Apple chặn người dùng Trung Quốc xem thông tin địa lý trên la bàn
Người dùng iPhone và Apple Watch ở Trung Quốc không còn nhìn thấy tọa độ địa lý và độ cao của họ trên ứng dụng la bàn.
South China Morning Post dẫn báo cáo từ phương tiện truyền thông và người dùng Trung Quốc cho biết, Apple đã ngừng hiển thị một số thông tin địa lý trên phiên bản mới nhất của ứng dụng la bàn (Compass) cho người dùng ở đại lục. Tuy nhiên, thông tin về phương vị và vị trí chung vẫn còn. Thay đổi được áp dụng cho các bản cập nhật phần mềm mới nhất của Apple, bao gồm iOS 15.1 được phát hành ở Trung Quốc vào cuối tháng 10.2021, và watchOS 8.3 được phát hành trong tuần này.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao một số thông tin địa lý trên ứng dụng la bàn của Apple không còn được cung cấp cho người dùng Trung Quốc
Hiện vẫn chưa rõ tại sao một số thông tin địa lý không còn được cung cấp cho người dùng Trung Quốc. Theo một số suy đoán, động thái này có thể liên quan đến cách tiếp cận chặt chẽ hơn của chính quyền Bắc Kinh đối với quyền riêng tư dữ liệu. Một số khác cho rằng nó liên quan đến việc chính phủ muốn hạn chế việc sử dụng thông tin địa lý. Trong phần thảo luận cộng đồng trên trang web chính thức của Apple ở đại lục, câu hỏi về việc liệu sự thay đổi này là do chính sách của chính phủ Trung Quốc hay do lỗi của Apple đã nhận được 269 lượt ủng hộ.
Video đang HOT
Theo luật Đo đạc và Bản đồ của Trung Quốc, được ban hành lần đầu tiên vào năm 2002, các tổ chức nước ngoài cần phải có giấy phép của Quốc vụ viện và quân đội Trung Quốc, đồng thời phải hợp tác với một tổ chức của Trung Quốc trước khi “tham gia vào hoạt động đo đạc và lập bản đồ”. Năm 2017, phiên bản sửa đổi luật được đưa ra, bao gồm các điều khoản yêu cầu chính phủ tăng cường giám sát dịch vụ lập bản đồ internet.
Trên iPhone được bán ở Trung Quốc, ứng dụng bản đồ tích hợp của Apple lấy dữ liệu bản đồ từ AutoNavi, dịch vụ điều hướng thuộc sở hữu của Alibaba. Trong hướng dẫn người dùng hiện tại của Apple dành cho ứng dụng la bàn, công ty lưu ý tọa độ địa lý và độ cao không khả dụng ở một số quốc gia và khu vực nhất định, nhưng không nêu chi tiết hoặc đề cập đến Trung Quốc. Hiện Apple không trả lời yêu cầu bình luận.
Apple thường bị chỉ trích vì kiểm duyệt ở Trung Quốc, điều hãng công nghệ Mỹ cho là cần thiết để tuân thủ luật pháp và quy định địa phương. Năm 2016, Apple đóng cửa các cửa hàng iBooks và iTunes Movies tại đại lục, và kể từ đó đã tích cực gỡ bỏ các ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) mà cư dân mạng sử dụng để vượt tường lửa Great Firewall.
Gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple làm tổn thương các công ty Trung Quốc
Gián đoạn chuỗi sản xuất và biện pháp kiểm soát chi phí của Apple đang gây sức ép lên các nhà cung cấp Trung Quốc.
Tờ Securities Daily của Trung Quốc vừa đưa tin, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng Apple đã ảnh hưởng đến tài chính của nhiều nhà cung cấp và nhà phân phối ở đại lục. Điều này "gióng lên hồi chuông cảnh báo" cho các công ty "quá phụ thuộc" vào hãng công nghệ Mỹ.
Rõ ràng việc trở thành nhà cung cấp của Apple không còn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh doanh xuất sắc. Trong số các nhà cung cấp Trung Quốc của Apple, Lens Technology niêm yết tại Thâm Quyến báo cáo lợi nhuận ròng giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 988,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 155,3 triệu USD) trong quý từ tháng 7 đến tháng 9.2021.
Công ty Shenzhen Sunway Communication Company có lãi ròng là 305 triệu nhân dân tệ, giảm 26,8% trong cùng kỳ. Trong khi đó, công ty điện tử Shenzhen Deren Electronic Company ghi nhận khoản lỗ ròng 65 triệu nhân dân tệ, tương đương 227% so với cùng kỳ năm trước trong quý 3/2021. Công ty sản xuất Suzhou Victory Precision Manufacture Company có khoản lỗ ròng 30 triệu nhân dân tệ.
Sản lượng iPhone 13 đã giảm 20% so với kế hoạch ngay cả khi Apple ưu tiên tất cả các thành phần cần thiết cho dòng điện thoại thông minh mới nhất
"Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, Apple đã tiếp tục nén biên lợi nhuận của các nhà cung cấp để giảm chi phí. Điều này gây áp lực chi phí lớn hơn cho các nhà cung cấp", Lin Zhi, chuyên gia phân tích chính của Wit Display, nói.
Kết quả thu nhập của các công ty Trung Quốc được công bố vào tháng 10.2021, thời điểm Apple đang thiếu hụt hàng triệu sản phẩm so với mục tiêu sản xuất ban đầu. Nguyên nhân là do khủng hoảng chuỗi cung ứng gây ra bởi tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia, cắt giảm năng lượng ở Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung gia tăng.
Theo báo cáo của Nikkei, trong tháng 9 và tháng 10.2021, sản lượng iPhone 13 đã giảm 20% so với kế hoạch trước đó ngay cả khi Apple ưu tiên tất cả các thành phần cần thiết cho dòng điện thoại thông minh mới nhất. Lượng sản xuất của iPad cũng thấp hơn khoảng 50% so với kế hoạch trong cùng thời điểm. Dự báo sản lượng cho các thế hệ iPhone cũ giảm khoảng 25% do Apple phân bổ lại thành phần và nguồn lực.
Theo Securities Daily, một nhà phân phối iPhone cho biết những năm trước họ sẽ hạ giá một số mẫu iPhone để thúc đẩy doanh số bán hàng dịp cuối năm. Tuy nhiên, không có khả năng sẽ giảm giá trong năm nay do nguồn cung khan hiếm.
Apple đã thêm nhiều nhà cung cấp từ Trung Quốc hơn bất kỳ nơi nào khác vào danh sách các nhà cung cấp của công ty trong ba năm qua. Theo phân tích của South China Morning Post về danh sách nhà cung cấp của Apple cho năm 2017 và 2020, gần một phần ba các công ty mới được đưa vào danh sách đến từ đại lục.
200 công ty trong danh sách nhà cung cấp năm 2020 của Apple chiếm 98% chi tiêu trực tiếp của công ty vào vật liệu, sản xuất và lắp ráp sản phẩm trên toàn thế giới. Gần 80% các nhà cung cấp này có ít nhất một địa điểm sản xuất ở Trung Quốc.
Sốc: Apple lần đầu tiên trong lịch sử ngừng sản xuất iPhone Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã buộc Apple phải tạm dừng sản xuất dòng iPhone của mình. Theo báo cáo từ Nikkei, dẫn nguồn tin trong ngành cho biết Apple đã phải dừng dây chuyền lắp ráp iPhone lần đầu tiên sau hơn 10 năm, mặc dù...