Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, Thanh Hóa ra công điện ứng phó
Trước việc áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão hướng vào vùng biển các tình Bắc Trung Bộ và Trung Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện ứng phó
Tối 17-9, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã có Công điện số 21 gửi các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, TP và các đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngư dân Thanh Hóa di chuyển thuyền bè ứng phó với bão số 3 (Yagi) vừa qua. Ảnh: Tuấn Minh
Công điện nêu rõ theo bản tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng ngày 17-9, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông. Hồi 13 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ vĩ Bắc, 119,0 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 20-25 km/giờ, hướng về quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão.
Bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới.
Video đang HOT
Để chủ động ứng phó với thiên tai, thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai có thể gây ra; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.
Khu vực bờ biển huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nghiêm trọng do mưa bão. Ảnh: Tuấn Minh
Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển; chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.
Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các khu vực trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng giao các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc công điện theo chức năng nhiệm vụ của tình đơn vị, sở ngành, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp theo quy định.
Thừa Thiên Huế cảnh báo hàng loạt vị trí nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Trên địa bàn xã Phú Hồ và Phú Xuân đã xảy ra lốc xoáy làm 1 người bị thương; 12 nhà tốc mái.
Hiện, chính quyền 2 xã Phú Hồ và Phú Xuân phối hợp với lực lượng chức năng cùng các gia đình bị ảnh hưởng tiến hành sửa chữa khắc phục kịp thời trong chiều nay, trước khi ảnh hưởng áp thấp và mưa bão.
Đến trưa 18/9, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng mạnh lên thành bão số 4, từ ngày 18-21/, trên toàn tỉnh sẽ có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-300mm, có nơi trên 450mm.
Sạt lở núi Phú Gia (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tràn xuống đường giao thông vào cuối năm 2021.
Ông Đào Hữu Bích, Chủ tịch UBND xã Phú Hồ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp tháp nhiệt đới nên vào lúc 5h 30 sáng cùng ngày, tại địa phương đã xảy ra lốc xoáy. Cơn lốc xoáy quét qua khiến 1 người bị thương và 7 hộ dân bị tốc mái nhà và công trình phụ.
Cùng thời điểm, tại xã Phú Xuân (huyện Phú Vang) cũng xảy ra lốc xoáy khiến 5 nhà tốc mái và gây hư hại hoa màu của người dân. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng xung kích của 2 xã Phú Xuân và Phú Hồ tiến hành sửa chữa khắc phục kịp thời trong chiều nay, trước khi ảnh hưởng áp thấp và mưa bão.
Một nhà dân ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang bị lốc xoáy bay tốc ngói vào sáng 18/9.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến 11h ngày 18/9, 1.884 phương tiện tàu thuyền/10.685 lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế đã vào bờ trú ẩn an toàn. Ngoài ra, hiện ở các điểm tránh trú của tỉnh có 23 phương tiện với 194 lao động ngoại tỉnh vào neo đậu.
Trước việc áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng mạnh lên thành bão số 4 và Thừa Thiên Huế được cảnh báo nguy cơ cao trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn rà soát các kịch bản ứng phó thiên tai, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh đánh bắt, nuôi thủy sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
Bờ biển Giang Hải (huyện Phú Lộc) có nhiều đoạn bị xâm thực.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng vừa có thông báo gửi các địa phương, chủ hồ đập cập nhật cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông và sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ở huyện Phong Điền, trượt lở đất đá vùng núi nguy cơ rất cao dọc tuyến đường 71 từ Phong Xuân đi đến các công trình thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, A Lin B1.
Một hộ dân ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang lợp lại mái sau lốc xoáy quét qua.
Ở thị xã Hương Trà, nguy cơ sạt lở các tuyến giao thông dọc tuyến Quốc lộ 49A đoạn qua các xã Bình Thành, Bình Tiến, Hương Bình, dọc tuyến đường đi vào thủy điện Hương Điền; ở huyện A Lưới nguy cơ trượt lở đất đá vùng núi tại khu vực Bốt Đỏ xã Phú Vinh, Lâm Đớt và các xã dọc đường Hồ Chí Minh; ở huyện Nam Đông nguy cơ cao trượt lở đất đá, mái taluy tuyến đường cao tốc La Sơn - Túy Loan nhất là đoạn qua xã Hương Phú, Hương Lộc, chú ý các cung đường đèo dốc, lưu ý các đoạn đã xuất hiện trượt lở trước đây...
Căn cứ vị trí cảnh báo, các địa phương, đơn vị khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối... để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, địa bàn dễ bị chia cắt.
Các chủ đập, chủ đầu tư công trình thủy lợi, thủy điện tiếp tục kiểm tra, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở ven hồ, thượng, hạ lưu công trình đầu mối. Đề phòng đất đá sạt lở bờ hồ, vai đập gây sóng lũ và làm nước hồ dâng cao đột ngột gây sự cố công trình.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10 Theo tin khẩn cấp của cơ quan khí tượng, lúc 4h hôm nay vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Trong các giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn...