Apple cảnh báo lệnh cấm bán iPhone có thể khiến hàng triệu công nhân Trung Quốc mất việc như chơi
Apple đã “rào trước đón sau” trước lệnh cấm bán iPhone của tòa án tại Trung Quốc với tuyên bố rằng, nếu iPhone thực sự bị cấm bán tại thị trường tỷ dân thì sẽ có rất nhiều lao động nước này phải ra đứng đường vì thất nghiệp.
Mới đây một tòa án tại Trung Quốc đã đưa ra một phán quyết có lợi cho Qualcomm trong cuộc chiến tranh chấp bản quyền bằng sáng chế với Apple. Theo đó Qualcomm thắng kiện và Apple bị buộc tội vi phạm hai bằng sáng chế liên quan đến hệ thống iOS.
Không chỉ muốn cấm các model iPhone cũ iPhone 6S, 6S Plus, 7, 7 Plus, 8, 8 Plus và iPhone X, phía Qualcomm hiện còn muốn tòa án gây sức ép, cấm bán nốt các model iPhone mới của Apple là iPhone XS/XS Max và XR tại thị trường Trung Quốc.
Trước đó phía Apple cho biết, các model iPhone của họ bán tại Trung Quốc không bị ảnh hưởng sau lệnh cấm vì chạy iOS 12, phiên bản mới nhất không được nhắc đến trong vụ kiện.
Tuy nhiên phía Qualcomm cho rằng, đây là hành vi ngang ngược và cố tình của Apple nhằm chống lại lệnh của tòa án. Cần phải lưu ý rằng, lệnh cấm của tòa án với Apple khá chung chung và không nhắc đến phần cứng. Điều này dễ khiến Apple “lách luật” và cập nhật iOS 12 cho các model cũ hơn nhằm thoát án.
Video đang HOT
Quả thực là vậy khi đại diện Apple mới đây đã nhắc đến việc sẽ sớm cập nhật phần mềm để đối phó với phán quyết cấm bán một số model iPhone đời cũ tại thị trường tỷ dân.
Ngoài ra, Apple cũng gửi đơn kháng cáo tới tòa án và yêu cầu xem xét các tác động của phán quyết trên đối với cả Apple lẫn các đối tác Trung Quốc.
Trước hết Apple cho rằng họ sẽ phải chi hàng triệu đô mỗi ngày để giải quyết vụ kiện với Qualcomm. Không chỉ vậy, lệnh cấm bán iPhone còn ảnh hưởng đến cả chính phủ và người tiêu dùng tại đây. Việc Apple bị cấm bán iPhone sẽ khiến các đối tác kinh doanh của Apple tại thị trường này, ví dụ như Foxconn gặp thiệt hại lớn.
Apple cũng nhấn mạnh tới con số 5 triệu việc làm mà Apple đang tạo ra tại Trung Quốc. Lệnh cấm bán iPhone sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của chuỗi cung ứng, các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba.
Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tổn thất lớn từ nguồn thuế do Apple nộp mỗi năm. Bởi lẽ, Táo Khuyếtđang phải chi hàng triệu đô chi phí nhập khẩu và bán hàng tại nước này.
Với con số 50 triệu chiếc iPhone được bán ra tại Trung Quốc trong năm 2017, đây sẽ là một số thuế thất thu khá lớn nếu iPhone bị cấm bán tại đây.
Theo GenK
Apple lên kế hoạch cập nhật phần mềm cho iPhone để đảo ngược lệnh cấm bán tại Trung Quốc
Có vẻ như Qualcomm sẽ không hả hê được bao lâu.
Apple khẳng định họ đã tìm ra một giải pháp phần mềm để đối phó với phán quyết mới đây của toà án về việc cấm bán một số mẫu iPhone đời cũ tại Trung Quốc. Công ty cho biết sẽ nhanh chóng tung ra một bản cập nhật phần mềm "vào đầu tuần sau".
Theo Táo khuyết, bản cập nhật này sẽ giải quyết "chức năng nhỏ liên quan đến hai bằng sáng chế được đưa ra trong vụ kiện". Nếu toà án đồng ý, bản cập nhật này sẽ cho phép Apple có thể tiếp tục bán những mẫu iPhone bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trước đó, bao gồm iPhone 6S, 6S PLus, 7, 7 Plus, 8, 8 Plus, và X.
Trước đó, Apple đã bị cáo buộc vi phạm 2 bằng sáng chế của Qualcomm tại Trung Quốc, bao gồm bằng sáng chế về thay đổi kích cỡ hình ảnh và quản lý ứng dụng. Khi lệnh cấm bán lần đầu được công bố, Apple khẳng định rằng iOS 12 - phiên bản phần mềm mới nhất của hãng - không vi phạm các bằng sáng chế kia. Nếu đúng, thì chỉ cần tung ra một bản cập nhật bắt buộc các mẫu iPhone bị ảnh hưởng phải cập nhật lên iOS 12 sẽ là quá đủ để đảo ngược quyết định. Trước khi tung ra bản cập nhật phần mềm, Apple cũng đã trình yêu cầu tái xem xét quyết định của toà án tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, bản cập nhật này nhiều khả năng sẽ không thể giải quyết rốt ráo vụ việc nếu Qualcomm nghĩ ra một cách để phản pháo (dù Apple khẳng định Qualcomm muốn dàn xếp ổn thoả mọi thứ). Chỉ mới hôm qua thôi, hãng sản xuất chip còn nộp đơn đề nghị toà án mở rộng lệnh cấm, áp dụng với iPhone XS và XR - vốn là những mẫu iPhone mới nhất của Apple được bán ra với iOS 12 cài đặt sẵn.
Vụ tranh chấp giữa Apple và Qualcomm ở Trung Quốc chỉ là một phần trong cuộc chiến pháp lý mang tầm toàn cầu giữa hai ông lớn công nghệ. Qualcomm từng tìm cách cấm bán iPhone tại Mỹ, và còn khẳng định Apple đánh cắp mã nguồn của mình và chia sẻ với đối thủ Intel. Trong khi đó, Apple đã khẳng định Qualcomm thu phí sử dụng bằng sáng chế quá cao.
Xét tới thái độ thù địch hiện nay giữa hai công ty, có vẻ như khả năng Qualcomm thoả mãn với một bản vá phần mềm đơn giản là gần như zero. Nhưng dù sao đi nữa, chúng ta phải đợi xem toà án Trung Quốc sẽ giải quyết như thế nào đối với giải pháp mà Apple đưa ra.
Theo GenK
Qualcomm: Lệnh cấm bán iPhone ở Trung Quốc không ràng buộc phiên bản iOS và Apple có thể bị phạt nặng nếu cố tình vi phạm Dù Apple khẳng định iOS 12 không hề vi phạm bằng sáng chế và cho biết sẽ không tuân thủ lệnh cấm bán iPhone nhưng Qualcomm đã gửi một thông điệp rất rõ ràng tới Apple rằng: "chạy đâu cho hết nắng". Qualcomm mới đây đã chiến thắng trong một cuộc chiến pháp lý với Apple tại Trung Quốc. Một tòa án ở...