Apple có thể dùng vải thông minh để chế tạo các thiết bị điện tử trong tương lai
Vài năm trước, Google đã tiết lộ một loạt các kế hoạch táo bạo cho tương lai của công nghệ, bao gồm dự án Project Jacquard, nhằm mục đích đưa các tính năng thông minh vào quần áo giúp người dùng có thể thực hiện các tác vụ khác nhau bằng cách chạm vào quần áo.
Levi’s đã hợp tác với Google để ra mắt chiếc áo khoác thông minh đầu tiên, nó được trình làng vào cuối năm 2017. Hóa ra Apple cũng quan tâm đến vải thông minh, nhưng điều đó không có nghĩa là hãng sẽ tạo ra 1 chiếc áo khoác mang thương hiệu Apple.
Theo đó, Apple đã được cấp 1 bằng sáng chế vào tháng 9/2016, nó có tiêu đề: “Thiết kế và trang trí trên vải”. Bằng sáng chế không tiết lộ nhiều chi tiết, nhưng nó cho thấy tiềm năng đưa vải thông minh vào các sản phẩm công nghệ của Apple trong tương lai.
Hình ảnh trong bằng sáng chế của Apple
Thực ra đây không phải là bằng sáng chế liên quan đến vải đầu tiên của Apple. Trước đây, Apple cũng từng nộp 1 số bằng sáng chế nói về việc mang các tính năng thông minh lên vải.
Video đang HOT
Vải thông minh có thể chứa các thành phần khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trong các thiết bị thông minh, bao gồm sợi quang, thiết bị điện tử nano, cảm biến nhiệt, được nhúng trong các sợi vải, sợi dẫn điện hoặc sợi bán dẫn. Vải thông minh sẽ có thể phản ứng với áp lực và phát hiện những thay đổi của môi trường.
Nguồn: BGR
Bộ đồ bay giá hơn 10 tỷ đồng cho Iron Man ngoài đời thực
Bộ đồ bay có cấu trúc được in 3D gồm 5 động cơ phản lực, nặng 45 kg và tốc độ tối đa hơn 50 km/h do Richard Browning chế tạo đang được bán tại trung tâm thương mại Selfridges, London (Anh) với giá 446.000 USD (khoảng hơn 10 tỷ đồng).
Khi mặc bộ đồ bay này, người mặc sẽ cập nhật thông tin tình trạng thiết bị như mức nhiên liệu trên màn hình hiển thị head-up, tốc độ tối đa của nó hơn 50 km/h.
Bộ đồ bay nặng tới 45 kg.
Richard Browning cho biết, phát minh của ông đã đạt độ hoàn hảo và chờ ngày được sản xuất đại trà. Ông cũng khẳng định, người dùng có thể điều khiển bộ đồ bay mà không cần bất cứ giấy phép hay bằng lái nào, việc đào tạo bay cũng rất đơn giản.
Tuy nhiên, có một lưu ý rằng để có thể điều khiển bộ đồ bay này, tất nhiên cũng phụ thuộc vào thể lực và năng lực của người lái, bởi nó nặng tới 45 kg. Bộ đồ này phụ thuộc vào khả năng cân bằng bẩm sinh của mỗi con người nhưng cũng dễ tiếp cận.
Browning cho biết, phiên bản điện của bộ đồ này đang được xây dựng và dự định phát triển rộng rãi trong tương lai với chi phí giảm xuống.
Nhiều đánh giá cho rằng, đây cũng có thể là một trong những phương tiện di chuyển của nhân loại trong tương lai.
Trước đó, sách Kỷ lục Guinness đã xác nhận Richard Browning là người đàn ông bay nhanh nhất với bộ đồ phản lực. Vận tốc tối đa mà Browning đạt được là 32,02 mph, khoảng 51,5 km/h.
Theo CAND
Bản cập nhật Android Pie của Samsung gợi ý về tính năng quét 3D trên Galaxy S10 Chưa biết liệu Galaxy S10 có trang bị cảm biến 3D hay không? Sau Apple với Face ID trên iPhone, Samsung nhiều khả năng cũng sẽ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt 3D trên smartphone của mình trong năm tới. Bản cập nhật Android Pie dành cho Galaxy S9 và Note9 của Samsung đã đưa ra một số gợi ý về...