Áp lực thi cử quá lớn khiến bé gái 13 tuổi học đến hói đầu, lông mi, lông mày cũng rụng sạch
Và đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp bị rụng tóc vì áp lực thành tích trong học tập và công việc tại Trung Quốc.
Khi một bé gái 13 tuổi đến bệnh viện ở miền nam Trung Quốc vào 8 tháng trước, các bác sĩ hết sức kinh ngạc vì em gần như đã hói hết đầu, lông mi, lông mày cũng rụng hết.
“Bệnh nhân nhỏ tuổi đó đội một chiếc mũ rộng vành và trông không được tự tin cho lắm”, một bác sĩ da liễu tại bệnh viện thuộc Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu nói với Pear Video.
Cụ thể, kết quả học tập của cô bé này hồi cấp I rất khả quan, tuy nhiên khi vào cấp II thì đột nhiên giảm sút.
Dưới áp lực của bố mẹ, cô bé đã chăm chỉ quá đà đã đến stress và hậu quả là bị rụng hết tóc ở tuổi ăn tuổi lớn.
Sau khoảng nửa năm điều trị y tế cũng như tâm lý, tóc của cô bé đã mọc trở lại. Tuy nhiên, câu chuyện này chỉ là một trong nhiều trường hợp mà thanh thiếu niên Trung Quốc phải tìm đến các trung tâm y tế để điều trị rụng tóc do áp lực học hành.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Một bác sĩ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Thâm Quyến, nói với Tân Hoa Xã vào tháng 5 rằng: Bên cạnh di truyền, các yếu tố khác như stress do công việc, học tập và cuộc sống sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết, gây ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc.
Vào hồi tháng 1, khảo sát trên 1900 người trưởng thành (từ 18 – 35 tuổi) do China Youth Daily thực hiện cho thấy: 64,1% thú nhận họ đã bị rụng tóc vì nhiều giờ làm việc liên tục mỗi ngày, chưa kể chứng mất ngủ và căng thẳng tinh thần.
Các bác sĩ tại bệnh viện thuộc Đại học Tôn Trung Sơn cho biết, số lượng bệnh nhân đến điều trị rụng tóc đã tăng lên trong vài năm trở lại đây. Trong đó hầu hết là nhân sự trong ngành công nghệ thông tin, dân văn phòng và học sinh.
“Họ không thể ngủ ngon vì đủ thứ áp lực trong cuộc sống, thậm chí do cả ăn kiêng và những chuyến công tác dồn dập”.
(Ảnh minh họa)
Một khảo sát trên mạng xã hội Weibo cho thấy: 68% trong số 47.000 người tham gia cho biết họ đã bị rụng tóc rất nặng từ khi còn là học sinh. Khoảng 22% cho biết mãi đến khi đi làm mới biết bị rụng tóc, trong khi đó chỉ khoảng 5% người trung niên bị rụng tóc.
Nghiên cứu vào năm 2017 của AliHealth, tổ chức y tế của tập đoàn Alibaba, nhận thấy 36,1% người Trung Quốc đã bị rụng tóc từ những năm 1990.
Câu chuyện của bé gái 13 tuổi nói trên, đã gây tranh cãi ác liệt trên Weibo, hầu hết người dùng đều tỏ ra lo lắng, đưa ra những ví dụ tương tự mà họ được chứng kiến trong cuộc sống thường ngày.
“Cháu gái tôi bị rụng sạch tóc khi học cấp II và chưa có dấu hiệu hồi phục dù con bé đã tốt nghiệp Đại học. Điều này khiến cháu ngày một thu mình lại”, một người dùng Weibo tâm sự.
Người khác lại cho biết: “Tôi bị rụng một phần tóc khi ôn thi vào cấp III, với những cô gái trẻ tuổi thì điều này cực kỳ đáng sợ”.
“Tôi đã phải nghỉ việc để đi điều trị”, một người dùng Weibo mới bị rụng tóc do áp lực công việc, cho hay.
Theo SCMP/Helino
Kiểm soát 'dân số' loài muỗi... bằng cách làm vô sinh muỗi đực
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) đã tiêm tế bào và dùng tia bức xạ để triệt tiêu khả năng sinh sản của muỗi đực.
Muỗi vằn, có tên khoa học là Aedes albopictus. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhật báo Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc ngày 29/7 đưa tin các nhà khoa học nước này đã phát triển một phương pháp mới giúp kiểm soát "dân số" loài muỗi.
Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Tôn Trung Sơn đã tiến hành thí nghiệm 4 năm trên thực địa nhằm kiểm soát loài muỗi vằn (tên khoa học là Aedes albopictus), một trong những loài muỗi phổ biến nhất thế giới, có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết, virus Zika và các bệnh nguy hiểm khác.
Các nhà khoa học đã tiêm tế bào và dùng tia bức xạ để triệt tiêu khả năng sinh sản của muỗi đực. Sau đó, họ thả chúng vào môi trường tự nhiên để "giao phối" với muỗi cái, khiến muỗi cái không thể cho ra đời thế hệ sau.
Các nhà khoa học cũng làm cho muỗi đực phơi nhiễm vi khuẩn Wolbachia rồi từ đó khiến cho muỗi cái cũng trở nên vô sinh.
Bằng phương pháp này, quần thể loài muỗi hầu như bị tiêu diệt trong các cuộc thí nghiệm trên thực địa, với số lượng muỗi trong môi trường tự nhiên giảm từ 83-94%. Không phát hiện con muỗi nào trong 6 tuần sau đó.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả thí nghiệm trên thực địa thành công cho thấy công nghệ này có thể được dùng để thiết lập một khu vực "miễn nhiễm" với các bệnh do muỗi gây ra cũng như không bị muỗi đốt.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh./.
Minh Châu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Tin bạn hơn tin bác sĩ khi chữa táo bón, sau 3 năm người phụ nữ "lĩnh" hậu quả kinh hoàng là ruột đen xì, lốm đốm như da báo Cuộc sống của người hiện đại luôn bị áp lực bởi công việc, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, cả nam và nữ đều rất dễ bị táo bón, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều phương thuốc cổ truyền có tác dụng khắc phục tình trạng táo bón. Tuy nhiên các thành phần hiệu quả của các sản phẩm đó cũng...