APEC 2024: Chủ tịch Trung Quốc nêu loạt đề xuất nhằm thúc đẩy châu Á – Thái Bình Dương phát triển
Ngày 16/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) cùng chia sẻ trách nhiệm và phối hợp thúc đẩy sự phát triển của khu vực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 ở Lima, Peru, ngày 16/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 ở Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc nhận định hợp tác châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức như xu hướng địa chính trị gia tăng, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, tại ngã ba đường lịch sử này, các nước châu Á – Thái Bình Dương cần gánh vác những trách nhiệm lớn hơn. Ông đề xuất xây dựng một mô hình hợp tác châu Á – Thái Bình Dương cởi mở và kết nối, kêu gọi phá bỏ những bức tường cản trở dòng chảy thương mại, đầu tư, công nghệ và dịch vụ.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi duy trì cam kết với chủ nghĩa đa phương và nền kinh tế mở, kiên quyết duy trì hệ thống thương mại đa phương với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giữ vai trò cốt lõi, thúc đẩy vai trò của APEC trong việc xây dựng các quy tắc kinh tế và thương mại toàn cầu, đẩy mạnh hội nhập và kết nối kinh tế khu vực.
Ông cũng kêu gọi biến sáng kiến đổi mới xanh thành chất xúc tác cho châu Á – Thái Bình Dương. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt các cơ hội do cách mạng khoa học công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mang lại, đồng thời tăng cường trao đổi và hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI), thông tin lượng tử, sự sống, sức khỏe và các lĩnh vực tiên phong khác. Trung Quốc sẽ khởi động Sáng kiến hợp tác luồng dữ liệu xuyên biên giới toàn cầu và tìm kiếm sự hợp tác sâu rộng hơn với các bên khác để thúc đẩy luồng dữ liệu xuyên biên giới hiệu quả, thuận tiện và an toàn.
Bên cạnh đó, theo ông, cần khai thác hiệu quả diễn đàn APEC để tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Ông cho rằng cần tăng cường hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển và các nhóm yếu thế, đảm bảo phát triển công bằng, giúp nhiều người dân được hưởng lợi từ kết quả này.
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc rất coi trọng hợp tác châu Á – Thái Bình và nước này sẽ đăng cai Hội nghị cấp cao APEC năm 2026.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, việc Trung Quốc xin đăng cai tổ chức APEC vào năm 2026 đã nhận được ủng hộ của các bên và được thông qua tại Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC năm nay.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, APEC là cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Xuất phát từ việc thúc đẩy hợp tác châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đã chủ động đề xuất đăng cai Hội nghị APEC năm 2026, được các thành viên của tổ chức này hoan nghênh và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần này tán thành.
Trung Quốc luôn coi trọng hợp tác châu Á – Thái Bình Dương và đã từng đăng cai các cuộc họp của APEC vào các năm 2001 và 2014. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên lạc và hợp tác với tất cả các bên về việc đăng cai tổ chức hội nghị vào năm sau, cùng thực hiện Tầm nhìn Putrajaya 2040, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương và Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương, tạo ra kết quả hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như trên thế giới.
Trí tuệ nhân tạo: Mỹ, Trung Quốc nhất trí không nên để AI kiểm soát vũ khí hạt nhân
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ngày 16/11 tại Lima (Peru), đã nhất trí rằng con người, chứ không phải trí tuệ nhân tạo (AI) là bên đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: Kyodo/TXTVN
Đây là lần đầu tiên hai nước này đưa ra một tuyên bố như vậy. Thông cáo của Nhà Trắng nêu rõ: "Hai lãnh đạo nhấn mạnh phải cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro tiềm ẩn, cũng như phát triển AI trong lĩnh vực quân sự một cách thận trọng và có trách nhiệm", .
Bản tóm tắt nội dung cuộc gặp của Chính phủ Trung Quốc cũng nhắc lại quan điểm này.
Mỹ và Trung Quốc lần đầu đàm phán chính thức về vấn đề AI hồi tháng 5 tại Thụy Sĩ, nhưng dường như không đề cập đến quá trình quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia Tại cuộc gặp bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 ở Lima, Peru ngày 15/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã có cuộc gặp thảo luận về quan hệ song phương. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shigeru...