APEC 2012 – Vẫn cần có nhau
Diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, dễ hiểu tại sao APEC-2012 đề cao tinh thần “liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”. Tuy nhiên, việc các thành viên APEC có thực sự quyết tâm gác bất đồng để cùng phát triển còn tùy thuộc nhiều yếu tố.
Chính trị làm giảm sức mạnh của APEC?
Giới phân tích từng gọi APEC là một diễn đàn “nói suông” vì tại các kỳ hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo các nền kinh tế thường đưa ra những lời kêu gọi và cam kết rất ấn tượng về hội nhập khu vực, thành lập thị trường chung, dỡ bỏ hàng rào thuế quan…
Mặc dù nhận định trên có thể hơi quá lời nhưng trên thực tế, nếu so với một số liên minh kinh tế khác như ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), rõ ràng hoạt động của APEC kém hiệu quả hơn.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng điều đầu tiên cần nhắc tới là sự đụng đầu của các nền kinh tế hàng đầu trong nhóm, mà trước hết là Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.
Mặc dù cùng là thành viên của APEC, song cả hai đều đang tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của mình. Việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc hạ thấp giá trị đồng Nhân dân tệ để tạo lợi thế xuất khẩu, hay Bắc Kinh cáo buộc Washington áp thuế chống bán phá giá phi lý với nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc… rõ ràng là những cản trở lớn để hai bên tìm tiếng nói chung toàn diện tại APEC.
Bên cạnh bất đồng về kinh tế, các cuộc thảo luận tại APEC 2012 còn bị phủ bóng đen bởi các tranh cãi về chính trị. Tranh chấp chủ quyền biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản về Điếu Ngư/Senkaku, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về Dokdo/Takeshima, giữa Trung Quốc với các nước ASEAN về Biển Đông cũng làm nóng quan hệ Mỹ-Trung.
Ngay trước thềm APEC 2012, chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Trung Quốc hầu như không thu được một thành công nào khi Bắc Kinh không ngần ngại gạt bỏ hầu hết những yêu cầu của Washington đối với những vấn đề nhạy cảm.
Chính trị đang làm suy yếu APEC? Có vẻ điều này đang trở thành thực tế khi một số thành viên APEC, dẫn đầu là Mỹ, đang xúc tiến thành lập khu vực thương mại tự do mới mang tên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Video đang HOT
Ngay trong thời điểm diễn ra APEC 2012 tại Nga, các thành viên TPP đã gặp nhau để bàn về vòng thương thuyết mới của TPP trong tuần tới tại Mỹ. Hiện tại, TPP đang tìm cách lôi kéo Nhật Bản gia nhập nhóm này.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đã nỗ lực xây dựng một khu vực tự do thương mại ở Đông Á với Nhật Bản và Hàn Quốc. Một số ý kiến cho rằng những chuyển động này đang báo hiệu nguy cơ phân rã ngay trong chính các thành viên chủ chốt của APEC.
Tuy nhiên, mọi việc không hoàn toàn bi quan như vậy.
Vẫn cần có nhau
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều mong muốn được quy tụ dưới mái nhà chung Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các liên minh kinh tế lớn vẫn sẽ có ảnh hưởng nhất định, đặc biệt đối với APEC vốn được coi là cầu nối kinh tế duy nhất hiện nay giữa hai châu lục Á-Âu.
Đối với Mỹ, sự hiện diện tại APEC càng quan trọng trong bối cảnh Mỹ đã công khai chiến lược ngoại giao trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc Mỹ nỗ lực đóng vai trò chính tại diễn đàn kinh tế này sẽ hỗ trợ cho quá trình gia tăng ảnh hưởng chính trị và quân sự ở khu vực.
Với Trung Quốc, Bắc Kinh đã thể hiện rõ quan điểm “cần APEC”. Trong hành trình tìm kiếm và khẳng định vị thế trên trường quốc tế, APEC sẽ là nơi để thế giới quan sát và đánh giá thực lực của Trung Quốc trong vai trò là một trong những nền kinh tế lớn.
Trong khi đó, nếu như trước kia Nga chỉ tập trung phát triển các quan hệ kinh tế tại châu Âu, thì giờ đây sự lớn mạnh của APEC đã khiến Mátxcơva phải điều chỉnh quan điểm. Việc Nga tổ chức HNCC APEC-2012 tại Vladivostok không nằm ngoài mục đích mở rộng cơ hội phát triển kinh tế vùng Viễn Đông và từng bước “lấy lại phong độ” trước Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi Mátxcơva thể hiện vai trò tích cực đến thế trong tuần lễ APEC vừa qua.
Điều cuối cùng là đặc tính nổi bật nhất của APEC, một khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất thế giới. Giới phân tích hy vọng các động thái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ khiến khu vực này trở thành đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng vì hiện nay cả Mỹ và châu Âu, hai vùng kinh tế từng đảm nhận vai trò đầu tàu thế giới, đều đang chìm trong khủng hoảng và chưa thấy có dấu hiệu nào sẽ sớm thoát ra khỏi bãi lầy này.
Nói một cách khác, dù muốn hay không thì các nền kinh tế trong APEC vẫn phải cần đến nhau.
Tại APEC 2012, các nền kinh tế thành viên đã công nhận rằng tăng cường liên hệ kinh tế theo hệ thống giữa các nước sẽ có lợi nhiều hơn hại. Tất nhiên do sự chênh lệch cũng như tính đặc thù và phức tạp giữa các nền kinh tế thành viên, việc đạt được mục tiêu hội nhập hoàn toàn vẫn đang đối mặt với nhiều trở ngại. Nhưng về lâu dài, xu hướng tự do hóa kinh tế khu vực, tiến đến tự do hóa toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.
Việc thành lập thị trường chung, tự do hóa thương mại đòi hỏi sự tin tưởng giữa các bên. Đây chính là nhiệm vụ mà các nhà lãnh đạo trong APEC đang nỗ lực xây dựng. Nói cách khác để thành lập được một liên minh kinh tế thực sự hiệu quả, tất cả các thành viên APEC cần phải có chung chí hướng.
Theo Dantri
Hoạt động của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại APEC 2012
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương tại Nga trong những ngày qua.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thành phố Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của nước Nga, hôm 6/9. Ảnh: AFP
Những người Việt Nam đang sống tại Vladivostok có mặt tại sân bay để chào đón Chủ tịch nước. Ảnh: AFP
Chủ tịch nước tới dự phiên họp toàn thể của APEC 2012 hôm 8/9. Ảnh: AFP
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề các hội nghị trong khuôn khổ APEC 2012. Hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước. Ảnh: Xinhua
Đây là lần thứ hai Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự APEC, sau lần đầu tiên tại Hawaii, Mỹ, hồi năm ngoái. Ảnh: AFP
Tổng thống nước chủ nhà Nga Vladimir Putin đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: AFP
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tham dự hội nghị cấp cao APEC. Ảnh: AFP
Chủ tịch nước và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong phiên họp toàn thể của APEC 2012. Ảnh:AFP
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (đầu tiên, hàng sau) cùng lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC chụp ảnh kỷ niệm tại hội nghị. Sau khi rời hội nghị APEC 2012, Chủ tịch nước sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan trong các ngày 10 và 11/9. Ảnh: AFPTheo VNE
Thượng đỉnh APEC 2012 khai mạc tại Nga trong tiếng gọi đoàn kết Chiều ngày 8/9, tại thành phố cảng Vladivostok hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2012 đã chính thức khai mạc trọng thể, với chủ đề "Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng". Tổng thống Nga Putin (giữa) cùng các nhà lãnh đạo APEC tại cuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Mỹ nam Việt đang cực hot ở Trung Quốc: Nhan sắc 180 độ không góc chết, đẳng cấp diễn xuất không ai dám chê
Hậu trường phim
23:40:20 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025