Apple chuẩn bị cập nhật iPhone 12 ở Pháp sau lệnh cấm vì bức xạ quá cao
Hôm nay 15.9, Bộ Kỹ thuật số Pháp và Tập đoàn Apple cho biết đại gia công nghệ Mỹ sẽ tiến hành việc cập nhật cho dòng iPhone 12 ở Pháp sau khi dòng điện thoại bị cơ quan chức năng cấm bán ở nước này.
Pháp yêu cầu Apple phải nhanh chóng có biện pháp đối với tình trạng bức xạ quá mức ở dòng iPhone 12. Ảnh AFP
Pháp ngày 12.9 ra lệnh Apple phải ngừng bán iPhone 12, phiên bản từ năm 2020, ở nước này sau khi phát hiện dòng điện thoại phóng thích bức xạ điện từ cao quá mức cho phép.
“Apple đã bảo đảm với tôi rằng hãng sẽ sớm đưa ra cập nhật mới cho iPhone 12 trong vài ngày tới”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Kỹ thuật số Pháp Jean-Noel Barrot.
Cả Apple lẫn ông Barrot đều cho rằng hàm lượng bức xạ điện từ ở iPhone 12 không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
“Chúng tôi sẽ phát hành bản cập nhật phần mềm cho người dùng ở Pháp phù hợp với yêu cầu của phía cơ quan quản lý”, Apple cũng cho biết.
Apple bác cáo buộc iPhone 12 vi phạm tiêu chuẩn bức xạ của EU
Theo ANFR, cơ quan quản lý các tần số vô tuyến của Pháp, các phòng thí nghiệm uy tín đã phát hiện cơ thể người dùng iPhone 12 phải hấp thu năng lượng điện từ lên đến 5,74 watt/kg khi họ cầm điện thoại trên tay hoặc cất trong túi quần. Mức tiêu chuẩn ở châu Âu là 4 watt/kg.
Vài ngày trước, ông Barrot ra thời hạn 2 tuần để đại gia công nghệ Mỹ đưa ra cập nhật cho điện thoại. Kế đến, ANFR sẽ nhanh chóng đưa ra phân tích sau khi máy đã được cập nhật phần mềm.
Dựa trên kết quả thu được, Pháp sẽ quyết định liệu có dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 12 ở nước này hay không.
EU, Nhật Bản phản đối G7 cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã phản đối đề xuất của Mỹ về việc cấm toàn bộ xuất khẩu của G7 sang Nga vì cho rằng không khả thi.
Tờ Financial Times ngày 25.4 trích đăng một số nội dung của bản thảo tuyên bố chung của các lãnh đạo nhóm G7, dự kiến công bố tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm tại Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 5. Theo đó, các nhà lãnh đạo cam kết thay thế cơ chế cấm vận Nga theo khu vực hiện tại bằng một lệnh cấm toàn bộ việc xuất khẩu của G7 sang Nga, với chỉ một vài ngoại lệ gồm sản phẩm nông nghiệp, y tế và sản phẩm khác.
Đại diện ngoại giao của G7 họp tại Nhật Bản hôm 18.4. Ảnh REUTERS
Hai quan chức liên quan việc đàm phán của G7 cho biết đề xuất do Mỹ đưa ra nhằm bịt những lỗ hổng trong cơ chế cấm vận hiện tại, đã giúp Nga tiếp tục nhập khẩu các công nghệ của phương Tây.
Tuy nhiên, đại diện của Nhật Bản và EU tuần trước cho rằng đề xuất của Mỹ là không khả thi.
Dự kiến, các nhà lãnh đạo G7 (Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) và EU sẽ gặp nhau tại Hiroshima vào ngày 19.5 cho kỳ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, tập trung thảo luận tác động của xung đột Nga-Ukraine, an ninh kinh tế, đầu tư xanh và tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
EU cần sự đồng ý của toàn bộ 27 thành viên liên minh mới có thể tham gia cấm vận. Khối này đã tung 10 gói trừng phạt Nga từ khi xung đột nổ ra nhưng thường vấp phải sự tranh luận kéo dài, trong đó một số thành viên được hưởng quyền miễn trừ tham gia cấm vận sau khi đe dọa dùng quyền phủ quyết.
Do đó, việc ban hành một lệnh cấm toàn bộ xuất khẩu sang Nga với một số miễn trừ có nguy cơ gây ra tranh luận và làm suy yếu các biện pháp cấm vận hiện có, theo các quan chức đánh giá.
Bản dự thảo tuyên bố chung còn gồm các biện pháp ngăn ngừa việc né tránh lệnh cấm vận và hạn chế đối với các nước ủng hộ việc hỗ trợ tài chính cho chiến dịch quân sự của Nga.
Bên cạnh đó, G7 sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga và công bố cơ chế mới nhằm theo dấu kim cương Nga, giảm nguồn thu của Moscow từ việc xuất khẩu kim loại quý này. Tuy nhiên, các đề xuất có thể thay đổi trước hội nghị.
EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Nhà Trắng từ chối bình luận về việc thảo luận của G7 nhưng cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách bắt Nga phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, Washington cho rằng lệnh cấm vận của G7 đã gây tác động lớn, ngăn chặn Nga có thể tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Thông tin về sự khác biệt giữa các thành viên G7 cho thấy nhóm này thiếu các biện pháp trừng phạt gia tăng để công bố tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Theo Financial Times, việc mạnh tay đối với khả năng Nga né tránh lệnh cấm vận thông qua giao dịch từ các nước thứ ba là trọng tâm chú ý của Mỹ, Anh, EU và các đồng minh khác.
Apple nhận án phạt 8 triệu euro tại Pháp Cơ quan Quản lý dữ liệu CNIL (Pháp) ngày 4/1 thông báo phạt Apple 8 triệu euro (8,5 triệu USD) do vi phạm luật riêng tư trên App Store. Biểu tượng Apple tại cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN CNIL cho biết "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ đã cài đặt phần mềm theo dõi trên các thiết bị...