Apple có hẳn một trường đại học nhưng chẳng ai biết gì về nó
Apple luôn mong muốn giữ kín thông tin về một tổ chức có tên Apple University (Đại học Apple) của mình.
Với mong muốn tạo ra những công nghệ tốt nhất, vào năm 2014, Apple quyết định chiêu mộ một nhà triết học về làm việc toàn thời gian. Công ty này theo đó đã tuyển Joshua Cohen, một giáo sư triết học chính trị tại Đại học Stanford về làm việc tại Apple University – một tổ chức được Steve Jobs sáng lập vào năm 2008 với chức năng mang đến cho nhân viên Apple những bài giảng như thể một trường đại học.
Những thông tin về trường đại học này dù vậy luôn được giữ kín. Apple thậm chí còn không cho phép Cohen chia sẻ với truyền thông về những gì mình đang làm tại Apple.
Apple University được Steve Jobs thành lập năm 2008. (Ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Apple University được dẫn dắt bởi Joel Podolny, cựu hiệu trưởng trường kinh doanh Đại học Yale. Một số nhân sự khác cũng có tên bao gồm Richard Tedlow, nhà sử học kinh doanh tại Đại học Harvard và Morten Hansen, cựu giáo sư quản trị tại Đại học California-Berkeley. Thông tin về Apple University luôn được giữ bí mật cao độ. Một vài nhân sự làm việc cho Apple University từng chia sẻ nặc danh trên New York Times vào năm 2014 rằng tại đây các sản phẩm của Apple được so sánh với những công trình của Picasso về “sự đơn giản một cách tinh tế của mình.”
Trang QZ cho biết ban đầu Cohen có mong muốn được chia sẻ về công việc của mình tại Apple, về những gì ông làm hàng ngày hay những nghiên cứu đang thực hiện. Tuy nhiên, ông cho biết trước tiên mình cần xin phép Apple. Cohen đã làm điều này hai lần, một lần vào tháng 10 năm 2018 và một lần vào tháng 4 năm 2019, tuy nhiên điều bị từ chối. QZ cũng chủ động liên hệ với Apple để được tương tác với Cohen nhưng bị từ chối.
Thực tế, nếu Apple University là một trường đại học không thuộc về doanh nghiệp, các nhân sự trong đó sẽ không bao giờ cần xin phép trước khi tiếp cận với báo giới.
Theo saostar.vn
Thêm một phụ huynh bị kết án tù trong vụ bê bối 'chạy' trường tại Mỹ
Ông Devin Sloane, một doanh nhân tại California, đã bị kết án 4 tháng tù giam với tội danh hối lộ để giúp con trai mình được nhận vào một đại học danh giá.
Sinh viên tại trường đại học Yale ở New Haven, Connecticut, Mỹ, tháng 10/2018. Ảnh: Newstimes/TTXVN
Trong phán quyết do một thẩm phán ở Boston đưa ra ngày 24/9, ông Sloane, 53 tuổi, phải nộp phạt 95.000 USD, thực hiện 500 giờ lao động công ích do đã có hành vi gian lận trong bê bối chạy điểm. Tại tòa án, ông Sloane đã thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời nhấn mạnh không có điều gì có thể bào chữa cho hành động này.
Đây là phụ huynh thứ hai bị kết án tù trong bê bối gian lận "chạy" trường đại học gây rúng động nước Mỹ trong thời gian vừa qua.
Theo truyền thông Mỹ, để đảm bảo cho con trai mình có một suất học bổng tại Đại học Nam California, ông Devin Sloane đã chi 250.000 USD, qua đó giúp con trai vượt qua bài kiểm tra đầu vào của môn bóng nước.
Mức án phạt mà ông Sloane phải nhận nặng hơn so với mức án 14 ngày tù giam dành cho nữ diên viên từng đoạt giải Emmy Felicity Huffman. Nữ diễn viên nổi tiếng trong phim truyền hình "Desperate Housewives" (Những bà nội trợ kiểu Mỹ) này là phụ huynh đầu tiên bị kết tội trong bê bối chạy điểm vào các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Nữ nghệ sĩ bị tuyên án 14 ngày tù giam, nộp phạt 30.000 USD và hoàn thành 250 giờ lao động công ích. Với sự giúp đỡ của ông William Rick Singer, 58 tuổi, người đứng đầu tổ chức từ thiện Key Worldwide Foundation và là Giám đốc điều hành của công ty đào tạo và hướng nghiệp Edge College & Career Networ, nữ diễn viên này đã bỏ ra 15.000 để nâng điểm bài thi kiểm tra năng lực SAT của con gái. Cho đến nay, khoảng 50 người đã bị truy tố trong vụ bê bối chạy vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ.
Theo các nhà điều tra, nghi phạm chính của vụ bê bối, đồng thời cầm đầu đường dây "chạy suất" vào đại học trị giá 25 triệu USD này là William Rick Singer. Các công tố viên cho biết nhiều bậc phụ huynh đã trả khoản tiền lên tới 6 triệu USD cho một công ty do Singer điều hành để đối tượng này tìm cách giúp đỡ con em họ trong bài thi đầu vào các trường đại học.
Singer cho biết đã "giúp" 761 gia đình ở Mỹ trong các đợt tuyển sinh đại học thông qua "cửa phụ". Các trường đại học danh tiếng của Mỹ dính líu đến vụ bê bối này gồm Đại học Yale, Đại học Stanford, Đại học Georgetown, Đại học Nam California, Đại học Texas và Đại học Wake Forest.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Dịch COVID-19 lan đến các trường đại học danh tiếng của Úc, Mỹ Lần lượt các trường Đại học New South Wales và Đại học Sydney ở Úc xác nhận ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19, một ngày sau khi thông tin tương tự ở Đại học Stanford và Yale (Mỹ). Sự kiện lễ ra trường ở Đại học Sydney. Ảnh SMH Tờ The Sydney Morning Herald dẫn thông báo của Đại...