Apple bị tố kiểm duyệt nội dung chính trị tại Hồng Kông, Đài Loan
Apple đã áp dụng quy tắc chặn nội dung chính trị trong dịch vụ khắc chữ lên sản phẩm ở Trung Quốc cho cả Hồng Kông và Đài Loan.
Các từ khóa chính trị là trọng tâm kiểm duyệt của Apple trong dịch vụ khắc nội dung lên sản phẩm của mình trên khắp Trung Quốc
Theo một báo cáo được công bố hôm 18.8, các nhà nghiên cứu của Citizen Lab ở Canada phát hiện ra “một phần kiểm duyệt chính trị của Apple ở đại lục đã lan sang cả Hồng Kông và Đài Loan”, khi hãng này lọc nội dung được yêu cầu để khắc lên sản phẩm.
Apple có dịch vụ cho phép khách hàng khắc biểu tượng cảm xúc, nội dung và số lên bên ngoài các sản phẩm của công ty bao gồm iPhone, iPad, AirPod, AirTag và Apple Pencil. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng được Apple đồng ý khắc cho khách hàng tại Trung Quốc. Theo báo cáo, Apple kiểm duyệt nội dung liên quan đến lãnh đạo Trung Quốc và hệ thống chính trị của nước này, ngoài ra còn có tên của những người bất đồng chính kiến, các tổ chức tin tức độc lập, các điều khoản chung liên quan đến tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
“Phần lớn việc kiểm duyệt đó vượt quá nghĩa vụ pháp lý của Apple ở Hồng Kông. Chúng tôi cũng nhận thức được rằng không có lý do pháp lý nào cho việc kiểm duyệt chính trị nội dung như vậy ở Đài Loan, nơi chính quyền Trung Quốc không có quyền quản lý trên thực tế”, trích báo cáo.
Video đang HOT
Dựa vào kết quả phân tích về dịch vụ khắc lên sản phẩm của Apple tại sáu thị trường, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ và Canada, các nhà nghiên cứu nhận thấy quy tắc lọc từ khóa có sự khác biệt. Apple chặn từ khóa đề cập đến nội dung khiêu dâm, thô tục và hàng hóa, dịch vụ bất hợp pháp ở cả sáu thị trường, nhưng các từ khóa chính trị mới là trọng tâm ở thị trường Trung Quốc rộng lớn. Nghiên cứu tìm thấy 1.105 quy tắc lọc từ khóa được sử dụng ở đại lục, 458 quy tắc trong số đó nhắm mục tiêu đến nội dung chính trị. Và trong số 458 từ khóa chính trị đó, Apple kiểm duyệt 174 từ khóa ở Hồng Kông và 29 từ khóa ở Đài Loan.
Trả lời câu hỏi từ The Citizen Lab, Giám đốc quyền riêng tư của Apple Jane Horvath cho biết công ty xử lý yêu cầu khắc nội dung theo khu vực vì không có danh sách toàn cầu nào chứa một bộ từ hoặc cụm từ. “Những quyết định này được đưa ra thông qua một quá trình xem xét, đánh giá luật pháp địa phương cũng như tính nhạy cảm văn hóa. Chúng tôi thỉnh thoảng xem xét lại các quyết định. Mặc dù các nhóm đánh giá của chúng tôi dựa vào thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng không có bên thứ ba hoặc cơ quan chính phủ nào tham gia vào quá trình”, bà Jane Horvath nói.
Báo cáo của Citizen Lab là lời cảnh báo về việc cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn đối với Apple, vốn đã nhiều lần bị chỉ trích vì các chính sách ở Trung Quốc, thị trường lớn thứ ba về doanh thu của công ty sau châu Mỹ và châu Âu. Theo South China Morning Post, trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào năm 2019, Apple bị chỉ trích vì đã xóa một ứng dụng bản đồ địa phương theo dõi các hoạt động biểu tình ở thành phố. Hãng này sau đó biện minh rằng ứng dụng bản đồ bị xóa đã được sử dụng theo những cách có thể gây nguy hiểm cho cảnh sát và người dân ở Hồng Kông.
Apple cũng tích cực loại bỏ các ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) mà người dùng đại lục sử dụng để vượt bức tường lửa Great Firewall. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ VPN đều bị coi là bất hợp pháp ở Trung Quốc. Apple cũng không cung cấp bản tải xuống sách và phim cho người dùng ở đại lục kể từ năm 2016 để tuân thủ các quy tắc kiểm soát nội dung của nước này.
Tìm được xe nhờ 2 chiếc AirTag
Người đàn ông Mỹ tìm được chiếc xe điện bị mất nhờ dán tới 2 chiếc AirTag lên xe.
Dan Guido, lãnh đạo về an ninh mạng tại công ty Trail of Bits ở New York bị lấy trộm chiếc xe điện vào ngày 2/8. Điều xui xẻo cho kẻ trộm là Guido đã dán tới 2 chiếc AirTag bên trong xe bằng băng keo đen. Nhờ vào thiết bị định vị, Dan Guido đã tìm thấy chiếc xe của mình.
Người đàn ông này đã chia sẻ cuộc hành trình truy tìm chiếc xe qua 22 bài đăng trên Twitter.
Dan Guido chỉ ra nơi giấu thiết bị Apple AirTag trên chiếc xe của ông.
"Chiếc xe điện của tôi bị đánh cắp vào tuần trước, kẻ trộm không hề biết tôi đã giấu 2 chiếc AirTag bên trong xe. Tôi đã sử dụng nó để tìm lại chiếc xe của mình", Dan Guido chia sẻ trên Twitter.
Guido đã báo với Sở cảnh sát thành phố New York để nhờ sự trợ giúp nhưng không thành công. Cảnh sát cho rằng họ không biết AirTag là thiết bị gì và nghi ngờ ông lợi dụng các nhà chức trách để thực hiện một vụ cướp.
Guido cho biết ông bị gián đoạn việc tìm xe vì phải bay đến Las Vegas đế dự hội nghị an ninh Blackhat. Người đàn ông này từng nghĩ rằng sẽ không thể tìm thấy chiếc xe điện nếu AirTag phát ra tiếng ồn và bị người khác phát hiện.
Trong bản cập nhật mới nhất của AirTag, thiết bị này sẽ phát ra tiếng động lớn nếu chủ sỡ hữu rời xa khỏi vùng định vị. Thời gian AirTag phát tiếng động là ngẫu nhiên, bắt đầu từ khi không kết nối được iPhone của chủ sau 8 giờ.
May mắn thay, không ai nghe thấy tiếng động và gỡ thiết bị ra khỏi xe. Sau khi trở về từ hội nghị, Dan Guido tiếp tục đi tìm chiếc xe của mình qua định vị của Apple.
Guido đã thuyết phục cảnh sát New York một lần nữa để hỗ trợ ông tìm lại chiếc xe điện và được chấp thuận. Sau đó, họ đi theo định vị trên điện thoại đến một cửa hàng xe điện. Khi bước vào trong, Guido nhận được tiếng "ping" phát ra từ thiết bị AirTag và ông đã tìm thấy chiếc xe của mình.
Sau khi tìm được chiếc xe, Guido khuyên những người dùng muốn giữ đồ quý giá bằng AirTag nên gắn chặt thiết bị này vào bằng một loại keo thật dính, và cần cố định phần nắp để tiếng kêu không thể phát ra. Người dùng cũng không được bật chế độ thất lạc (Lost Mode), bởi khi đó AirTag sẽ phát tín hiệu tới mọi iPhone xung quanh và kẻ trộm có thể nhận biết.
Ông cũng cho rằng sự giúp đỡ của cảnh sát luôn là điều quan trọng, hoặc ít nhất hãy có người đi cùng khi đã xác định được vị trí đồ thất lạc và muốn đi lấy lại.
Apple AirTag là sản phẩm định vị tí hon dùng để xác định và tìm kiếm các đồ vật, thiết bị thất lạc. Sản phẩm trang bị chip Apple U1 và công nghệ Ultra WideBand, giúp người dùng theo dõi và xác định vị trí của đồ vật chính xác đến từng cm.
Apple được ưu ái nguồn cung chip cho iPhone 13 Báo cáo mới nhất từ Digitimes cho biết Apple sẽ nhận được ưu ái về nguồn cung cấp từ xưởng đúc TSMC cho các đơn đặt hàng trong quý 3 đối với chip trên iPhone 13. Không bất ngờ khi Apple nhận được sự ưu ái từ nguồn cung chip Theo MacRumors , đây là một ưu ái đặc biệt dành cho Apple...