Áp lực kinh tế từ đồng yen yếu
Đồng yen đã giảm xuống quanh mức 128 yen đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 20 năm qua. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu lạm phát 2%.
Ảnh minh họa
Chính sách đồng yen yếu sẽ giúp xuất khẩu và đầu tư tư nhân trong nước của Nhật Bản tăng trưởng. Tuy nhiên, đồng yen liên tiếp suy yếu sẽ cản trở phục hồi nhu cầu tiêu dùng nội địa, đồng thời tạo áp lực đối với hoạt động sản xuất của các công ty trong nước, do giá nhập khẩu các mặt hàng lương thực thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu sản xuất tăng theo.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki gần đây đã đề cập về sự cần thiết phải đánh giá xem liệu đồng yen yếu hơn nữa có gây hại cho nền kinh tế hay không, đồng thời cho biết, chính phủ đang lo ngại về sự trượt giá gần đây của đồng tiền này.
Theo kết quả khảo sát do Reuters Corporate Survey thực hiện trên 500 công ty vừa và nhỏ tại Nhật, 45% các công ty cảm thấy sẽ gặp khó khăn để đối phó với tình trạng đồng yen suy yếu nếu 120 yen chỉ đổi 1USD.
Đứng trước tình trạng đồng yen rớt giá mạnh, khoảng 60% doanh nghiệp đã nêu nguyện vọng mong muốn chính phủ khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân. Nguyên nhân chính do đồng yen giảm khiến chi phí nguyên liệu thô, trong đó có giá dầu thô tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, kéo theo hóa đơn tiền điện cũng tăng cao và gây tổn hại đến việc kinh doanh. Trong khi đó, sử dụng điện hạt nhân sẽ giúp Nhật Bản không phải phụ thuộc vào Nga, cắt giảm được chi phí nhập khẩu nhiên liệu ngày càng đắt đỏ.
Tuy nhiên, Nhật Bản hiện đang tranh cãi về vai trò của năng lượng hạt nhân trong các nguồn năng lượng hỗn hợp, khi nước này đặt mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 để hạn chế sự ấm lên toàn cầu. 11 năm sau thảm họa kép động đất và sóng thần, rất nhiều người dân Nhật Bản vẫn ám ảnh sau sự cố tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại tỉnh Fukushima. Một trong những giải pháp đang được Chính phủ Nhật Bản tính đến đó là có thể mở rộng chương trình trợ giá xăng và các loại nhiên liệu khác trong số các biện pháp đang được xem xét nhằm giảm chi phí năng lượng tăng cao. Biện pháp này sẽ là một phần của gói cứu trợ mới mà Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ định nội các thống nhất lại vào cuối tháng 4 nhằm giảm thiệt hại kinh tế do giá nguyên nhiên liệu tăng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Quy định của pháp luật không cho nộp tiền đất làm nhiều lần
Ngày 8/4, liên quan đến việc một số doanh nghiệp xin trả góp tiền đấu giá đất, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đấu giá đất đã có quy định của pháp luật rất rõ ràng, cụ thể và minh bạch.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh tư liệu: Phạm Hậu/TTXVN
Theo Bộ trưởng trong quy định của pháp luật là không cho nộp tiền đất làm nhiều lần, do đó, việc thực hiện đấu giá đất, nhà đầu tư phải thực hiện nộp đúng theo thời hạn.
Trước đó, dù đã quá thời hạn 90 ngày phải nộp tiền theo quy định, thế nhưng 2 doanh nghiệp trúng thầu còn lại trong vụ đấu giá đất Khu đô thị Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega đều chưa nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế và ngân sách nhà nước.
Theo Cục thuế TP Hồ Chí Minh, cả 2 doanh nghiệp này không có đơn xin dừng triển khai dự án hay bỏ cọc mà đã gửi văn bản đến Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đề xuất được phân kỳ nộp tiền trúng đấu giá chia làm 6 đợt trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9/2022.
Tuy nhiên, các lý do, khó khăn mà 2 doanh nghiệp này đưa ra đều không thuộc trường hợp được hoãn, gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định của cơ quan thuế. Do đó, đại diện Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục tính tiền chậm nộp, ban hành quyết định cưỡng chế, thu hồi nợ với doanh nghiệp theo quy định của ngành thuế.
Trước đó, ngày 10/12/2021, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh tổ chức bán đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3 (Khu dân cư phía Bắc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 6/1/2022, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ban hành thông báo yêu cầu các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm phải nộp tiền sử dụng đất trong vòng 90 ngày. Trong 30 ngày đầu tiên, các doanh nghiệp phải đóng 50% tiền sử dụng đất. 50% số tiền còn lại doanh nghiệp tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trong 60 ngày còn lại.
Đến cuối tháng 1/2022, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Thương mại Bình Minh lần lượt đã xin bỏ cọc.
Đến nay, đã quá thời hạn 90 ngày, song 2 doanh nghiệp còn lại là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất. Trong đó, Công ty cổ phần Dream Republic mua lô đất 3-5 diện tích 6.446 m2 với giá 3.820 tỷ đồng và Công ty cổ phần Sheen Mega mua lô đất 3-8 với diện tích 8.568 m2 với giá 4.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính tiếp tục đưa khuyến nghị và cảnh báo rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phát triển nóng, Bộ trưởng Bộ Tài chính liên tục chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành Tài chính tăng cường công tác thanh tra, giám sát, nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động phát hành và cung cấp dịch vụ về TPDN. Thị trường trái phiếu...