App họp trực tuyến TranS của VN phản hồi gì khi bị tố sao chép Zoom
Đại diện công ty Nam Việt khẳng định họ có đầy đủ bằng chứng bản quyền khi sử dụng nền tảng Zoom để phát triển ứng dụng học và họp trực tuyến TranS.
Trong thời gian học sinh cả nước và nhân viên nhiều công ty phải học tập và làm việc từ xa do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều ứng dụng họp trực tuyến ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Trong đó có phần mềm Zoom nổi lên như một công cụ tối ưu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp và việc học của học sinh.
Ứng dụng TranS do công ty Việt Nam phát triển bị tố sao chép từ Zoom.
Ngày 11/3, ứng dụng Zoom ghi nhận hơn 343.000 lượt tải trên toàn cầu, trong đó 60.000 lượt tải ở Mỹ. Cách đây 2 tháng, ứng dụng này chỉ có 90.000 tổng lượt tải trên toàn thế giới. Hiện, trên kho ứng dụng Google Play, Zoom có hơn 50 triệu lượt tải xuống.
Tại Việt Nam, một ứng dụng khác tương tự Zoom cũng được phát triển và nhận được sự ủng hộ từ người dùng. Ứng dụng này có tên TranS, do công ty NamViet Telecom tạo ra. Trong tháng 3, thời điểm bùng phát dịch bệnh, ứng dụng TranS ghi nhận lượng người dùng tăng 45%, số phòng tạo mới tăng 40%.
Tuy vậy, nhiều phát hiện cho thấy ứng dụng này sử dụng nền tảng của Zoom. Một số ý kiến cho rằng đây đơn thuần chỉ là ứng dụng giúp khởi chạy Zoom không hơn không kém.
Video đang HOT
Ứng dụng họp trực tuyến Zoom ghi nhận hàng chục triệu lượt tải xuống trong đợt dịch Covid-19.
Trả lời Zing.vn, đại diện công ty Nam Việt, ông Trần Thanh Song khẳng định ngay từ đầu TranS đã minh bạch việc sử dụng nền tảng của Zoom. Đồng thời, đại diện TranS cho biết việc sử dụng này hoàn toàn hợp pháp.
“Như công bố trên website của TranS, ứng dụng này được phát triển sử dụng chung nền tảng công nghệ với Zoom. Do vậy khi vào phòng, người dùng sẽ thấy giao diện của TranS giống Zoom”, ông Song cho biết.
Theo ông Song, TranS sử dụng giấy phép Zoom SDK license dành cho nhà phát triển ứng dụng để hợp pháp phần mềm.
“Đương nhiên chúng tôi phải trả phí bản quyền hàng năm cho Zoom để giấy phép này có hiệu lực. Cơ chế kiểm soát giấy phép của Zoom rất linh hoạt và chặt chẽ. Tất cả người dùng nền tảng Zoom muốn hoạt động đều phải xác thực qua máy chủ bản quyền của công ty này. Nhà phát triển như chúng tôi dễ dàng tùy biến nhưng khó lòng qua mặt họ về vấn đề bản quyền”, ông Song phân tích.
Mặc dù dựa trên nền tảng Zoom nhưng theo ông Song, TranS phải thêm nhiều tùy biến để khác biệt và nhận được sự ủng hộ từ người dùng.
So với Zoom và các nền tảng khác, TranS cho phép một tài khoản quản lý, tham gia nhiều phòng họp cùng lúc.
Đơn cử như Zoom, mỗi tài khoản người dùng chỉ có thể tạo một phòng họp video. “Như vậy, với nhu cầu giáo dục, nếu giáo viên muốn theo dõi, giảng dạy nhiều lớp học, họ phải tạo thêm nhiều tài khoản, gây khó khăn trong quản lý”, ông Song cho biết.
Bên cạnh đó, dù không có hệ sinh thái đi kèm tốt như Hangout hay Microsoft Teams, TranS vẫn được ủng hộ bởi giao diện sử dụng đơn giản, không quá nhiều tính năng chuyên sâu. Nhưng khi so với Zoom, TranS có nhiều tính năng thiết thực để quản lý việc họp và học trực tuyến hơn.
Một số tính năng có thể kể đến như hỗ trợ điểm danh và xuất ra file Excel chỉ bằng một thao tác. Số liệu điểm danh dựa trên giờ vào/ra lớp học. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy chủ trong nước cũng giúp TranS cho chất lượng gọi video mượt hơn các ứng dụng đặt server ở nước ngoài như Teams, Facebook hay Zoom.
Như vậy, TranS là nền tảng dựa trên cốt lõi của Zoom và thêm vào các tùy biến để phù hợp nhu cầu của người dùng Việt.
“Như một chiếc ôtô được mang thương hiệu Việt. Chúng tôi sử dụng động cơ từ hãng khác. Tuy vậy, những tiện ích, thiết kế đi kèm đều là chất xám của người Việt”, kỹ sư trưởng của nền tảng họp trực tuyến TranS ví von.
Trọng Hưng
Amazon trở thành 'vua cổ phiếu' giữa mùa dịch Covid-19
Khi các đợt bán tháo diễn ra ào ạt trong tháng qua, Amazon vẫn là thiên đường tương đối an toàn trước những tác động từ đại dịch Covid-19.
Người tiêu dùng vẫn đổ xô đến Amazon để mua các sản phẩm thiết yếu giữa mùa dịch Covid-19
Ngay cả khi nền kinh tế gần như chắc chắn suy thoái và số người thất nghiệp dự kiến tăng đột biến, người tiêu dùng vẫn đổ xô đến Amazon để mua các sản phẩm gia dụng và sức khỏe thiết yếu. Tuần trước, Amazon cho biết công ty đang thuê thêm 100.000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian ở Mỹ để làm các công việc kho bãi, giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt từ hoạt động mua sắm trực tuyến trong thời gian diễn ra dịch Covid-19. Hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới cũng đang tăng lương và cung cấp thêm một số phúc lợi để giữ chân nhân viên.
Trong nỗ lực tránh lây lan virus gây dịch Covid-19, nhiều công ty buộc phải ra quy định yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Điều này tăng thêm sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng công nghệ được cung cấp bởi Amazon Web Services (AWS), nền tảng điện toán đám mây toàn diện, được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp hơn 175 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Các ứng dụng làm việc tại nhà phổ biến như Slack và Zoom cũng phụ thuộc ít nhất một phần vào AWS để duy trì dịch vụ. Cho đến nay, khả năng cung cấp hầu như mọi thứ mà người tiêu dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp cần là điều là không phải đại gia công nghệ nào cũng có thể sánh được với Amazon.
Theo CNBC, kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ đạt đỉnh vào ngày 19.2, giá cổ phiếu của Amazon đến nay đã giảm 11%. Thông thường, việc mất hơn 100 tỉ USD giá trị thị trường trong một giai đoạn ngắn như vậy sẽ bị đánh giá là thảm họa. Tuy nhiên, cũng trong cùng khoảng thời gian năm tuần đó, chỉ số S&P 500 đã giảm 28% và mỗi hãng công nghệ lớn khác của Mỹ tính riêng cũng đã giảm ít nhất 20%. Như vậy so ra cổ phiếu Amazon vẫn là thiên đường tương đối an toàn trước những tác động từ đại dịch Covid-19.
"Chúng tôi hy vọng lưu lượng truy cập trên Amazon sẽ tăng lên khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tạm đóng cửa hoặc chuyển sang hoạt động trực tuyến, và ngày càng có nhiều người tiêu dùng buộc phải ở trong nhà để tránh lây nhiễm virus", Jim Kelleher, chuyên gia phân tích của Argus, viết trong một báo cáo hôm 23.3.
Chứng khoán Mỹ đã bật trở lại vào hôm 24.3, nhưng chỉ số chứng khoán blue-chips dùng để theo dõi hoạt động giao dịch các mã cổ phiếu của các công ty đại chúng hàng đầu vẫn giảm gần 30%.
Nổi quá cũng khổ: Ứng dụng học online Zoom lo ngại tốn tiền đầu tư hạ tầng khi ngày càng có nhiều người sử dụng trong mùa dịch Covid-19 Với lượng người dùng tăng đột biến trong vài tuần qua, Zoom cho biết họ sẽ phải tốn thêm 1 khoản đầu tư không nhỏ cho hạ tầng để duy trì chất lượng dịch vụ của mình. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa hàng loạt trường học, các công ty, doanh nghiệp cũng...