gồm thị phần về doanh thu và lượng người dùng, quyền lực doanh nghiệp...
Số lượng và tiêu chí đưa các công ty vào danh sách đang được các nhà lập pháp EU thảo luận. Điều này cho thấy EU đang thực sự nghiêm túc trong việc hạn chế sức mạnh của các nền tảng lớn. Không chỉ bắt đóng thuế, EU còn muốn các công ty như Amazon, Apple phải chia sẻ dữ liệu thu thập được cho đối thủ nhỏ hơn.
Sức mạnh thị trường quá lớn của các công ty này không tốt cho sự cạnh tranh. Trong trường hợp cần thiết, EU thậm chí có thể can thiệp vào cấu trúc công ty, buộc rao bán các bộ phận sinh lời để kìm hãm quyền lực nếu bị phát hiện có hành vi gây bất lợi cho đối thủ.
EU cũng đang chuẩn bị dự thảo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số sửa đổi, dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 12/2020 với mục tiêu tăng cường trách nhiệm của các nền tảng trong việc kiểm soát nội dung bất hợp pháp, bán hàng online.
Châu Âu sắp siết quy định về dữ liệu của các hãng công nghệ EU được cho là đang soạn thảo một danh sách gồm 20 công ty công nghệ lớn sẽ phải đối mặt với các quy định khắc nghiệt hơn so với các đối thủ nhỏ, như chia sẻ dữ liệu bắt buộc và tính minh bạch cao hơn. Apple có thể là một trong những cái tên nằm trong danh sách xem xét của...