Áp lực làm dâu khiến cô gái trẻ mắc bệnh tâm thần
Thay đổi môi trường sống mới và những mối quan hệ mới khiến cho không ít người mắc phải triệu chứng rối loạn sự thích ứng. Một dạng bệnh lý tâm thần điển hình nếu không được chữa trị sớm hậu quả rất khó lường.
Khó thích nghi với sự thay đổi dễ sinh bệnh
Kết hôn khi còn quá trẻ thiếu kinh nghiệm lẫn vốn sống khiến cho không ít cô gái trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh tâm thần do mắc phải hội rối loạn sự thích ứng chứng.
Chị N.T.H (24 tuổi, Hà Nội) được chồng và nhà chồng rất yêu chiều. Mẹ chồng chị H cũng là một người tâm lý không gây khó dễ cho con dâu. Cuộc sống gia đình của chị H được cho là khá tốt đẹp. Tuy nhiên, sau gần một năm chung sống với gia đình chồng chị H đã phải nhập viện. Chồng chị H chia sẻ với bác sĩ lúc đầu thấy vợ hay buồn phiền anh chỉ nghĩ do áp lực công việc.
Được biết, chị H là một người khá cầu toàn. Cũng vì vậy chị luôn sợ cách cư xử của mình có hài lòng gia đình chồng không. Chị cũng thường xuyên hỏi chồng xem chị đã làm tốt công việc của mình chưa. Do quá cầu toàn nên chị H nhiều lúc tự gây áp lực cho chính mình. Chị H tự cảm thấy mình khó có thể đương đầu với mọi việc. Diễn biến bệnh của chị H ngày càng nặng khi chị xuất hiện những dấu mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hồi hộp quá mức. Bệnh nhân H có những dấu hiệu chán nản, bất lực, lo lắng không ngừng.
Quá cầu toàn, tự tạo áp lực chuyện làm dâu khiến cho không ít người mắc phải Hội chứng rối loại sự thích ứng.
Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, bệnh nhân H là một trong những trường hợp điển hình mắc chứng rối loạn sự thích ứng. Đây là một dạng bệnh lý tâm thần khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh gây ra do xảy ra những thay đổi trong đời sống, môi trường sống mới (lập gia đình), ly hôn, có con đầu lòng, thất nghiệp… Trong thực tế các bạn sinh viên mới xa nhà thoát khỏi cuộc sống bao bọc của cha mẹ cũng rất dễ bị mắc hội rối loạn sự thích ứng.
Video đang HOT
Nguy hiểm khi để bệnh kéo dài
Khi bệnh nhân mắc phải triệu chứng loạn sự thích ứng thường có những triệu chứng như: quá đau khổ tới một sự kiện mới xảy ra, hoặc luôn bận tâm tới sự kiện đó. Các triệu chứng bao gồm: lo âu, lo lắng, cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy mình bị rơi vào hoàn cảnh bi đát và có những phản ứng bùng nổ.
Theo PGS.TS.BS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Học viện Quân y 103 chứng rối loạn sự thích ứng ở đối tượng thanh thiếu niên sẽ kèm thêm những hành vi chống đối: đánh nhau, chốn học, phá phách. Còn đối với trẻ nhỏ sẽ biểu biểu bằng hành động mút ngón tay liên tục, nói lắp, ị đùn, đái dầm liên tục…
Hội chứng rối loạn sự thích ứng thường không kéo dài nó chỉ xảy ra trong vòng 1 tháng. Bệnh nhân có thể tự khỏi khi thích nghi được với môi trường sống mới và không bị stress. Nhưng nếu bệnh kéo dài có thể kiến người bệnh rơi vào trầm cảm có ý nghĩ không muốn sống rất nguy hiểm.
“Bất cứ ai cũng là đối tượng của chứng rối loạn sự thích ứng. Hội chứng dễ gặp ở những người dễ bị tổn thương đặc biệt khi có thêm tác nhân căng thẳng tác động”, BS Cao Tiến Đức chia sẻ.
Theo VNE
Biết Tết khổ thế này, thà không lấy chồng còn hơn...
Ngày trước, nghĩ lấy chồng cuộc đời sẽ bước sang một trang mới, sung túc, hạnh phúc, có chồng có con đề huề thì được nhờ chồng, nhàn hạ hơn.
Đã thế, từ hôm mùng 1, sáng sớm, tôi đã phải dậy làm cỗ cúng bái. Rồi lại đi chúc Tết xóm làng hết cả ngày. (Ảnh minh họa)
Lấy chồng sẽ được dựa dẫm vào chồng, được chồng yêu thương quan tâm, mình chỉ an phận sinh con, chăm con, còn gì sướng hơn... Nhưng đó là suy nghĩ của ngày trước, còn bây giờ, hoàn toàn khác...
Chỉ là ngày đó yêu anh, anh vẽ ra cho tôi một tương lai tươi sáng, hạnh phúc với bao nhiêu lời hứa hẹn. Nào là, về nhà chồng, chúng tôi sẽ dọn ra ở riêng, tự do vui vẻ, không phải lo áp lực làm dâu nhà chồng. Vì tôi luôn miệng nói với anh, sợ sống chung rồi sinh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, gia đình lại không hòa thuận, anh lại khó nghĩ...
Thế mà, về nhà được hơn 1 tháng, tôi nói với anh chuyện ra ở riêng, anh cứ khất hết lần này đến lần khác. Anh bảo, bố mẹ anh có một mình anh, bây giờ mẹ tha thiết muốn anh ở cùng. Không ở cùng thì bà khóc lóc này kia, nên anh nhất định phải nghe theo lời bà. Cuối cùng, vẫn là những lời động viên dành cho vợ &'em cố gắng nhé, hãy vì anh mà sống chung với bố mẹ. Vì anh chỉ có mình bố mẹ, bố mẹ cũng chỉ có mình anh, nên anh mong em hãy bao dung'.
Anh nói như vậy, tôi không đồng ý được sao? Tôi vì anh mà chấp nhận ở chung nhà chồng, nhưng quả thật, không được một ngày nào tôi cảm thấy thoải mái. Lúc nào tôi cũng lo lắng, sợ hãi, lúc nào tôi cũng buồn vì vợ chồng không được tự do đối đãi với nhau.
Có nhiều lúc muốn đùa chồng, muốn nói câu ngọt ngào với chồng cũng không được. Là vì yêu nên chấp nhận, hi sinh vì anh chứ chúng tôi cũng có điều kiện ra ngoài mua một căn hộ nhỏ...
Khổ nhất là Tết, tôi mới thực sự thấm cái sự làm dâu khổ như thế nào. Tưởng lấy chồng là sung sướng ai ngờ, chưa đến Tết, mẹ chồng tôi đã giao cho cả đống việc. Mẹ bảo, gần Tết phải đi mua sắm đầy đủ. Nhà thì mấy tầng bàn thờ nên phải mua tất cả 3 mâm thờ. Mua xong còn phải mua hoa, mua đào, mua quất và chuẩn bị nguyên liệu làm giò, làm thịt đông.
Mẹ bắt tôi làm tất dù tôi đã cố tình từ chối, nói với mẹ rằng bản thân tôi không giỏi giang việc bếp núc. Có từ chối thế nào thì mẹ vẫn bắt tôi phải làm. Mẹ bảo con dâu không làm thì ai làm. Không lẽ lại để mẹ làm sao? Buồn lắm nhưng tôi cũng cố gắng học công thức nấu ăn trên mạng cho ra trò. Nhưng cái thói mới học có làm được gì thành thạo đâu. Sờ vào cái này thì hỏng cái kia, đã thế lại còn chẳng ngon, chẳng được ai khen ngợi...
Tối ngày tôi phải đi mua sắm chuẩn bị đồ đạc. Tối ngày tôi phải lo cơm nước, bếp núc. Tôi ngày tôi phải vật vã với dọn dẹp, lau chùi. Thật sự, tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Nhiều khi chỉ muốn được một giấc ngủ cũng không xong...
Đã thế, từ hôm mùng 1, sáng sớm, tôi đã phải dậy làm cỗ cúng bái. Rồi lại đi chúc Tết xóm làng hết cả ngày. Hôm mùng 2, cả nhà tôi vất vả chạy ngược chạy xuôi, đôn đáo cơm nước để tiếp khách. Khách đến từng đoàn, hết bạn bố lại bạn bè. Hết loạt này đến loạt khác. Cơm bưng ra lại bê vào, dọn rửa xong lại xếp bát đĩa ra. Thức ăn còn lại xếp vào thành mâm mới, lại xào lại cho nóng đồ ăn... Cứ như thế cả một ngày đến mức tôi chóng mặt suýt ngất.
Buồn quá, nghĩ đến cảnh lấy chồng mà thế này thì thà không lấy chồng còn hơn. Ngày chưa lấy chồng, ở nhà, được đi chơi, được mua quà biếu bố mẹ, được sắm hoa, sắm quà. (Ảnh minh họa)
Tưởng lấy chồng sẽ có một cái Tết đầm ấm, có chồng có vợ, được đi đây đi đó, được chồng đưa đi chơi. Không ngờ rằng, ngày lấy chồng không còn biết đến cái Tết thật sự như thế nào nữa. Đến tận mùng 3 mới ngóc đầu lên được. Mà lúc đó mới được về với bố mẹ thì cũng hết cả Tết rồi...
Buồn quá, nghĩ đến cảnh lấy chồng mà thế này thì thà không lấy chồng còn hơn. Ngày chưa lấy chồng, ở nhà, được đi chơi, được mua quà biếu bố mẹ, được sắm hoa, sắm quà. Bây giờ thật buồn thật chán. Tại sao lại như vậy chứ? Lấy chồng là con dâu cứ phải phục tùng nhà chồng, làm mọi việc từ A đến Z phục vụ nhà chồng hay sao? Con nhà người ta, tự nhiên về nhà chồng lại có thêm một người chịu khó làm tất tần tật mọi việc trong nhà thì chẳng là nhà chồng có lợi quá phải không?
Thế thì ai thiệt ai hơn mà nhiều ông chồng vẫn không cho phép vợ về quê ngoại, vẫn thấy vợ chưa làm tròn trách nhiệm làm dâu? Tự nhiên, nhà chồng được một người về làm con, chu toàn mọi việc trong nhà, chẳng lợi thì là gì? Thế mà nhiều người vẫn cảm thấy con dâu như gánh nặng...
Nghĩ lại mấy ngày Tết, tôi cảm thấy thật quá mệt mỏi. Sang năm phải tính kế khác, nếu không, tôi chết dần chết mòn vì Tết ở nhà chồng mất. Biết thế này, thà cứ chẳng lấy chồng cho xong...
Theo Eva
Rất cám ơn mẹ chồng!... 5 năm làm dâu nhà chồng, cứ mỗi chiều đi làm về là tôi lại muốn được về nhà thật nhanh để được giúp đỡ, được đỡ đần, được tíu tít với mẹ chồng tốt và cô em chồng vui tính.... Ảnh minh họa Sinh ra trong một gia đình mà tuổi thơ của tôi chỉ còn có bố. Nghe bố kể, ngay...