Apple đóng tất cả cửa hàng ở New York khi số ca mắc COVID-19 gia tăng
“Đại gia” công nghệ Apple Inc hôm 27/12 cho biết họ sẽ đóng cửa tất cả bảy cửa hàng bán lẻ ở thành phố New York, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục gia tăng khi biến thể Omicron dễ lây lan đang hoành hành trên khắp nước Mỹ.
Biểu tượng Apple tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Người phát ngôn của Apple cho biết các địa điểm đã tạm đóng bao gồm các cửa hàng tại Đại lộ số 5, khu Grand Central và SoHo. Các khách hàng vẫn có thể đến tự nhận các đơn đặt hàng trực tuyến tại các cửa hàng này.
Đầu tháng này, Apple cho biết họ đã tạm thời đóng cửa ba cửa hàng ở Mỹ và Canada sau khi số các trường hợp nhiễm và phơi nhiễm COVID-19 giữa các nhân viên tại các cửa hàng này ngày một gia tăng. Công ty này thông báo sẽ xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ nhân viên của những cửa hàng trên trước khi những cơ sở kinh doanh này mở cửa trở lại.
Vì lý do tương tự, Apple cũng bắt buộc tất cả khách hàng và nhân viên của họ phải đeo khẩu trang khi vào các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ.
Đến giữa tháng 12, một thông báo nội bộ cho hay Apple đã trì hoãn vô thời hạn việc cho nhân viên quay trở lại các văn phòng để làm việc trực tiếp. Trước đó, các nhân viên Apple đã chuẩn bị để dự kiến trở lại các văn phòng vào ngày 1/2/2022.
Trên toàn cầu, những lo ngại về biến thể Omicron đã thúc đẩy các công ty lớn thắt chặt các biện pháp phòng chống dịch của họ. Google mới đây thông báo các nhân viên của họ sẽ không được trả lương và thậm chí sẽ bị sa thải nếu không tuân theo các quy định về tiêm chủng ngừa COVID-19 của doanh nghiệp này. Trong khi đó, công ty tài chính JP Morgan Chase & Co đã yêu cầu những nhân viên chưa được tiêm vaccine phòng bệnh ở quận Manhattan (Mỹ) làm việc theo hình thức trực tuyến.
Video đang HOT
Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cũng dẫn đến việc một tòa án phúc thẩm Mỹ vào đầu tháng này khôi phục quyền yêu cầu nhân viên phải tiêm chủng hoặc xét nghiệm COVID-19 cho các doanh nghiệp lớn trên toàn quốc, những bên đang tuyển dụng khoảng 80 triệu công nhân. Song những người phản đối quyết định trên đã nhanh chóng trình đơn lên Tòa án Tối cao để yêu cầu cơ quan này can thiệp.
Apple ngày càng nhượng bộ các chính sách của Trung Quốc
Hoạt động kinh doanh của Apple tại thị trường Trung Quốc không hề dễ dàng trong những năm gần đây.
Apple mở dây chuyền sản xuất đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2001. Sau 20 năm, phần lớn sản phẩm Apple được lắp ráp tại đất nước tỷ dân. Đây cũng là thị trường lớn thứ 2 của hãng trên toàn cầu, doanh số mỗi năm đạt hàng chục tỷ USD. Các nhân viên Apple cho biết chuỗi cung ứng tại Trung Quốc lớn và phức tạp đến nỗi Táo khuyết không thể tạo dựng lại ở nơi khác.
Mối quan hệ của Apple với Trung Quốc trở nên phức tạp khi ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo đất nước vào năm 2013. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về thiết lập quan hệ làm ăn với Trung Quốc, Doug Guthrie cảm nhận các công ty phương Tây sẽ gặp khó dưới thời lãnh đạo mới, và Apple có thể là một trong những mục tiêu lớn nhất.
Hồi tháng 5, Apple đã xây dựng trung tâm dữ liệu mới ở Quý Châu (Trung Quốc). Đây là nơi lưu trữ dữ liệu người dùng iCloud tại nước này. Tuy nhiên, trung tâm do một công ty thuộc chính phủ Trung Quốc sở hữu và vận hành.
Theo Apple, dữ liệu người dùng iCloud khi chuyển sang máy chủ địa phương sẽ được đảm bảo an toàn, kiểm soát theo quy trình bảo mật nghiêm ngặt. Tuy nhiên, New York Times khẳng định hãng đã "nhường phần lớn quyền kiểm soát cho chính phủ Trung Quốc".
"Thỏa thuận của Apple khiến họ gần như không thể ngăn việc chính phủ Trung Quốc truy cập vào email, ảnh, tài liệu, danh bạ và vị trí của hàng triệu người dùng Trung Quốc", trích từ bài viết trên New York Times , xác nhận bởi một kỹ sư Apple và 4 nhà nghiên cứu bảo mật độc lập
Không chỉ trung tâm dữ liệu, bài báo tiết lộ rằng Apple cũng xây dựng hệ thống kiểm duyệt nội dung trên kho ứng dụng App Store để nhằm thủ luật pháp địa phương, tránh nhắc đến một số vấn đề nhạy cảm.
Apple cho biết luôn tuân thủ luật pháp tại các quốc gia mà họ kinh doanh, dù không phải lúc nào cũng hoàn toàn chấp thuận. Táo khuyết khẳng định luôn làm mọi thứ để bảo vệ dữ liệu người dùng.
Apple còn phải chú ý đến thứ hạng trong danh sách công ty có trách nhiệm xã hội được Trung Quốc công bố thường niên. Điểm số trách nhiệm xã hội của Apple tại Trung Quốc tăng đều đặn. Từ năm 2016-2020, thứ hạng của Apple nhảy từ 141 lên 30 trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động tại đất nước tỷ dân.
Nhiều người muốn Touch ID quay lại iPhone 13 Khảo sát của trang tin PhoneArena chỉ ra Touch ID là tính năng hàng đầu mà người dùng mong mỏi có mặt trên iPhone 13. Vài ngày trước, PhoneArena lập danh sách các tính năng cũ mà người dùng muốn Apple đưa trở lại iPhone 13. Gần 1.000 người tham gia khảo sát và kết quả như sau: Touch ID (32,68%), giá thấp...