Áp thấp nhiệt đới gây thiệt hại nhiều nơi
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương dự báo ngày 19-11, áp thấp nhiệt đới suy yếu thành áp thấp ở khu vực miền Đông Nam Bộ gây mưa vừa và mưa to
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, chiều tối 18-11, ở vùng biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trước đó, áp thấp nhiệt đới đã gây thiệt hại nặng nề ở Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận…
Phú Yên: Nhiều du khách gặp nạn trong lốc xoáy
Chiều 18-11, ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, đã đến thăm 27 du khách và người dân bị thương do lốc xoáy tại khu vực di tích thắng cảnh cấp quốc gia Gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An).
Toàn bộ 23 du khách bị thương đến tối cùng ngày đều đã xuất viện về quê. Riêng 2 người dân bị thương nặng ở phần đầu vẫn còn lưu tại bệnh viện để theo dõi. Theo ông Thành, phần lớn du khách gặp nạn đến từ TP HCM.
Trận lốc xoáy kinh hoàng xảy ra lúc 10 giờ 30 phút đã cuốn phăng, làm sập hoàn toàn 11 hàng quán. Gần 100 du khách trú mưa ở các hàng quán khi tham quan Gành Đá Đĩa kịp chạy thoát, trú vào các hốc đá, cổng chào. Tuy nhiên, 23 du khách chạy không kịp, bị cây, tấm lợp đè nên bị thương. Lốc xoáy diễn ra trong 2 phút cũng đã làm hư hỏng nặng 5 xe du lịch và 59 căn nhà. Nhận được thông tin của Báo Người Lao Động, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn kịp thời đưa người bị thương đến bệnh viện cấp cứu.
Khu Du lịch Gành Đá Đĩa tan hoang sau lốc xoáy Ảnh: Thế Dũng
Tại thôn Mỹ Phú 2, xã An Hiệp, huyện Tuy An, dù nước từ thượng nguồn chưa về nhiều nhưng hàng trăm nhà dân bị ngập nặng. Con đường từ Quốc lộ 1 qua xã An Hiệp để lên xã An Lĩnh (huyện Tuy An) bị ngập sâu gần 1 m. Nhiều tài sản người dân ở thôn Mỹ Phú 2 không kịp di dời bị hư hỏng. Các công trình công cộng như Trạm xá xã An Hiệp, điểm Trường Mẫu giáo thôn Mỹ Phú 2 ngập trên 1 m.
Nhiều người dân cho biết trong trận lũ năm 2016, một đoạn bờ suối Cái (suối Đá) chảy qua thôn này bị vỡ nên nước từ suối chảy vào làng gây ngập nặng. Bốn cô giáo và gần 20 học sinh trường mẫu giáo suýt chết. Sau trận lũ, tỉnh Phú Yên đã đầu tư 64 tỉ đồng để xây dựng các hạng mục sửa chữa khôi phục hệ thống đập dâng thủy lợi, kè bảo vệ bờ suối Cái, sửa chữa khôi phục tuyến đường An Hiệp – An Lĩnh. Thế nhưng, từ đầu mùa mưa đến nay, đã 3 lần nước ngập nhà dân. “Bờ kè xây thấp còn hơn cả bờ suối trước đây. Lòng suối lại bó hẹp hơn nên cứ mưa là nước tràn vào khu dân cư” – chị Phạm Thị Ly, một người dân, nói.
Sau khi cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương kiểm tra tình hình ngập lụt, ông Bùi Văn Thành cho biết lãnh đạo tỉnh đã thống nhất với người dân cho nâng bờ kè suối Cái lên cao hơn 1 m so với hiện tại để ngăn nước tràn vào khu dân cư.
Video đang HOT
Khánh Hòa: Giao thông tê liệt
Tại TP Nha Trang, mưa lớn đã gây ngập tất cả các tuyến đường nội thị. Đặc biệt, các cửa ngõ vào TP đều bị ngập nên Nha Trang “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Trên đường 2 Tháng 4 một xe tang phải đậu từ trưa đến hơn 16 giờ vì không thể tìm được đường ra nghĩa trang. Một tài xế xe ôm chở khách len lỏi khắp các con hẻm để vào TP nhưng bất thành.
“Nhà tôi cũng đang rước dâu từ TP Tuy Hòa, Phú Yên vào. Lịch là 11 giờ làm lễ mà giờ chưa đến được nhà. Gia đình đang tính chắc phải đến tối đưa về nhà hàng làm lễ luôn” – tài xế xe ôm kể.
Quốc lộ 1 qua Khánh Hòa ngập nặng Ảnh: Kỳ Nam
Ông Đặng Lợi, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng (TP Nha Trang), cho biết mưa lớn từ đêm 17 đến sáng 18-11 khiến đại lộ Nguyễn Tất Thành đi sân bay quốc tế Cam Ranh đã bị ngập cục bộ và sạt lở nặng.
Ga Nha Trang ngập sâu hơn nửa mét khiến các đoàn tàu không đi được. Đường ray thuộc 2 khu Nha Trang – Lương Sơn, Nha Trang – Cây Cầy trên tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng bị ngập khiến 2 đoàn tàu SE7, SE8 buộc phải dừng lại. Hơn 700 hành khách phải được trung chuyển để tiếp tục hành trình. Ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Vận tải đường sắt Sài Gòn Chi nhánh tại Nha Trang, cho biết đến tối 18-11 mới thông được tuyến qua Khánh Hòa.
Trong khi đó, ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III, cho biết Quốc lộ 1 qua Cam Ranh cũng ngập nặng.
Khoảng 300 m3 đất, đá sạt lở và rơi từ taluy dương xuống, làm lấp rãnh dọc và mặt đường gây khó khăn cho việc đi trên đèo Khánh Lê (Quốc lộ 27C, đường Nha Trang – Đà Lạt) cũng được các đơn vị thu dọn để bảo đảm an toàn giao thông.
Một số vùng trũng của huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận như Văn Lâm, Phước Minh, Phước Ninh đã bị ngập nặng trong khu dân cư. Hơn 100 căn nhà ngập sâu trong nước; nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã cũng ngập từ 50-70 cm.
Hồng Ánh – Kỳ Nam – Lê Trường
Theo nld.com.vn
Mưa lũ tại Khánh Hoà 13 người chết: Chủ quan hay bất ngờ?
Mưa lớn đã khiến nhiều khu vực tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bị ngập sâu, sạt lở. 13 người chết và 4 người mất tích, 25 người khác bị thương.
Mưa lớn tại Khánh Hoà gây sạt lở đã gây nhiều thiệt hại ban đầu. Những mất mát về người với những con số như 17 người chết và mất tích, gần 30 người bị thương, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chỉ trong 2-3 giờ đồng hồ, những thiệt hại về tính mạng, tài sản tại 7 điểm thuộc 5 phường, xã ở thành phố Nha Trang là quá bất ngờ. Có những người buổi sáng cùng gia đình đi ăn phở bị sạt núi thì bị thiệt mạng, nhiều người đang ở trong nhà cũng bị nước cuốn. Và chưa bao giờ các lực lượng chức năng của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa phải ứng phó với thiên tai sạt lở trên diện rộng như vậy
Theo phóng viên Thái Bình - Thường trú VOV tại Khánh Hoà, lâu nay, thành phố Nha Trang được đánh giá là có thời tiết khá thuận lợi nên người dân cũng có tâm lý chủ quan. Tại 4 địa điểm bị sạt lở lại không phải là những điểm xung yếu nhưng lại xảy ra sạt lở. Đặc biệt là hồ chứa nước nhân tạo tại Khu dân cư Hoàng Phú đã sạt lở, cuốn trôi, làm sập gần 10 nhà dân, làm 3 người chết, 1 người bị thương.
Khu dân cư tại Xóm Núi được đánh giá là nguy hiểm, nhiều lần xảy ra sạt lở, lần này có đến 6 người chết và mất tích. Khu dân cư này không đảm bảo an toàn người dân cần phải được di dời nhưng tỉnh Khánh Hòa lại chưa có kế hoạch cho vấn đề này. Còn lại những khu vực khác như Hồ nhân tạo tại Khu dân cư Hoàng Phú trong quá trình xây dựng không được đánh giá tác động môi trường kỹ càng nên đã xảy ra hậu quả đau lòng. Qua đây cho thấy công tác phòng tránh thiên tai vẫn còn nhiều bất cập từ phía chính quyền đến người dân.
Trước đó, từ rạng sáng 18/11, khu vực thành phố Nha Trang có mưa lớn dồn dập, lượng mưa lớn trong thời gian nửa buổi sáng khiến nhiều tuyến đường bộ tại thành phố bị ngập, nhiều khu dân cư ngập đến hơn 1 mét rưỡi. Mưa lớn làm 6 điểm dân cư tại ven các triền đồi thuộc các xã, phường: Phước Đồng, Vĩnh Thọ, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa bị sạt lở, vùi lấp hàng chục nhà dân.
Mưa lớn gây sạt lở tại phường Vĩnh Hòa.
Mưa lớn gây sạt lở đã gây nhiều thiệt hại ban đầu. Những mất mát về người với những con số như 17 người chết và mất tích, gần 30 người bị thương, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Nhiều nhà cửa tại xã Phước Đồng đã bị san phẳng.
Công tác cứu hộ, cứu nạn được các lực lượng tổ chức khẩn trương. Thiệt hại nặng nề là tại xóm Núi, thuộc thôn Thành Phát, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang. Đây là một khu dân cư tự phát của các lao động nghèo nằm dọc thung lũng thuộc dãy núi Hòn Rớ. Sáng nay, mưa lớn, đất đá từ trên núi đã sạt lở, nước từ triền núi chảy mạnh như lũ ống, nhanh chóng làm sập hàng chục ngôi nhà, cuốn theo hàng chục người dân. Tại khu vực này lực lượng chức năng đã tìm thấy xác 4 nạn nhân và đang tìm kiếm 2 người khác. Nhiều người may mắn sống sót bỗng chốc trắng tay.
Bà Chu Thị Đan, ở xóm Núi kể lại: "Bà con chúng tôi không biết sáng nay mưa to như vậy. Nước chảy từ trên núi sạt xuống như thác. Nước cuốn người, đồ đạc trôi. Người bị mất tích, số bị thương chưa đếm được".
Sạt lở gây chết người ở Vĩnh Hòa, TP Nha Trang.
Trong số 6 khu vực sạt lở, có những khu vực mới phát sinh, lần đầu xảy ra sạt lở như tại phường Vĩnh Thọ, phường Vĩnh Trường, phường Vĩnh Hòa. Đặc biệt, tại đường Tôn Thất Tùng, phường Vĩnh Thọ, một khối lớn đất đá từ đồi Lasan đã đổ ập xuống một quán phở khi mọi người đang ăn sáng. Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương.
Tại 4 địa điểm bị sạt lở lại không phải là những điểm xung yếu nhưng lại xảy ra sạt lở. Đặc biệt là hồ chứa nước nhân tạo tại Khu dân cư Hoàng Phú đã sạt lở, cuốn trôi, làm sập gần 10 nhà dân, làm 3 người chết, 1 người bị thương.
Ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Trong dịp này phải rà soát lại toàn bộ những điểm tưởng chừng không xung yếu lại xung yếu. Vì lượng mưa quá lớn 380mm, đây là lượng mưa lịch sử. Với lượng mưa như vậy, khu vực đồi địa chất không ổn định, gây sạt lở".
Bộ đội giúp dân di dời đồ đạc tại xã Phước Đồng.
Khu dân cư tại Xóm Núi được đánh giá là nguy hiểm, nhiều lần xảy ra sạt lở, lần này có đến 6 người chết và mất tích. Khu dân cư này không đảm bảo an toàn người dân cần phải được di dời nhưng tỉnh Khánh Hòa lại chưa có kế hoạch cho vấn đề này. Còn lại những khu vực khác như Hồ nhân tạo tại Khu dân cư Hoàng Phú trong quá trình xây dựng không được đánh giá tác động môi trường kỹ càng nên đã xảy ra hậu quả đau lòng. Qua đây cho thấy coing tác phòng tránh thiên tai vẫn còn nhiều bất cập từ phía chính quyền đến người dân.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức họp khẩn với thành phố Nha Trang, trước mắt, tập trung tối đa lực lượng gồm các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn, Công an, Bộ đội Biên phòng để ứng cứu người dân./.
Thái Bình/VOV-Miền Trung
Thủ tướng gửi lời chia buồn sâu sắc đến nạn nhân mưa lũ Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng do mưa lũ, chia sẻ những khó khăn, mất mát của đồng bào, chính quyền các địa phương. Công điện nêu rõ, ngày 18/11 vừa qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu...