Áp thuế tự vệ phân bón: Doanh nghiệp được lợi, nông dân chịu thiệt?
Từ 19.8, Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng mức thuế tự vệ hơn 1,85 triệu đồng/tấn đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu. Đã có những lo ngại về việc áp dụng mức thuế này có thể làm chi phí trung gian tăng, giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh, nông dân lại chịu thiệt bởi gánh nặng chi phí.
Phân bón nội bị “bóp nghẹt”?
Ngày 4.8.2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam. Trước đó, ngày 12.5, Bộ Công Thương đã quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Việc điều tra tiến hành trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (VINACHEM). Theo đó, căn cứ theo số liệu nhập khẩu phân bón DAP và MAP và số liệu về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra xác định có sự gia tăng tương đối giữa phân bón DAP, MAP nhập khẩu vào Việt Nam so với ngành sản xuất trong nước.
Từ 19.8, Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng mức thuế tự vệ hơn 1,85 triệu đồng/tấn đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu. Ảnh: Thuận Hải
Cụ thể, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu 4,15 triệu tấn phân bón, tương ứng 1,1 tỷ USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,34 triệu tấn, trị giá 628 triệu USD, tăng 23,7% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 6 tháng đầu năm đến từ Trung Quốc. Phân bón nhập khẩu không ngừng gia tăng vào thị trường nội địa đã gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Năm 2016, sản lượng sản xuất của ngành giảm gần 47% so với năm 2015, trong khi lượng nhập khẩu chỉ giảm 11,6% từ 1,2 triệu tấn năm 2015 xuống khoảng gần 1,1 triệu tấn năm 2016.
Trong năm 2016, giá bán hàng hóa của phân bón nhập khẩu giảm 17% mặc dù chi phí nhập khẩu tăng 30%. Chính điều này đã gây áp lực cạnh tranh buộc hàng hóa (phân bón) sản xuất trong nước cũng phải giảm giá theo (mức giảm khoảng 21%) mặc dù giá thành sản phẩm tăng 15,83%. Theo một số DN phân bón, thời gian qua thị trường phân bón trên toàn thế giới đều giảm giá ở hầu hết chủng loại, không riêng gì sản phẩm DAP. Trong khi đó, DN nội do không được khấu trừ thuế VAT nên đã cộng vào giá thành khiến giá phân bón tăng và nông dân tìm đến với hàng nhập khẩu nhiều hơn.
Chưa hết, trong khi trên thế giới, giá các mặt hàng đều giảm như than đá giảm 40%; phân urê giảm 41,25%; phân DAP giảm 25%; phân kali giảm 19%…, thì trong nước, giá các nguyên liệu sản xuất phân bón là than, khí lại không giảm, khiến khả năng cạnh tranh của sản phẩm phân bón nội đã khó lại càng khó hơn. Với giá thành như vậy, nên giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam, trong đó có DAP đã giảm giá mạnh so với các năm trước. Dù bị áp thuế nhập khẩu 6%, nhưng phân DAP nhập khẩu về đến Việt Nam thực tế vẫn có giá rẻ hơn giá bán của các nhà máy trong nước. “Trong sự đi xuống của giá phân bón toàn cầu và khó khăn chung của thị trường, “ sức khỏe” của DN sản xuất DAP nội khá bi đát”- trích nhận xét từ bản điều tra.
Video đang HOT
Còn theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của Vinachem cho thấy, doanh thu của các doanh nghiệp trực thuộc chỉ đạt 1.320 tỷ đồng so với kế hoạch 2.842 tỷ đồng, lỗ nặng tới 470 tỷ đồng so với chỉ tiêu lãi 48 tỷ đồng đề ra đầu năm. Tình cảnh của các công ty sản xuất DAP thuộc Vinachem cũng không khá hơn, giảm giá bán, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ của vụ việc, ngày 4.8, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP, mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 19.8.
Nông dân chịu thiệt
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7 Việt Nam nhập khẩu 566.152 tấn phân bón các loại trị giá 149,9 triệu USD, tăng 56,1% về lượng và tăng 54,9% giá trị. Cộng gộp 7 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón với kim ngạch nhập khẩu đạt 790,8 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu thị trường nhập khẩu là Trung Quốc với 1,1 triệu tấn tương đương 286 triệu USD, chiếm 38,3% tổng lượng phân bón nhập khẩu. Xếp thứ 2 là Nga với 430.730 tấn, trị giá 129,7 triệu USD.
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đánh giá sự khó khăn của DAP sản xuất trong nước còn có nguyên nhân khác. Trước tiên, là nhu cầu sử dụng sụt giảm (năm 2015 giảm 3% và năm 2016 giảm tiếp 10% do thời tiết) và việc mặt hàng phân bón không chịu thuế VAT, không được khấu trừ đầu vào khiến giá thành tăng 4-5%. Tuy nhiên, theo Cục này nguyên nhân chính vẫn do hàng nhập khẩu gia tăng 35%, gây ép giá và kìm giá hàng tương tự sản xuất trong nước.
Mặc dù vậy, theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng khó cứu được các nhà máy sản xuất phân bón DAP trong nước do hạn chế về chất lượng sản phẩm cũng như công tác bán hàng. Cũng theo nhận định trên, DAP và MAP là sản phẩm dùng bón lót, bón thúc cho tất cả cây trồng trên các loại đất khác nhau, sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân NPK hoặc phân bón khác. Đây là một trong những loại phân bón chính được sử dụng hiện nay, nên khi sản phẩm này tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến nông dân và sản xuất nông nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh bày tỏ: “Áp thuế tự vệ với phân bón có thể làm chi phí trung gian tăng lên, giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh, nông dân mất lãi và quan trọng là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế giảm đi”.
Ông Vũ Duy Hải – Tổng Giám đốc Công ty CP Vinacam (TP.HCM), một DN nhập khẩu phân bón cho rằng, mặt bằng giá phân bón trên thị trường sẽ tăng sau quyết định trên. Nhà nhập khẩu sẽ cộng thuế vào giá nhập và tăng giá bán. Nhiều DN còn hàng tồn sẽ được lợi do được hưởng giá mới. Cuối cùng thì chỉ nông dân chịu thiệt, vì phải mua phân bón giá cao.
Theo Danviet
"Tiếp sức" lúa vụ mùa: Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vì vừa giảm công chăm bón, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Địa hình các tỉnh miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn...) phần nhiều là núi đất, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra thường xuyên, nhất là về mùa mưa. Xen kẽ núi cao, sườn đồi là những ruộng bậc thang và vùng thấp trũng, lầy thụt. Quá trình rửa trôi và lắng đọng một phần nên đồng ruộng nơi đây có sự phân lớp trong tầng đất canh tác không rõ rệt, độ chua phèn lớn do sự tích tụ của các Ion Fe , Al nhiều; tuy giàu dinh dưỡng song không cân đối và đặc biệt thiếu trầm trọng dinh dưỡng lân và các dinh dưỡng thuộc kim loại kiềm như Mg , Ca , Si ...
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng. Ảnh: I.T
Khi sử dụng phân bón ĐYT NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc cho lúa thì không cần bón thêm các loại phân hóa học khác.
Bà con các dân tộc thiểu số ở đây quen sử dụng phân bón có gốc chua và tan nhanh nên bị rửa trôi nhiều, mặt khác hay sử dụng phân tổng hợp NPK thông thường có 3 thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali, thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung vi lượng rất cần thiết cho cây lúa.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có thành phần phân nung chảy, vừa mang tính kiềm và không tan trong nước nên có khả năng cải tạo đất và hạn chế hiện tượng rửa trôi; có chứa đầy đủ và cân đối 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK và nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan... mà các loại phân bón khác không có.
Phân chuyên bón lót có các sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa là 58-66%, bón lót từ 20-25kg/sào Bắc Bộ. Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, bón khoảng 10-12kg/sào; sản phẩm ĐYT NPK 12:5:10 bón lượng 12-15kg/sào là cây lúa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình từ đẻ nhánh đến trổ bông phơi màu.
Bà con cần lưu ý: Tăng lượng phân lót, giảm phân thúc cho chân ruộng thấp trũng, chua phèn nhiều; giảm phân lót, tăng lượng và lần bón thúc cho chân ruộng vàn cao, pha cát...
Kỹ thuật bón phân
Phân bón lót cần được vùi sâu vào đất, vừa hạn chế hiện tượng rửa trôi, vừa để dành phục vụ giai đoạn làm đòng đến nuôi bông, nuôi hạt. Cùng với các loại phân hữu cơ ủ mục, các sản phẩm ĐYT NPK chuyên bón lót công thức 6:11:2 hoặc 5:10:3 được bón trước bừa cấy hoặc khi đang bừa cấy; nếu ruộng không chủ động tưới tiêu thì sau khi bừa xong, chờ đứng nước là bón phân lót ngay; không được để nước trong, bùn lắng rồi mới bón phân lót. Ruộng cao, đất cát thì bừa xong cấy ngay. Những ruộng đất thịt thì sau khi bùn lắng, gạn bớt nước trong rồi cấy nông.
Phân thúc bón sớm giúp cây lúa đẻ sớm, đẻ tập trung. Chân ruộng vàn, vàn cao, đất cát pha, thịt nhẹ; sau cấy 4-5 ngày bón 1/3 lượng phân ĐYT NPK chuyên bón thúc công thức 12:5:10 hoặc 16:5:17, sau đó 7-10 ngày bón hết lượng còn lại. Chân ruộng vàn thấp bớt khoảng 1/3 lượng phân thúc và tập trung bón hết sau cấy 5-7 ngày. (Bón phân thúc khi ruộng cạn nước để hạn chế sự rửa trôi và bay hơi phân bón, đồng thời kích thích cây lúa đẻ nhánh sớm).
Thực tế nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vừa giảm công chăm bón, vừa hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Phân bón gặp khó, công nhân Lâm Thao vẫn thu nhập 7,7 triệu/tháng Tại buổi gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao bước vào sản xuất (24.6.1962 - 24.6.2017), ông Phạm Quang Tuyến - Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, mặc dù ngành phân bón đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, song công ty vẫn tạo đủ công...