Áp thấp có thể không mạnh thành bão khi vào miền Nam
Dù dự báo chiều nay áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão và đổ bộ vào đất liền, song đến 17h, cơ quan dự báo kết luận khả năng này là 50 – 50.
Theo bản tin lúc 17h30 ngày 6/11 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 16h chiều nay, tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên vùng ven biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp mạnh cấp 7 (50 – 61 km/h), giật cấp 8.
Trong 12 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ 25 – 30 km mỗi giờ và đi vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến 4h sáng mai (7/11) tâm áp thấp sẽ nằm trên đất liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 – 49 km/h), giật cấp 8.
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Trung ương khả năng áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão khi vào đất liền là 50 – 50. Ảnh: NCHMF
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, theo dự báo, khi đổ bộ, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão hoặc vẫn giữ nguyên là áp thấp nhiệt đới, tỷ lệ này là 50 – 50.
Video đang HOT
Tối và khuya nay, khu vực Nam Bộ có mưa và dông cần đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh. Riêng miền Đông Nam Bộ và TP HCM mưa to đến rất to. Đề phòng lũ quét ở vùng núi thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mưa lớn kết hợp với triều cường làm mực nước dâng cao gây ngập ở các vùng thấp trũng, ven biển, ven sông của TP HCM, Bình Dương và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, cơ quan dự báo cũng cho biết, bão Haiyan đang hướng vào biển Đông với sức gió mạnh nhất đạt cấp 17, có khả năng đi vào biển Đông vào đêm 8/11.
Tại TP HCM, để chủ động đối phó khả năng có bão, chiều nay, Phó chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã có công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia TP HCM, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường học trên địa bàn thành phố và UBND các quận, huyện yêu cầu thông báo ngay cho giáo viên, học sinh, sinh viên nghỉ học kể từ chiều nay cho đến hết ngày 6/11.
Theo VNE
TP.HCM xem xét tăng giá 1.821 dịch vụ khám chữa bệnh
Ngày 30/10, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND thành phố dự kiến sẽ có tờ trình trình HĐND thành phố vào kỳ họp cuối năm để tăng giá dịch vụ y tế.
Bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị ung thư - Ảnh: Đình Phú
Theo đó, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan liên quan rà soát lại các nội dung về tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh; phải tính toán việc tăng viện phí sẽ ảnh hưởng đến chỉ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 1.2014 như thế nào và đưa ra phương án thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố (theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính).
Trước đó, tại kỳ họp lần 10 HĐND TP.HCM khóa 8 (diễn ra từ 10 - 13.7), UBND TP.HCM chuẩn bị trình 12 tờ trình để các đại biểu xem xét thông qua.
Tuy nhiên, ngay trước ngày khai mạc kỳ họp, UBND TP.HCM đã rút lại tờ trình về việc điều chỉnh tăng giá 1.821 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Vào thời điểm đó, trao đổi với PV, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận, nói: "Việc rút lại tờ trình tăng viện phí để giảm gánh nặng cho người dân trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay. Mục tiêu của thành phố là phải làm sao để đảm bảo an sinh xã hội. Về việc có tăng viện phí hay không, có thể cuối năm nay, thành phố sẽ xem xét và trình lại".
Hiện mạng lưới y tế của TP.HCM có 112 bệnh viện các loại với trên 31.900 giường bệnh cùng nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa khác. Với dân số trên 10 triệu người, số giường bệnh bình quân trong thành phố chỉ đạt tỷ lệ 42 giường bệnh/10.000 dân.
Nhu cầu khám, điều trị của nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận rất lớn nên các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trong đó tập trung ở các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối, như Bệnh viện Ung bướu công suất sử dụng giường lên đến 247%; Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình lên đến 140%; Bệnh viện Nhi Đồng 1 lên đến 127%...
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2013 có 15,9 triệu lượt người đến khám và trị bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế của thành phố; tăng 2,1 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú 688.000 lượt, tăng 6,06%; số bệnh nhân điều trị ngoại trú 2,2 triệu lượt, tăng 21,6% so cùng kỳ năm 2012.
Cho đến nay, TP.HCM là địa phương duy nhất trong cả nước vẫn chưa thông qua tăng viện phí theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Theo Xahoi
TP HCM có Phó chủ tịch mới Ông Lê Thanh Liêm (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) được bầu chọn làm Phó chủ tịch UBND TP thay ông Lê Minh Trí đã được Ban bí thứ Trung ương phân công làm Phó ban Nội chính Trung ương. Sáng 27/9, tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP HCM với chuyên đề "Đề án thí điểm chính quyền...