Áp thấp nhiệt đới tiến sát bờ, Sài Gòn sẽ có mưa lớn
Áp thấp nhiệt đới ở nam Biển Đông với sức gió mạnh nhất giật cấp 8-9 đang tiến vào bờ biển các tỉnh Bình Thuận-Bến Tre.
Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới – Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn trung ương
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn trung ương, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở đảo Huyền Trân (quần đảo Trường Sa) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8.
Lúc 7 giờ sáng nay 12-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,4 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Thuận-Bến Tre khoảng 300 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km.
Đến 7 giờ ngày 13-12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): từ vĩ tuyến 8,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 12,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông.
Video đang HOT
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10 km.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Sóc Trăng (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-3 m. Biển động mạnh.
Từ đêm 12-12, vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre có gió giật mạnh cấp 6-7.
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa từ nay đến hết ngày 13-12 ở Quảng Ngãi đến Bình Thuận 100-150 mm, khu vực Nam Bộ 50-100 mm. Trên các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Ngoài ra, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng chiều tối và đêm 13-12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 14-12, ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-18 độ C, vùng núi 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C.
Hà Nội từ đêm 14-12 trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-17 độ C.
(Theo Người Lao Động)
Hàng loạt đường ở Sài Gòn sẽ ngập do triều cường, áp thấp
Áp thấp nhiệt đới vào Nam Bộ gây mưa lớn trùng đợt triều cường tháng 12 đang lên cao khả năng các khu vực thấp, trũng ở TP HCM bị ngập nặng.
Mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trùng thời điểm triều cường cao sẽ khiến 9 tuyến đường ở TP HCM ngập nặng. Ảnh: Phạm Duy.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Nam Bộ sẽ có mưa 50-100 mm và dông, có thể xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh vào sáng mai.
Theo Trung tâm chống ngập TP HCM, áp thấp nhiệt đới vào các tỉnh Nam Bộ lần này trùng với thời điểm đợt triều cường giữa tháng 12 đang lên cao - dự báo vượt báo động 3 (1,5 m) nên khả năng ngập úng có thể xảy ra. Ngày 14/12, tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đỉnh triều đạt 1,59 m; ngày 15/12 tăng lên 1,6 m.
Dự báo sẽ có 9 tuyến đường bị ngập (chưa kể các tuyến đường do quận huyện quản lý). Trong đó, 2 đường ngập nặng là Lương Định Của (quận 2) và Huỳnh Tấn Phát (quận 7); 7 tuyến đường ngập nhẹ là Nguyễn Văn Hưởng, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Tỉnh lộ 10, đường 26.
"Trung tâm chống ngập đã triển khai cho đơn vị thuê bao là Công ty thoát nước đô thị thành phố kiểm tra, rà soát lại tất cả các điểm có nguy cơ ngập, túc trực ở hơn 40 trạm bơm nếu xảy ra ngập phải bơm nước ứng cứu liền", đại diện trung tâm chống ngập cho biết.
Đơn vị thoát nước cũng tập trung toàn bộ nhân lực với hơn 500 người rải đều các quận huyện và túc trực 24/24 để khi xảy ra ngập là xử lý liền. 30 phương tiện máy móc thiết bị (xe cẩu, xe tải, xe hút, máy bơm) cũng được huy động thường xuyên tham gia chống ngập.
Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng 12/12 áp thấp nhiệt đới mạnh lên, đảo Huyền Trân (quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 7 (50-60 km/h). 10h, tâm áp thấp nhiệt đới còn cách bờ biển các tỉnh Bình Thuận - Bến Tre khoảng 290 km với gió mạnh nhất ở gần tâm đạt cấp 7, giật cấp 8-9.
Ngày mai, cùng thời điểm này, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng ven biển các tỉnh Bình Thuận - Bến Tre với ức gió mạnh nhất mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9. Sau đó sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vưc miền Đông Nam Bộ.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Sóc Trăng (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh nhất đạt cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh.
Các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có mưa rất to (100-150 mm), trên các sông khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Sài Gòn ứng phó áp thấp nhiệt đới hướng vào Nam Bộ Trước việc áp thấp nhiệt đới hướng vào các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Sóc Trăng, TP HCM chỉ đạo các sở ngành và địa phương chuẩn bị phương án đối phó. Chiều 11/12, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP HCM yêu cầu UBND huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan...