Áp phích “chồng lái lụa, vợ góa phụ” tuyên truyền hay đánh đố dân?
Ngày 31.10, trên trang Quản lý đô thị Đà Nẵng, một người dân phản ánh bảng áp phích của đoàn thanh niên phường Hòa Cường Nam ghi “ chồng lái lụa, vợ góa phụ” gây đánh đố người dân.
Bảng áp phích được cho là đánh đố người dân được đăng tải phản ánh trên trang Quản lý đô thị Đà Nẵng.
Sau khi phản ánh được đăng tải đã nhận rất nhiều ý kiến trái chiều, phản đối của bạn đọc vì cho rằng bảng áp phích đánh đố mọi người. Nhiều người còn cho rằng bảng áp phích mang ý nghĩa mỉa mai, châm biếm chứ không mang ý nghĩa tuyên truyền.
Nói về bảng áp phích đánh đố trên, anh Phạm Thanh Vui – Bí thư đoàn phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, bảng áp phích đăng câu khẩu hiệu trên nhằm tuyền truyền đến ý thức tham gia giao thông cho những người chồng đi xe ẩu khi tham gia giao thông, không mang ý nghĩa châm biến hay ý gì cả. Tuy nhiên, tấm bảng này được treo từ tháng 7, sau đó thấy câu khẩu hiệu tuyên truyền không cụ thể, không đến được với người dân nên đoàn phường đã tháo xuống.
“Không biết tấm ảnh trên chụp ở đâu mà đăng tải trên mạng, còn về bảng áp phích đoàn phường treo đã tháo xuống lâu rồi. Khẩu hiệu trên đoàn phường sưu tầm trên mạng, vì thanh niên muốn làm cái gì nó khác. Tuy nhiên, nhưng sau thấy không hiệu quả….”, anh Vui chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Theo Danviet
Xử lý nợ xấu của ngân hàng: Có nên dùng Ngân sách Nhà nước?
Hiên nay đang có nhiều ý kiến trái chiều vê đê xuât dùng Ngân sách Nhà nước đê xử lý nợ xấu của ngân hàng.
Trong dự thảo Đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ dùng ngân sách Nhà nước xử lý nợ xấu ngân hàng. Vấn đề này đang có nhiều ý kiến trái chiều.
Giảm nợ xấu trong hệ thống tín dụng trở thành nhu cầu bức thiết (Ảnh minh họa: Internet)
Theo một số chuyên gia tài chính thì Chính phủ cần hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu, do nợ xấu đã vượt khả năng xử lý của ngân hàng, nhiều ngân hàng không thể tự xử lý được. Nợ xấu của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và tình trạng lạm phát. Nếu xử lý được nợ xấu sẽ góp phần giảm được lãi suất cho vay, tác động tích cực đến nền kinh tế, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề hiện nay là sử dụng nguồn vốn nào để xử lý nợ xấu đó?
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng: không nên sử dụng tiền thuế của dân để xử lý nợ xấu mà sử dụng từ các nguồn quỹ khác. Nguồn quỹ này được tạm ứng trước cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (gọi tắt là VMAC) để mua, bán nợ.
Theo TS. Trần Du Lịch, Chính phủ nên sử dụng một số nguồn mà không sử dụng tiền thuế của người dân. Đó là nguồn tiền từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Quỹ cổ phần hóa, thoái vốn... dùng 1 khoản này để cấp vốn cho Công ty Mua bán nợ để có "tiền tươi, thóc thật" trong việc mua, bán tài sản nợ xấu.
Điều quan trọng khi có nguồn vốn xử lý nợ xấu thì phải sử dụng thế nào để hiệu quả nhất. Việc "bơm" tiền vào Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng thì không biết bao nhiêu là đủ. Nếu nền kinh tế không khơi thông được cơ chế mua, bán nợ thì những tài sản nợ xấu vẫn được Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng "đắp chiếu" để đó. Vì vậy, cái gốc của vấn đề là giải quyết được những vướng mắc, cản trở trong mua bán nợ. Nếu không làm được điều này thì có "bơm" tiền vào cũng không giải quyết được vấn đề.
TS. Lê Đình Hạc, Phó Trưởng Khoa Quản trị - Kinh doanh, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, phải có một thị trường mua bán nợ rõ ràng, thủ tục, cơ chế mua bán, cơ chế pháp luật phải rõ ràng. Việc định giá cũng phải theo thị trường.
Tuy nhiên, theo nhiều doanh nhân và chuyên gia kinh tế thì Chính phủ không nên sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của ngân hàng. Biện pháp này hiện nay chưa cần thiết phải áp dụng và hơn nữa, ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp. Lúc ngân hàng kinh doanh lãi cao thì họ chia nhau hưởng với mức lương, thưởng cao ngất, nhưng lúc khó khăn thì lại muốn nhà nước hỗ trợ.
Trong khi đó, nhiều thành phần doanh nghiệp khác rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, như doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là thành phần sản xuất, kinh doanh đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Theo các doanh nghiệp, để giải quyết nợ xấu của ngân hàng thì ngành chức năng nên tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng. Ngân hàng nào quá yếu kém thì xử lý bớt, chỉ để tồn tại và phát triển những ngân hàng thật sự vững mạnh.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu cho ngân hàng thì chúng tôi không đồng ý. Lúc ngân hàng làm nên họ cũng rất o ép doanh nghiệp chứ không phải dễ dàng hỗ trợ doanh nghiệp đâu. Họ cũng là đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp khác cũng là đơn vị kinh doanh sao không hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó khăn và cần vốn. Ngân sách thì đang khó khăn tại sao dùng tiền để đi hỗ trợ mấy ông ngân hàng, tôi thấy không hợp lý.
Điều đáng nói là hiện nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực bất động sản đang tăng cao. Nếu các ngân hàng không điều chỉnh kịp thời và giữ ở mức hợp lý thì sẽ có nguy cơ "bong bóng bất động sản" trở lại. Bài học cay đắng năm 2007 do "bong bóng bất động sản" đã gây lạm phát nặng nề lên nền kinh tế. Hiện nhiều ngân hàng vẫn chưa giải quyết hết hậu quả nợ xấu trước đó.
Vì vậy, bên cạnh việc tích cực xử lý nợ xấu thì các ngân hàng cần điều chỉnh vốn cho vay bất động sản ở mức hợp lý để tránh tình trạng nợ xấu cũ chưa xử lý xong, lại phải đối mặt với những khó khăn mới do cho vay bất động sản tăng nhiều./.
Theo VOV
Hạn chế sử dụng xe cơ giới cá nhân ở Hà Nội: Giờ mới làm là hơi muộn! "Dự thảo đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội" dù có thể là hơi chậm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, nhưng rất cần thiết. Tôi mong rằng Sở GTVT Hà Nội sẽ tiếp thu, cân nhắc kỹ lưỡng để có được...