Apple có tạo công cụ tìm kiếm riêng và đoạn tuyệt với Google?
Sẽ ra sao nếu Apple xây dựng dịch vụ tìm kiếm trên internet của riêng mình và từ bỏ mối quan hệ đối tác với Google?
Không thiếu tin đồn khi nói đến Apple cùng phần cứng công nghệ mới. Các tin đồn gần đây xoay quanh chiếc Apple Car và tai nghe thực tế hỗn hợp (thực tế tăng cường/thực tế ảo). Không chỉ riêng phần cứng, rộ tin Apple đang xây dựng dịch vụ tìm kiếm trên internet của riêng mình. Nếu trở thành sự thật thì đó sẽ là tin xấu với Google của Alphabet.
Song liệu Apple có thực sự làm nên chuyện và chiếm được nhiều thị phần tìm kiếm của Google bên ngoài lĩnh vực phần cứng béo bở?
Doanh nghiệp phần cứng đáng kinh ngạc với sức mạnh chưa từng có
Đến ngày nay, đế chế của Apple chủ yếu dựa vào doanh số bán phần cứng và hãng đã làm rất tốt việc thu hút người tiêu dùng vào hệ sinh thái của mình (bao gồm iPhone, máy Mac, iPad, Apple Watch…) rồi giữ họ ở đó.
Thế nhưng, mô hình kinh doanh tập trung vào thiết bị đã dần thay đổi trong những năm qua. Phần mềm và doanh thu khác không gắn liền với việc bán thiết bị, còn mảng dịch vụ đạt doanh thu 19,6 tỉ USD trong quý 3 năm tài chính 2022 (kết thúc vào ngày 25.6) của Apple. Đó là mức tăng 12% so với năm trước và chiếm gần 24% tổng doanh thu, khiến dịch vụ trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất của Apple.
Alphabet đến từ phía bên kia của phương trình. Đó là một doanh nghiệp phần mềm và kiếm tiền chủ yếu thông qua quảng cáo. Alphabet đang dần lấn sân sang phần cứng game, nhưng quảng cáo vẫn là động lực chính cho hoạt động kinh doanh internet của hãng.
Truy cập vào cơ sở thiết bị được cài đặt toàn cầu của Apple đang được sử dụng (trên 2 tỉ thiết bị đang hoạt động, phần lớn trong số đó là iPhone) là vấn đề lớn với Google.
Google phải chi tiền tấn để công cụ tìm kiếm của họ trở thành mặc định trên hàng tỉ thiết bị Apple.
Cả hai gã khổng lồ công nghệ đều không thực sự tiết lộ những gì Google trả cho Apple về các đặc quyền tìm kiếm trên internet. Thế nhưng, ước tính chỉ ra rằng con số đó là 15 tỉ USD vào năm 2021, tăng lên khoảng 18 tỉ USD đến 20 tỉ USD vào 2022.
Nói cách khác, một lượng tăng trưởng đáng kể trong các dịch vụ của Apple (và một phần khá lớn trong phân khúc doanh thu đó nói chung) đến từ quảng cáo tìm kiếm trên internet.
Vì Apple kiểm soát chặt chẽ hệ sinh thái các thiết bị của mình, tại sao hãng không chỉ sử dụng những khoản thanh toán khổng lồ đó từ Google để xây dựng công cụ tìm kiếm của riêng mình và rời bỏ Google hoàn toàn? Điều đó có thể xảy ra vào một ngày nào đó.
Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google tạo ra lợi nhuận khá tốt, ngay cả khi chi phí mua lại lưu lượng truy cập (TAC) khá lớn phải trả cho Apple. Riêng trong quý 2.2022, mảng dịch vụ của Google (chủ yếu bao gồm quảng cáo) đã tạo ra lợi nhuận hoạt động là 22,8 tỉ USD, tỷ suất lợi nhuận là 36%.
Các khoản thanh toán TAC từ Alphabet là nơi đầu tiên ước tính tiền bản quyền của Apple. Alphabet cho biết TAC của Google đã vượt 24 tỉ USD trong nửa đầu năm 2022. Nếu hệ điều hành di động của Apple chỉ chiếm hơn một nửa thị phần tại Mỹ và gần 30% trên toàn cầu (Android tạo nên sự cân bằng), ước tính rằng khoảng 40% TAC đó (hoặc từ 18 tỉ USD đến 20 tỉ USD) sẽ được chuyển đến Apple mỗi năm.
Google đang trả số tiền lớn để công cụ tìm kiếm của mình trở thành mặc định trong hàng tỉ thiết bị Apple
Apple đã đặt nền móng cho công cụ tìm kiếm chưa?
Video đang HOT
Apple có thể đã thử nghiệm với một công cụ tìm kiếm trên internet của đối thủ. Rốt cuộc đã có sự giám sát theo quy định chống độc quyền với việc Apple chấp nhận thanh toán từ Google ngay lúc đầu. Song song đó, Apple đã kiếm tiền từ tìm kiếm thông qua quảng cáo trong nhiều năm trên App Store của mình. Các nhà phát triển phần mềm có thể trả tiền cho Apple để ứng dụng của họ tiếp cận nhiều nhãn cầu người dùng Apple hơn.
Sau đó có tính năng minh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple. Đó là lời nhắc Apple gửi cho bạn, hỏi bạn có cho phép một ứng dụng theo dõi hoạt động sử dụng thiết bị của mình không, chẳng hạn Facebook.
Apple đã quảng cáo tính năng này như một bằng chứng về việc họ quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng như thế nào. Tuy nhiên, nhiều nhà phát triển và nhà tiếp thị khẳng định Apple đang sử dụng ATT để hạn chế quyền truy cập của các công ty bên ngoài vào dữ liệu người dùng và thúc đẩy các kênh quảng cáo của riêng mình (có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng) trong lượng thiết bị khổng lồ. Do bán các thiết bị nói chung đã chậm lại trong những năm qua và Apple ngày càng chú trọng vào dịch vụ, việc xây dựng đế chế quảng cáo của riêng mình có ý nghĩa từ quan điểm tài chính?!
Trên thực tế, các báo cáo cho thấy Apple đang tích cực tăng cường tuyển dụng cho mảng quảng cáo nội bộ của riêng mình. Phân khúc quảng cáo của Apple có thể đã chuyển hướng hàng tỉ USD mỗi năm cho quảng cáo nhắm mục tiêu nội bộ với sự trợ giúp từ ATT, đồng thời gây khó khăn hơn cho Google, Meta Platforms (cụ thể là Facebook) và những hãng khác trong việc bán các quảng cáo được nhắm mục tiêu có lợi nhuận cao.
Nếu các tuyên bố là đúng, Apple sẽ làm suy yếu khả năng bán quảng cáo cho iPhone của các nhà tiếp thị khác và những thứ tương tự, đồng thời quảng bá các kênh quảng cáo được nhắm mục tiêu của riêng mình.
Điều này liên quan như thế nào đến sự phát triển công cụ tìm kiếm trên internet của Apple?
Xây dựng một doanh nghiệp quảng cáo – phương tiện chính để kiếm tiền từ tìm kiếm trên internet, ít nhất là ngày nay – có thể là tiền thân cuối cùng của việc Apple đối đầu với Google.
Tuy nhiên, bản thân việc lập danh mục internet là nhiệm vụ lớn đòi hỏi khả năng thu thập và xử lý lượng dữ liệu đáng kinh ngạc. Google sở hữu vài chục trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới và thuê nhiều không gian hơn cho các máy chủ của mình trong các trung tâm dữ liệu bên thứ ba. Ngay cả với Apple, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp cho một dịch vụ tìm kiếm trên internet sẽ là thách thức lớn. 20 tỉ USD mỗi năm từ Google sẽ chỉ đi xa hơn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng internet mới, chưa kể đến số lượng lớn người phát triển phần mềm cần thiết.
Với lý do này, Google có thể sẽ vẫn là công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị Apple một cách an toàn trong tương lai gần. Apple có thể rất vui khi thu được hàng chục tỉ USD hàng năm từ Google. Qua đó, hiện trạng tìm kiếm trên internet vẫn còn như hiện tại trong một thời gian vì nó chỉ đơn giản có ý nghĩa về mặt tài chính với cả Apple lẫn Google.
Những hình ảnh ít được tiết lộ về Google
Sau 24 năm thành lập, Google đã phát triển từ công cụ tìm kiếm đơn sơ thành một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới.
Google được thành lập ngày 4/9/1998. Sergey Brin và Larry Page, 2 nhà sáng lập của công ty lần đầu gặp nhau khi còn học Đại học Stanford. Thời điểm đó, Page là sinh viên mới, được Brin dẫn dắt để làm quen với trường. Ảnh: Google.
Ban đầu, công cụ tìm kiếm của Brin và Page có tên BackRub (gãi lưng). Tuy nhiên rất nhanh sau đó, cả 2 đổi tên website thành Google. Ảnh: Jon Erlichman.
Máy chủ đầu tiên của Google được lắp từ những khối Lego, đặt tại khuôn viên Đại học Stanford với tên miền google.stanford.edu. Google.com được đăng ký vào ngày 15/9/1997. Ảnh: Wikimedia Commons.
Khoản đầu tư đầu tiên mà Google nhận được là 100.000 USD đến từ Andy Bechtolsheim, nhà sáng lập Sun Microsystems, công ty sản xuất phần mềm, chip bán dẫn và máy tính có trụ sở tại Silicon Valley. Thời điểm đó, Brin và Page chưa lập tài khoản ngân hàng. Cả 2 đã ăn mừng trong một cửa hàng Burger King. Ảnh: Jon Erlichman.
Video tư liệu của Jon Erlichman, biên tập viên Bloomberg ghi lại không gian văn phòng đầu tiên của Google, nằm trong một garage do Susan Wojcicki cho thuê với giá 1.700 USD/tháng. Bà là Giám đốc Marketing đầu tiên của Google, sau này trở thành CEO YouTube. Ảnh: Jon Erlichman.
Tủ máy chủ đầu tiên của Google. Trong thời gian mới ra mắt, Google không được nhiều người chú ý bởi giao diện sơ sài. Page và Brin không có nhiều kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình web HTML. Ảnh: Gigazine.
Logo ban đầu của Google được Brin thiết kế năm 1998 bằng GIMP, phần mềm chỉnh sửa đồ họa miễn phí. Sau đó, bạn của ông là Ruth Kedar tiếp tục chỉnh sửa logo mà không nhận tiền công. "Khi đó, tôi còn chẳng tin Google sẽ phổ biến như ngày nay", Kedar cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh: Jon Erlichman.
Danh thiếp của Page với vị trí CEO Google. Tháng 2/1999, trụ sở công ty chuyển đến Palo Alto, thủ phủ của nhiều "ông lớn" công nghệ. Văn phòng của hãng nằm tại 165 University Avenue, tọa lạc cùng những tên tuổi như PayPal, Logitech... Ảnh: Jon Erlichman.
Google Doodle là logo đặc biệt trên trang chủ Google dành cho những ngày lễ, kỷ niệm hoặc nhân vật lớn. Doodle đầu tiên dùng để thông báo giám đốc công ty sẽ vắng mặt để tham gia lễ hội Burning Man vào năm 1998. Ảnh: Google.
Những nhân viên đầu tiên của Google. Trong đó có Marissa Mayer, gia nhập công ty năm 1999 với vai trò kỹ sư phần mềm. Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2017, Mayer trở thành CEO Yahoo trước khi công ty này bị Verizon mua lại. Ảnh: Google.
Một bữa tiệc của các nhân viên Google năm 1999, thường có bánh kem, bia và dây nhựa. Ảnh: Jon Erlichman.
Brin trong cuộc phỏng vấn với AP năm 2001, mô tả cách sắp xếp kết quả tìm kiếm và tốc độ truy cập nhanh của Google Search. Đó là thời điểm công cụ này được nhiều người quan tâm hơn. Ảnh: AP.
Brin giới thiệu phiên bản Google Search cho thiết bị di động. Những năm 2000 là khoảng thời gian lớn mạnh của Google. "Do not be evil" (Đừng làm ác quỷ) là triết lý kinh doanh của hãng. Ảnh: Jon Erlichman.
Tháng 8/2004, Google phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) với giá 85 USD/cổ phiếu, tương đương vốn hóa 23 tỷ USD. Trong cuộc phỏng vấn với ABC thời điểm đó, giáo sư John Coffee nói rằng "nhiều nhà đầu tư Phố Wall muốn đợt IPO thất bại". Ảnh: Nasdaq.
Cũng trong năm 2004, dịch vụ Gmail được Google phát hành. Bản thử nghiệm đầu tiên được giới thiệu vào ngày cá tháng Tư khiến giới truyền thông và người dùng nghĩ đây chỉ là trò đùa. Ảnh: Jon Erlichman.
Sau khi phát hành cổ phiếu, Google tập trung mở rộng các công cụ liên quan đến tìm kiếm. Trong tháng 9 và 10/2004, Google mua lại các dự án Keyhole, Where2 và ZipDash để tạo tiền đề cho Google Maps phát hành năm 2005. Ảnh: Jon Erlichman.
Cũng trong năm 2005, Google mua lại dự án khởi nghiệp có tên Android, hệ điều hành dành cho máy ảnh kỹ thuật số được dẫn dắt bởi Andy Rubin. Sau này, Android trở thành hệ điều hành di động có thị phần lớn nhất thế giới. Ảnh: CNET.
Tiếp theo, Google mua lại YouTube, website chia sẻ video được thành lập bởi nhóm nhân viên cũ của PayPal vào năm 2006 với giá 1,65 tỷ USD. Ảnh: Time.
Trình duyệt Chrome được ra mắt năm 2008. tích hợp chặt chẽ các dịch vụ nền web của Google. Đến nay, đây là trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới. Ảnh: TechRadar.
Năm 2015, Google làm giới công nghệ bất ngờ khi quyết định tái cấu trúc công ty. Page và Brin cùng lãnh đạo Alphabet, công ty mẹ quản lý Google và các công ty con của hãng. Ảnh: InvestorPlace.
Kỷ niệm 25 năm ngày ra đời tên miền google.com Vào ngày này 25 năm trước, tên miền google.com đã được đăng ký. Theo cơ quan quản lý tên miền Icann, tên miền google.com đã được đăng ký vào ngày 15/9/1997. Tuy nhiên, phải đến hơn 1 năm sau đó, Google mới chính thức ra mắt trang web vào ngày 27/9/1998. Đây cũng là ngày mà Google xem là sinh nhật của mình....