Áp thấp vào biển đông có thể mạnh thành bão
Khoảng ngày 29 đến 30-11, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh nam Trung bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới lúc 14g30 ngày 27-11 – Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương
Ngày 27-11, ông Hoàng Đức Cường, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết khi vào khu vực đông nam biển Đông, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão và ảnh hưởng trực tiếp đến cácn tỉnh nam Trung bộ trong khoảng từ 29 đến 30-11.
Tuy vậy ông Cường cho rằng khả năng mạnh thành bão chưa rõ ràng, tỷ lệ vẫn 50-50, vì vậy cần theo dõi sát diễn biến áp thấp nhiệt đới.
Video đang HOT
Tối 27-11, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực phía bắc biển Xulu (Philippines) với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (từ 39-49km/giờ), giật cấp 7-8.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km vào biển phía biển Đông.
Đến ngày 28-11, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 150km về phía đông.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía đông nam biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển, ngày 27-11 Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã có công điện gửi Ban chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang cùng các bộ ngành liên quan.
Công điện đề nghị các đơn vị trên thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng đi của ATNĐ và thời tiết nguy hiểm để chủ động phòng, tránh; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để đáp ứng khi có yêu cầu.
Theo Tuổi Trẻ
Triều cường sẽ đạt đỉnh 1,55 - 1,60 m tại TP.HCM
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước cao nhất ngày vùng hạ lưu các sông Nam bộ đang lên theo kỳ triều cường đầu tháng 10 âm lịch.
Triều cường gây ngập dưới chân cầu Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, đỉnh triều cao nhất trong đợt này sẽ xuất hiện trong các ngày từ 24 - 25.11 (mùng 3 - 4.10 âm lịch), tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) có khả năng ở mức 1,55 - 1,60 m (cao hơn BĐ 3 từ 0,05 - 0,10 m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều cao nhất trong ngày từ 4 - 6 giờ và từ 17 - 19 giờ.
Tại trạm Thủ Dầu Một (sông Sài Gòn) có khả năng ở mức trên BĐ 3 từ 0,05 - 0,10 m; tại trạm Biên Hòa (sông Đồng Nai) ở mức dưới BĐ 2. Mực nước đỉnh triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ sẽ tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới.
M.Vọng
Theo Thanhnien
Sóng lớn cao 5m dội bờ, đe dọa hàng chục hộ dân Liên tiếp trong những ngày qua, triều cường lại xuất hiện tại xóm Rớ, khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đe dọa tính mạng hàng chục hộ dân sống tại khu vực này. Theo người dân phản ánh, liên tiếp trong 2 ngày từ 17 đến 18/11, triều cường xuất hiện với sóng lớn tiếp tục xâm thực...