Áp lực như những thầy thuốc trong trại giam
Công tác trong ngành y vốn đã phải chịu nhiều áp lực nhưng khi bệnh nhân là những can, phạm nhân, người thầy thuốc còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. “Sinh nghề, tử nghiệp”, họ chế ngự nỗi sợ hãi để hoàn thành tốt công việc của mình.
Kiểm tra sức khỏe cho các can phạm nhân
Khu bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An nằm khiêm tốn khuất phía sau khu vực giam giữ can, phạm nhân. Nếu không tính 2 cán bộ đang chờ nghỉ hưu thì bệnh xá chỉ có 6 cán bộ, trong đó 1 bác sỹ, 5 y tá, y sỹ. Thế nhưng họ phải gánh trọng trách kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho gần 1.000 can phạm nhân của toàn Trại. Trong đó, trung bình mỗi ngày 6 y – bác sỹ này phải thăm khám và điều trị cho gần 100 lượt can, phạm nhân. Và công việc tiếp nhận can, phạm nhân cũng phải có phần đóng góp của đội ngũ y, bác sỹ bởi mỗi can phạm nhập trại đều phải được kiểm tra sức khỏe đầu tiên.
“Hầu hết bệnh nhân là can phạm trong các vụ án, các vụ trọng án, đặc biệt là số phạm nhân đang trong thời gian chờ thi hành án tử hình, bởi vậy tâm lý hết sức phức tạp. Nhiều khi, chúng tôi không chỉ chữa bệnh bằng thuốc và phải tác động tâm lý để can, phạm nhân yên tâm điều trị. Hơn nữa, số bệnh nhân mắc bệnh xã hội như AIDS rồi kéo theo các chứng bệnh truyền nhiễm khác khá lớn, chỉ cần sơ sểnh một tý thôi là khả năng lây nhiễm rất cao”, trung tá Ngô Thị Hoàn, người có thâm niên 30 năm chữa bệnh cho can phạm nhân tâm sự.
Thiếu úy Hà Thị Hoa cũng đã có 6 năm công tác tại bệnh xá vẫn chưa quên được nỗi sợ hãi của những ngày đầu làm việc. “Đặc thù của ngành là phải thường xuyên trực đêm và phải xuống tận buồng giam để thăm, khám cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng sẽ đề nghị làm thủ tục cho lên khu bệnh xá điều trị. Lần đầu tiên vào buồng biệt giam của tử tù, sợ đến phát khóc luôn. Sau cái lần ấy về em bị ốm, sút mất mấy cân, có ý định bỏ nghề vì sợ quá. Nhưng lâu dần cũng quen, mình làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm, bệnh nhân cũng không thể làm quá được”.
Nói là như vậy nhưng thân con gái, nếu đi vào buồng giam thăm khám không có lực lượng bảo vệ đi cùng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề tế nhị không thể bày tỏ. Đó là chưa kể bị bệnh nhân chống đối hay tìm mọi cách để đánh lừa y, bác sỹ để được nằm bệnh xá, trốn lao động cải tạo.
Video đang HOT
Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho các can, phạm nhân, những thầy thuốc ở Bệnh xã Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An còn tham gia chăm sóc, kiểm tra sức khỏe cho những đứa trẻ sinh ra trong trại
Trong 15 năm công tác, đại úy Cao Bá Tú đã từng công tác tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai), Trại giam số 3 – Bộ Công an (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) trước khi chuyển công tác về Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Quãng thời giam công tác tại các trại giam, đại úy Cao Bá Tú đã không ít lần phải đối phó với đủ chiêu trò của những tên tội phạm khét tiếng đang thụ án (thường là án nặng) các trại giam.
“Có phạm nhân án nặng, muốn trốn lao động cải tạo liền nuốt một lúc 4-5 chiếc lưỡi lam hay nuốt mảnh vỡ cốc chén vào bụng nhằm gây sát thương để được đến bệnh viện điều trị. Những lúc như thế, y, bác sỹ của trại cũng phải đi theo để kiểm tra sức khỏe và canh chừng phạm nhân bỏ trốn. Hay nhiều bệnh nhân cố tình nuốt thuốc lào để bị ho, sốt. Khi bác sỹ cặp nhiệt độ để kiểm tra, lợi dụng sơ hở, dùng mẩu thuốc lá đang cháy dở châm vào đầu nhiệt độ hòng qua mắt thầy thuốc. Nhưng có những lần bệnh nhân cũng làm chúng tôi “chết khiếp” bởi những chiêu trò của họ.
Tôi còn nhớ như in phạm nhân tên H., còn gọi là H. “Trúc” thụ án tại Trại giam số 3. Lần đó, anh ta cầm cả lưỡi lam rạch sâu vào bụng mình, nội tạng lòi hết ra ngoài. Phạm nhân cũng đang bị nhiễm HIV, rất hung hãn. Nếu tiếp cận không cẩn thận, khả năng lây nhiễm là rất cao nhưng anh em vẫn cố gắng bất chấp nguy hiểm để sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đi bệnh viện tuyến trên điều trị”.
Vất vả, hiểm nguy nhưng các y, bác sỹ công tác tại Trại tạm giam cũng có những niềm vui không phải người thầy thuốc nào cũng có được. 30 năm công tác tại bệnh xá, trung tá Ngô Thị Hoan đã được đón gần 20 đứa trẻ chào đời, tất cả đều là con của các can phạm trong các vụ trọng án. Mới đây nhất là cả bệnh xá tấp nập chuẩn bị cho 2 can phạm Vi Thị Năm, Hà Thị Sâm (can phạm trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy) lâm bồn.
Vất vả, áp lực và cả hiểm nguy nhưng những người thầy thuốc mặc áo lính bằng tình thương, trách nhiệm và lương tâm của mình vẫn cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt công việc
“Ngày can phạm đi sinh con, cả bệnh xá nháo nhào chuẩn bị tã lót, bỉm, sữa. Các y tá phải thay phiên nhau trực đẻ trong bệnh viện rồi chịu trách nhiệm chăm sóc bé cho đến khi án có hiệu lực, các can phạm được chuyển đến các trại giam để thi hành án. Bệnh xá, ban giám thị cũng tổ chức chẵn tháng, mua quà cho các cháu. Vui nhất là các y bác sỹ ở đây được các can phạm nhờ đặt tên cho con của mình”, thiếu úy Hà Thị Hoa cho biết. Những cái tên Thành, Thiện đã được khai sinh như thế với niềm mong ước sau này các cháu lớn lên sẽ vững vàng, thành đạt và có ích cho xã hội.
Công tác y tế trong một ngành đặc thù, bởi vậy thời gian dành cho gia đình, vợ con gần như rất ít, thậm chí như đại úy Cao Bá Tú tâm sự, nhiều khi vì bận chăm sóc, kiểm tra sức khỏe hay cấp cứu cho các can phạm, con nhỏ ở nhà lên cơn sốt, vợ phải bế con đi viện cả đêm. Thương lắm nhưng cũng không làm khác được.
“Họ, dù phạm tội gì đi chăng nữa nhưng đã bị pháp luật trừng trị. Còn khi đến với chúng tôi, họ là những bệnh nhân, cần sự trợ giúp về sức khỏe của những người thầy thuốc. Chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi và cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người thầy thuốc 2 màu áo”, đại úy Tú cho biết.
Theo Dantri
Chiêu chống đối của tử tù đất Cảng
Trong buồng biệt giam, nhiều giang hồ Hải Phòng mang trọng tội bày mọi cách gây khó dễ cho quản giáo. Có tên chửi bới suốt ngày đêm, kẻ để mùi xú uế nồng nặc.... có trường hợp vờ yếu đuối khóc lóc hòng đòi "yêu sách".
Trại tạm giam Hải Phòng đang quản lý hơn 1.000 can phạm nằm ở giữa trung tâm thành phố, bước chân qua cánh cổng kín mít là đường phố tấp nập, nhà cao tầng san sát. Đại tá Phạm Ngọc Tươi (Giám thị) cho biết ở đây có 17 tử tù đang chờ thi hành án. "Đây là con số lớn đối với một trại tạm giam của Hải Phòng", đại tá Tươi nói và cho hay những người này nhiều lúc làm quản giáo đau đầu vì những chiêu chống đối.
Điển hình là trường hợp Lại Văn Nghi (trú huyện Thủy Nguyên) gây tội giết người yêu. Ông ta từng có tiền án về hành vi này, khi được tha tù trước thời hạn không lâu lại gây trọng tội. Thời gian đầu vào buồng biệt giam, người đàn ông trung niên giữ thái độ lặng im, sau đó kiên quyết chống đối cán bộ quản giáo. Hơn một tháng trước, Nghi cản trở không cho dọn dẹp vệ sinh buồng biệt giam khiến mùi xú uế bốc lên nồng nặc.
"Anh ta nói "việc vệ sinh là của tôi, không phải do các thày làm" và dứt khoát không cho dọn", đại tá Tươi cho biết. Buồng giam tử tù đã kín nay lại thêm việc này khiến sức khỏe của Nghi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đích thân giám thị Tươi xuống tận buồng khuyên giải, tử tù này mới cho cán bộ vào vệ sinh buồng giam.
Tử tù Hồ Xuân Phú. Ảnh: Việt Dũng.
Còn Lê Xuân Trường (30 tuổi, mang tội Giết người, Cướp tài sản) có cách chống đối khác. Trường từng là một trong những tên tội phạm hung hãn nhất ở thành phố Cảng, dưới trướng của hắn luôn có cả tá đàn em. Vào tù, Trường vẫn giữ thói hung hăng như còn ngoài xã hội, gặp ai cũng gây sự. Trong buồng biệt giam, hắn đập phá cùm chân, chửi bới bất kể ngày đêm. Suốt nhiều tháng, tử tù này "một mình một kiểu", bỏ ngoài tai mọi lời giáo dục của cán bộ công an.
"Chúng tôi đã ghi âm lại những câu chửi của Trường và cho gia đình anh ta biết", đại tá Tươi kể. Sau đó, Ban giám thị trại cho phép gia đình viết thư cho Trường khuyên chấp hành tốt quy tắc, kỷ luật để gia đình còn được thăm nuôi... "Khơi gợi tình cảm của tử tù với gia đình vừa là nhân văn và cũng giúp chúng tôi quản lý tốt hơn", người đứng đầu trại tạm giam Công an Hải Phòng chia sẻ.
Trong hơn 80 cán bộ ở trại, trung tá Nguyễn Mạnh Hùng là người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục tử tù. Ông chia sẻ: "Tâm lý tử tù diễn biến rất phức tạp, thay đổi như thời tiết. Nếu không làm tốt giáo dục tư tưởng thì họ sẽ tỏ ra bất cần đời, sinh lắm chuyện từ phá phách đến đủ các chiêu trò".
Trong những tử tù khiến ông Hùng mất thời gian giáo dục nhất là Hồ Xuân Phú, 25 tuổi, phạm tội Giết người, cướp tài sản. Ông kể, tính cách của Phú không ra người lớn mà cũng chẳng phải trẻ con. Gặp mẹ lần nào, Phú cũng khóc. "Dỗ" được Phú phải cứng rắn để mẹ an tâm thì anh ta quay sang đòi hỏi những điều không được phép ở nơi giam giữ.
Chưa hết, ở buồng biệt giam dành cho tử tù như Phú, điện được thắp sáng cả ngày lẫn đêm để phục vụ việc quản lý. Có lần, toàn bộ trại mất điện, buồng tử tù vốn kín như bưng lại càng tối tăm. Phú la hét, đòi quản giáo phải lắp riêng cho mình một bóng bằng nguồn điện máy nổ. Lần đó, Phú được quản giáo này giải thích không thể thực hiện được vì can phạm hay tử tù ở trại đều bình đẳng, phải chấp nhận hoàn cảnh chung... "Tôi nghiệm ra rằng giáo dục tử tù cần phải kết hợp giữa quy chế và tình người", trung tá Hùng chia sẻ.
Theo VNE
Giả thầy thuốc, lừa bán "sừng tê giác" với giá 15 triệu đồng Ngày 18.10, thượng tá Nguyễn Trí Dũng - Trưởng Công an huyện An Minh (Kiên Giang) - cho biết, vừa tạm giữ một đối tượng có hành vi lừa đảo trong việc giả danh thầy thuốc và mua bán sản vật quý hiếm. Theo khai báo ban đầu, đối tượng tên là Đinh Đậm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Sậm, SN...