Áp thấp có thể mạnh thành bão khi tiến gần Nam Bộ
Di chuyển nhanh, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong đêm nay. Ven biển từ Nam Trung Bộ tới Nam Bộ mưa lớn.
Vị trí và hướng đi dự báo của áp thấp chiều 14/11. Ảnh: NCHMF.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, chiều 14/11, tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau khoảng 300 km về phía đông. So với hôm qua, áp thấp mạnh hơn một cấp, đạt cấp 7 (50 đến 61 km một giờ), giật cấp 9.
Chiều và đêm nay, áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng tây với tốc độ 10-15 km mỗi giờ và có khả năng mạnh lên thành bão. Khoảng 1h sáng 15/11, tâm bão chỉ còn cách bờ biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau khoảng 200 km về phía đông đông nam, mạnh cấp 8 (62 đến 74 km một giờ).
Video đang HOT
Ngày mai (15/11), bão giữ nguyên hướng di chuyển và tốc độ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trước khi tiến vào vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau.
Hoàn lưu áp thấp nhiệt đới khiến khu vực phía tây quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (gồm các đảo Phú Quý và Côn Đảo) có mưa dông mạnh, gió cấp 6-7, biển động mạnh. Ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau sáng 15/11 gió mạnh cấp 6-7. Các tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ từ đêm nay có mưa lớn.
Theo VNE
Bão tan, 3 người chết, 3 người mất tích
Hôm 29.10, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi bản tin cuối cùng về cơn bão số 8 cho biết sau khi đi vào khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, bão đã suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp, tiếp tục suy yếu và tan dần.
Bão đã gây mưa vừa, mưa to đến rất to tại các tỉnh ven biển phía Đông Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ. Tổng lượng mưa đo được ở khu vực ven biển Bắc bộ phổ biến trong khoảng từ 100-200 mm. Một số nơi lên đến hơn 400 mm. Các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ có mưa phổ biến từ 50-100 mm. Các tỉnh ven biển phía Đông Bắc bộ đã có gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 - 10. Một số nơi có gió mạnh hơn như đảo Hòn Dấu gió mạnh cấp 12, giật cấp 13 Thái Bình gió cấp 11, giật cấp 14 Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 14...
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư, tính đến chiều qua 29.10, bão số 8 đã cướp đi sinh mạng của 3 người, làm 3 người khác mất tích và 13 người bị thương. Trong đó, tại Nam Định có 2 người chết do nhà sập và gặp tai nạn trên sông, 1 người ở Nghệ An bị chết do ngã trong lúc chằng chống nhà cửa. Quảng Ninh có 2 người và Nghệ An có 1 người bị mất tích.
Tháp truyền hình Nam Định trước đây (trái)... giờ chỉ là đống sắt vụn - Ảnh: Hoàng Long
Gió, mưa của bão cũng đã làm sập 11 ngôi nhà tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa làm tốc mái và hư hỏng 5.073 ngôi nhà của người dân, trong đó 2 tỉnh thiệt hại nặng nhất là Hải Phòng (2.896 nhà), Thanh Hóa (2.172 nhà). 24.616 ha diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản bị ngập và hư hại. Sóng to, gió lớn đánh chìm 36 tàu và 5 thuyền nhỏ. Gió mạnh cũng đã làm đổ cột phát sóng cao 180 m của Đài phát thanh và truyền hình Nam Định và cột phát sóng cao 16 m tại Quảng Ninh, kéo đổ 31 cột phát sóng khác, 500 cột điện cao thế và 5.012 cột điện hạ thế.
Trong ngày, Bộ Quốc phòng đã điều động 2 trực thăng bay cứu hộ cứu nạn, đưa 35 người trên giàn khoan GSF KEY HAWAII vào đất liền an toàn.
Kiểm tra tháp truyền hình bị gãy
Chiều qua, đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã về làm việc với Đài phát thanh và truyền hình Nam Định xung quanh sự cố gió bão quật gãy tháp truyền hình cao 180 m lúc 20 giờ 40 phút ngày 28.10.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đoàn công tác đang kiểm tra và hướng dẫn Sở Xây dựng Nam Định cùng các bên có liên quan thu thập hồ sơ hoàn công công trình để xem xét, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và chất lượng của ngọn tháp truyền hình được coi là cao nhất miền Bắc. Tháp này tiếp sóng Đài truyền hình Việt Nam cho khu vực Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.
Tháp truyền hình Nam Định được một công ty kinh doanh lĩnh vực truyền thông, viễn thông nhập về từ Malaysia, bán cho Đài phát thanh và truyền hình Nam Định với giá hơn 11 tỉ đồng. Đài phát thanh và truyền hình Nam Định thuê Công ty CP công trình Viettel thi công. Giữa năm 2010, tháp hoàn thành đi vào khai thác. Cộng cả khung tháp và các thiết bị gắn trên tháp, vụ gãy tháp truyền hình gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng, phần lớn chi phí đầu tư xây dựng tháp là từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo một chuyên gia trong ngành xây lắp, các công trình có chiều cao lớn khi lắp đặt đều phải được tính đến sức chịu gió bão, sét đánh... Theo quy chuẩn xây dựng VN, công trình tháp truyền hình Nam Định xây dựng ở vùng gió bão IV-B, có tải trọng gió là 155 KG/m2, tương đương bão cấp 12 (tức là công trình này phải chịu được bão cấp 12). Chính vì vậy, chất lượng công trình, phương án thiết kế, thi công tháp rất cần được làm rõ để tìm ra nguyên nhân thực sự.
Ngay sáng 29.10, lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam đã về Nam Định bàn giải pháp hỗ trợ Đài phát thanh và truyền hình Nam Định. Để có thể phát sóng trở lại ngay trong ngày 29.10, chỉ có biện pháp xin nhờ cáp quang của ngành viễn thông và mượn thiết bị phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam để tiếp và phát sóng đến các tỉnh trong khu vực như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình.
Theo TNO
Bão số 8 suy yếu nhanh thành vùng áp thấp Sáng nay 29.10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi bản tin cuối cùng về cơn bão số 8 Theo đó, sau khi đi vào khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, bão số 8 đã suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp. Trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng đông...