Apple bị tố chơi xấu đối tác
Chính sách thu phí 30% cho các giao dịch mua hàng trong ứng dụng của Apple đã bị Spotify, Meta phản đối và tố cạnh tranh không lành mạnh.
Nhiều hãng đã lên tiếng phản đối về những chính sách ngặt nghèo của Apple. Ảnh: Greg Kletsel.
Gần đây, Spotify liên tục chỉ trích Apple vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Dịch vụ chia sẻ nhạc này tỏ ra bất bình khi Táo khuyết tuyên bố sẽ thu 30% lợi nhuận đối với toàn bộ giao dịch thanh toán các dịch vụ kỹ thuật số bên trong ứng dụng (in-app purchase hay IAP).
Họ gọi đó là “thuế Apple” và cho rằng hành động trên nhằm đem lại lợi thế cho Apple Music. Vì không đồng ý với thay đổi này nên Spotify đã không thể bán sách nói (audiobook) trên nền tảng iOS.
Apple “chặn đường sống” của Spotify
Để giải quyết, Spotify đã quyết định gửi mail đính kèm đường dẫn mua sách cho người dùng thay vì bán trực tiếp trên ứng dụng. Tuy nhiên, cách làm này đã bị Apple bác bỏ.
Thậm chí, nhà sản xuất iPhone cũng không chấp nhận 3 phiên bản cập nhật Spotify khác được điều chỉnh theo chính sách của App Store. Điều này đồng nghĩa với việc Apple đang “chặn đường sống” của Spotify trong mảng kinh doanh sách nói, CNN nhận định.
Video đang HOT
Spotify cho rằng Apple đang cố trục lợi cho Apple Music bằng cách tăng phí trên Spotify. Ảnh: Pocket-lint.
Cuối cùng, người chịu hậu quả lớn nhất lại là người dùng. Giờ đây, mỗi khi muốn mua audiobook trong app, người dùng iOS sẽ nhận được tin nhắn, viết rõ: “Bạn muốn nghe? Nhưng bạn không thể mua sách nói trong ứng dụng”. Sau đó, người dùng sẽ không nhận thêm bất kỳ thông báo hay hướng dẫn nào khác.
Harry Clarke, Giám đốc pháp chế tại Spotify, nói rằng việc Apple liên tục từ chối các bản cập nhật của họ cho thấy hãng công nghệ rất “độc tài” và “không nhất quán” với chính sách IAP của mình.
“Chúng tôi không hiểu cách các luật lệ của họ hoạt động và cũng không hiểu làm thế nào để nhà phát triển có thể diễn giải những quy định này”, Clarke nói với Hollywood Reporter. Theo ông, Apple đang cố ý “đẻ” thêm nhiều quy định để làm khó các nhà phát triển như Spotify.
“Tôi cho rằng hành động của họ rất phi lý. Chính sách thu phí đã kiềm chân các nhà phát triển, các nhà sáng tạo nội dung và ảnh hưởng xấu đến người dùng”, CEO Daniel Ek của Spotify nói.
Đòn đánh mạnh vào các công ty công nghệ
Theo Hollywood Reporter, Spotify chỉ là một trong số rất nhiều hãng công nghệ công khai lên tiếng phản đối về những chính sách ngặt nghèo của Apple. Ngoài dịch vụ stream nhạc, Apple còn nhận rất nhiều chỉ trích đến từ Meta, công ty mẹ của Facebook.
Mới đây, Táo khuyết đã cập nhật chính sách, yêu cầu người dùng phải sử dụng dịch vụ thanh toán của họ cùng với mức phí 30% nếu muốn mua bài quảng cáo trên iOS. “Đẩy bài quảng cáo cũng được xem là một dịch vụ kỹ thuật số nên phải được áp dụng phí mua hàng trong ứng dụng”, đại diện tập đoàn nói.
Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến một loạt nền tảng chạy quảng cáo như Facebook, Instagram, Twitter và TikTok. Trong đó, Meta kịch liệt phản đối chính sách thu phí, khẳng định rằng họ chưa từng sử dụng hệ thống IAP của Apple cho các bài đăng quảng cáo của mình. Bên cạnh đó, mức phí 30% cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo vốn đã sụt giảm hơn 70% trong năm vừa qua của Meta.
Apple bị phản đối vì cạnh tranh không lành mạnh. Ảnh: The New York Times.
Đáp lại, Apple nói rằng đây là mức phí bắt buộc cho mọi giao dịch bên trong ứng dụng trên iOS. “Từ trước đến nay, quy định của App Store luôn chỉ rõ việc bán các dịch vụ và mặt hàng kỹ thuật số phải thông qua IAP của chúng tôi”, đại diện hãng công nghệ khẳng định.
Những thay đổi này trên App Store cùng với tính năng “minh bạch theo dõi” (App Tracking Transparency – ATT) chính là đòn đánh mạnh vào những công ty phụ thuộc vào quảng cáo kỹ thuật số. “Ai cũng nhận ra đang có sự thay đổi trong ngành quảng cáo. Tuy nhiên, những nền tảng lớn sẽ chịu tác động lớn hơn”, một chuyên gia trong ngành nhận định.
Với trường hợp Spotify, họ đã nhận thấy một sự chuyển dịch lớn khi người dùng bắt đầu chuyển từ iOS sang Android. Nguyên nhân là Google cho phép Spotify gửi email kèm link mua sách cho họ, còn Apple thì không, Zicherman, Giám đốc mảng sách nói của Spotify, cho biết.
Theo ông, nếu xuôi theo chính sách thu phí của Apple, hoặc là Spotify chịu lỗ, hoặc người dùng chịu mức phí cao hơn. Điều này đều không tốt cho cả hoạt động kinh doanh của hãng và khách hàng. “Chính sách của Apple cũng ảnh hưởng xấu đến nhà xuất bản và tác giả vì họ không thể bán sản phẩm của mình”, Zicherman nói với Hollywood Reporter.
Apple phát triển công cụ giúp đánh giá tình trạng iPhone bằng bức ảnh
Apple đang phát triển một công cụ mới sẽ được sử dụng để quét iPhone về hư hỏng thẩm mỹ, từ đó tạo ra ước tính thương mại chính xác hơn.
Mã cho tính năng này đã được phát hiện trong iOS 15.4 beta bởi Steve Moser đến từ MacRumors và cũng được ghi nhận bởi 9to5Mac. Hiện tại không có nhiều chi tiết về tính năng này, nhưng trong phần Diagnostic Services, người dùng sẽ thấy các nội dung đề cập đến gồm Trade-In Tool và Cosmetic Scan, cũng đều có liên quan đến mã QR
.
Vẫn chưa rõ nó hoạt động như thế nào nhưng có khả năng chúng cho phép người dùng iPhone chụp ảnh thiết bị mà họ muốn trao đổi để xem xét kỹ các vết xước, vết trầy và các hư hỏng thẩm mỹ khác, với kết quả sẽ được gửi tới Apple.
Không có dấu hiệu bên ngoài nào về tính năng này có sẵn khi nào nhưng vì nó được liên kết với các giao dịch mua bán, nhiều khả năng đây là thứ mà người dùng sẽ thấy khi bản cập nhật iOS 15.4 được chính thức phát hành ra công chúng.
iPhone nào hỗ trợ mở Face ID khi đeo khẩu trang? Tính năng mới của iOS 15.4 chỉ hỗ trợ iPhone 12 trở đi, do yêu cầu cao hơn về hệ thống cảm biến TrueDepth. Apple vừa giới thiệu năng sử dụng Face ID với khẩu trang trên phiên bản thử nghiệm iOS 15.4. Phiên bản cập nhật mới cho phép người dùng mở khóa iPhone ngay cả khi đeo khẩu trang mà không...