Áp thấp nhiệt đới mới trên biển Đông
Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới vào chiều nay, chỉ sau 4 ngày cơn bão Talas càn quét Nghệ An – Hà Tĩnh.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, lúc 19h ngày 21/7, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất 50 km/h, đạt cấp 6.
Với hướng tây bắc, vận tốc 10 km/h, đến chiều tối 22/7 áp thấp nhiệt đới cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 220 km về phía đông, sức gió mạnh nhất 60 km/h, tăng một cấp. Những ngày tiếp theo nó còn có khả năng mạnh thêm. Vùng nguy hiểm cho tàu thuyền là từ vĩ tuyến 16,5 đến 21 độ, phía tây kinh tuyến 115 độ.
Đường đi của áp thấp nhiệt đới theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Theo một chuyên gia khí tượng, áp thấp nhiệt đới này khả năng mạnh thành bão và đổ bộ miền Bắc.
Video đang HOT
Hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới khiến bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6-7. Khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có mưa rào và giông.
Đây là áp thấp nhiệt đới thứ tư trong mùa mưa bão năm nay, trong đó hai áp thấp mạnh lên thành bão. Gần đây nhất là cơn bão Talas đổ bộ Nghệ An – Hà Tĩnh rạng sáng 17/7.
Theo cơ quan khí tượng, mùa mưa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biên Đông, nhiêu hơn so vơi trung bình các năm trước (12 cơn). Trong đó 3-4 cơn đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ.
Phạm Hương
Theo VNE
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông
Chiều 10/6, vùng áp thấp ở phía đông biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, sức gió tối đa 50 km/h.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, 13h ngày 10/6, tâm áp thấp nhiệt đới ở phía đông biển Đông, sức gió mạnh nhất 50 km/giờ, tương đương cấp 6, giật cấp 7-8.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới theo hướng bắc tây bắc, tốc độ 15 km mỗi giờ và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 11/6, tâm áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa 380 km về phía đông, sức gió tối đa 60 km/h (cấp 7).
Vùng biển phía đông khu vực Bắc và giữa biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.
Do ấp thấp kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam nên nam biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông mạnh. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Đây là áp thấp nhiệt đới thứ hai trong mùa mưa bão năm nay. Trước đó ngày 17/4, một áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông, giáp Philippines, nhưng sau đó nhanh chóng tan.
Theo cơ quan khí tượng, mùa mưa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biên Đông, nhiêu hơn so vơi trung bình các năm trước (12 cơn). Trong đó 3-4 cơn đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai hôm nay đã có văn bản gửi các tỉnh thành ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đề nghị theo dõi chặt chẽ, thông báo cho chủ tàu thuyền biết hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để phòng tránh.
Xuân Hoa
Theo VNE
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, hướng Thanh Hóa - Hà Tĩnh Dự kiến ngày 17/7, cơn bão thứ hai trong năm nay sẽ đi vào vùng biển Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, chiều nay áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trong năm ở biển Đông, tên quốc tế là Talas. Lúc 13h, bão trên khu...