Áp thấp áp sát đất liền, gần 3.400 ngư dân Quảng Nam còn ở ngoài khơi
Gần 3.400 ngư dân Quảng Nam còn ở ngoài khơi trong khi áp thấp trên Biển Đông đang áp sát đất liền và khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Sáng 7/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam có báo cáo nhanh về công tác triển khai phòng chống áp thấp nhiệt đới.
Theo đó, tính đến 6h cùng ngày, số tàu cá Quảng Nam đang hoạt động trên biển là 129 tàu với 3.391 lao động. Trong đó, khu vực Hoàng Sa: 33 tàu/286 lao động, khu vực Trường Sa: 79 tàu/3.002 lao động, tàu hoạt động gần bờ: 17 tàu/103 lao động.
3.391 ngư dân trên 129 tàu cá Quảng Nam đang còn ở ngoài khơi.
Hiện, Đài thông tin tìm kiếm cứu nạn phát các bản tin về vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho tàu cá đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hồi 1h ngày 7/10, vùng áp thấp ở cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 250km về phía Đông.
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13h ngày 7/10, áp thấp nhiệt đới ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Video đang HOT
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Bão số 5: Hơn 12.000 ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi còn ở ngoài khơi
Sáng ngày 17.9, thông tin cập nhật từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, bão số 5 (Noul) tiếp tục tăng cấp, vùng tâm bão có gió giật cấp 14, biển động dữ dội.
Trong khi đó, cập nhật ở các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, vẫn còn hơn 12.000 ngư dân hành nghề trên 1.382 tàu thuyền còn ở ngoài khơi trong khi bão số 5 đang quần thảo trên Biển Đông .
Tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam vẫn còn trên 1.382 tàu thuyền đang ở ngoài khơi, chưa vào bờ
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến sáng ngày 17.9, số tàu cá Quảng Ngãi đang hoạt động trên các vùng biển là 1.064 tàu với 8.362 lao động. Cụ thể, vùng biển quần đảo Hoàng Sa: 247 tàu/1.611 lao động, vùng biển quần đảo Trường Sa: 208 tàu/3.288 lao động, vùng biển các tỉnh phía Bắc: 125 tàu/823 lao động, vùng biển các tỉnh phía Nam: 147 tàu/911 lao động, vùng biển tỉnh Quảng Ngãi: 319 tàu/1.729 lao động.
Tại Quảng Nam, trong chiều ngày 16.9, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có Công điện, trong đó yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi (bao gồm ca các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) cho đến khi bão tan; tiếp tục thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tính đến sáng ngày 17.9, tổng số tàu cá của tỉnh Quảng Nam hiện vẫn còn đang hoạt động trên biển là 318 tàu với 3.752 lao động ( trong tổng số 3.048 tàu cá với 13.585 lao động toàn tỉnh). Trong đó, số tàu đang hoạt động xa bờ là 173 tàu/3.050 lao động. Cụ thể khu vực Hoàng Sa có 89 tàu/742 lao động (65/563 lao động đang chạy vào bờ tránh trú, 24 tàu/179 lao động đã nhận được tin và đang tìm nơi tránh trú); khu vực Trường Sa có 84 tàu/2.308 lao động. Số tàu đang hoạt động gần bờ là 145 tàu/702 lao động.
Để đảm bảo an toàn, Bô Chi huy BĐBP tinh đa chi đao cac đai thông tin tim kiêm cưu nan thương xuyên phat cac ban tin vê diên biên cua bao số 5 đê cac phương tiên tau ca chu đông phong tranh, di chuyên.
Đối với các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc khu neo đậu để trú ẩn, phối hơp với chính quyền địa phương tổ chức sắp xếp, hướng dẫn ngư dân neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do anh hưởng của gió bão. Thực hiện kiểm đếm tàu thuyền còn đang hoạt động ngoài khơi, thường xuyên báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Nam.
Đồng thời chỉ đạo cac đơn vi theo doi chăt che diên biên của bão, thông kê, kiêm đêm sô ngươi, tau thuyên, đăc biêt la tau ca xa bơ; duy tri lưc lương, phương tiên thương trưc săn sang tham gia trưc chiên, thưc hiên nhiêm vu tim kiêm, cưu nan cứu hộ khi co yêu câu.
Bộ đội Biên phòng tại Cù Lao Chàm-Quảng Nam và lực lượng chức năng hỗ trợ ngư dân kéo thuyền vào bờ.Ảnh: TB
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng có Công văn yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa vụ Hè Thu năm 2020; triển khai các phương án bao vệ san xuất, chủ động tiêu thoát nước đề phòng mưa lớn gây ngập úng. Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đam bao an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quan lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xay ra; trong đó đặc biệt lưu ý đến các hồ chứa thủy lơi đã tích đầy nước.
Người dân tranh thủ gặt lúa chạy bão
Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết đến thời điểm nay cơ bản đã thu hoạch xong các loại cây trồng, thu hoạch vụ hè thu. Một số diện tích vụ đông còn trên đồng ruộng đến thời điểm này cụ thể là: 4.163 diện tích lúa chưa thu hoạch, trong đó ở miền núi là 3907 ha, khu vực đồng bằng 256 ha. Ngoài ra còn 614,1ha cây trồng vụ Đông, chủ yếu là các loại cây trồng như môn (40 ha), nén (98 ha), kiệu (85 ha) ; ngô (359 ha); lúa gieo (30 ha),...
Tại TP Hội An (Quảng Nam), từ ngày 16.9, người dân đã huy động nhân công, thuê máy gặt, nỗ lực gặt, vận chuyển lúa hè thu đang đến kỳ thu hoạch để chạy bão số 5. Được biết, ở Hội An hiện có hơn 100 ha lúa hè thu đến kỳ thu hoạch cần gặt trước khi bão số 5, mưa lớn ập đến gây hư hại, ngập úng. Dự kiến, trong ngày hôm nay, 17.9, toàn bộ diện tích lúa còn lại sẽ được thu hoạch.
Trong sáng ngày 17.9, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cùng lực lượng liên quan ở các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong (TP Hội An) đã nhanh chóng triển khai lực lượng xuống hiện trường, thông báo các chủ di tích, phối hợp hỗ trợ triển khai chống đỡ các di tích xuống cấp, triển khai các phwong án phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu vực phố cổ.
Lực lượng chức năng triển khai chống đỡ di tích Chùa Cầu-Hội An trong sáng ngày 17.9
Cũng trong ngày 17.9, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú; Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh thông báo cho học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên nghỉ học ngày 18.9 để phòng tránh bão số 5.
Tại một số địa phương đã chủ động cho học sinh tiểu học bắt đầu nghỉ học từ chiều ngày 17.9.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị có kế hoạch chằng chống, khơi thông máng xối trường lớp, nhà làm việc, nhà kho và các công trình xây dựng khác, chú ý đảm bảo an toàn hệ thống điện, thiết bị, tài liệu thư viện và các tài sản khác.
Ở những vùng trũng thấp, những nơi có thể chịu ảnh hưởng của lũ, thủ trưởng các đơn vị cần chỉ đạo, quán triệt cho học sinh và phụ huynh đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất...; cần đảm bảo an toàn trong việc đi lại để tránh thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức ngay các biện pháp ứng phó, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu do ảnh hưởng của bão. Các địa điểm lũ ống, lũ quét phải sơ tán dân gấp trước 15 giờ chiều nay, ngày 17.9.
Đà Nẵng: 74 tàu, 618 lao động còn ở trên biển, nhiều tàu ở vùng nguy hiểm do bão số 5 Lúc 8h sáng nay 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TP Đà Nẵng cho hay vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng về tình hình và kết quả triển khai công tác phòng, chống bão số 5 trên biển, tính đến 5h sáng...