Áp lực khi là trái ‘bom nổ chậm’
Tốt nghiệp đại học, loay hoay mãi Trang mới tìm được việc ổn định nhưng làm 2 năm đã bị bố mẹ bắt nghỉ về quê cưới chồng.
Trang (25 tuổi, quê Hà Tĩnh), hiện là nhân viên một ngân hàng. Gần đây, bố mẹ cứ liên tục gọi điện hỏi thăm “tình yêu tình báo đến đâu rồi?” làm cô gái không khỏi bức bối. Mỗi lần nghe con gái thông báo “chưa có gì” là các cụ ngoài quê lo xoắn lên, nào là gọi thầy về cắt duyên tiền kiếp, đi chùa cầu duyên, rồi tìm cách mai mối khắp nơi.
“Đây không phải lần đầu tiên. Năm ngoái mẹ cũng nằng nặc bảo con về nhà gấp, bố bệnh nặng. Ai ngờ đó chỉ là cớ để gọi mình về làm mai cho một anh làng bên. Mình ậm ừ cho xong chuyện rồi thôi, lần này chắc cũng không khá hơn”, cô gái tâm sự trước chuyến hồi hương về ra mắt “đàng trai”.
Huệ (Tân Phú, Đồng Nai) vốn nổi tiếng là cô gái vô tư nhất xóm, suốt ngày chỉ thích chơi đùa với bọn trẻ con. Nhìn khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên của Huệ không ai nghĩ chị đã gần 26 tuổi, chỉ có bố mẹ suốt ngày lo nơm nớp về “con gái lớn tuổi như quả bom nổ chậm” trong nhà. Mỗi lần ngồi nói chuyện với bà con hàng xóm, bố mẹ của Huệ lại đưa chuyện có đứa con gái “ế, cao số” ra than thở cùng mọi người. Thậm chí có lúc hai đấng sinh thành còn đặt vấn đề “hay con mình bị pêđê, đồng tính?” rồi lại đâm ra nghi ngờ, khiến Huệ nhiều phen bối rối, phải ra sức giải thích.
Khi bước gần đến tuổi băm, chuyện yêu đương của con gái là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cha mẹ.
Nói đến chuyện áp lực chồng con, gương mặt Huệ trở nên trầm tư. Cô bảo: “Đâu phải tôi không muốn lấy chồng, vì chưa gặp được người đàn ông nào như ý thôi. Thái độ của bố mẹ làm cho tôi khó xử lắm, nhiều khi nghĩ hay nhắm mắt gật đại anh nào cho vừa lòng các cụ”.
Video đang HOT
Còn Huyên (Quảng Ngãi) ở tuổi 30, cũng vài mối tình vắt vai nhưng chưa ưng được người nào làm chồng. Huyên không đẹp nhưng gương mặt khả ái, ăn nói có duyên nên được nhiều anh chàng để ý. “Khổ nỗi người mình thích thì họ đã có nơi có chốn, còn người theo đuổi thì mình lại không thích. Cứ thế rồi lưỡng lự đến bây giờ”, chị tâm sự. Suốt 4-5 năm qua, Tết nào bố mẹ Huyên cũng giục con đi chùa cầu duyên, cắt duyên tiền kiếp vì cho rằng chị “cao số”. Kết quả cũng không có gì sáng sủa hơn. Lại một cái Tết nữa sắp đến, vậy là chị chính thức bước vào tuổi “băm”, trong khi bạn bè đã có con bồng con bế thì Huyên vẫn đi về thui thủi một mình.
Chung cảnh ngộ đến tuổi lấy chồng mà chưa tìm được ý trung nhân, các cô gái bất an khi đối diện với áp lực từ dư luận, nhất là sức ép từ gia đình được chia sẻ trên khắp các trang mạng. Trên blog cá nhân, nick name Hoang My bộc bạch: “Ở cái tuổi ‘hăm ba’, sợ nhất là mỗi mùa Tết, vừa bước chân về đến nhà, đi đến đâu họ hàng, làng xóm cũng hỏi chuyện chồng con. Hết ông bà nội, ông bà ngoại, cô bác, cậu dì rồi đến bố mẹ lúc nào cũng hối thúc nhức cả đầu. Giờ năm hết Tết lại đến rồi, nghĩ mà chán, tự nhiên chẳng muốn về quê ăn Tết nữa”.
Một chuyên gia tâm lý công tác tại đài 1088 nhìn nhận, phụ nữ ngày nay thường có xu hướng lấy chồng muộn hơn. Điều này xuất phát nhiều nguyên nhân, đa phần chị em mong muốn bản thân thật chín chắn và có công việc ổn định trước khi bước vào hôn nhân. Bên cạnh đó, bộ phận phụ nữ trí thức khá kén chọn, họ luôn đặt ra nhiều tiêu chuẩn về người bạn đời xứng tầm với mình. Thực tế sau khi tốt nghiệp đại học, các thanh nữ đã 22 tuổi, đến khi có một công việc tốt và thu nhập ổn định, chí ít chị em cũng đến tuổi 30.
Ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tâm lý của cha mẹ luôn lo sợ “con gái lớn tuổi như bom nổ chậm trong nhà”. Tâm lý này càng nặng nề ở các vùng quê, thậm chí có nơi con gái 20 tuổi đã bị xem là “già”. Trước áp lực từ phía gia đình, không ít chị em tuổi U30 lo lắng, bất an. Có người sau một thời “kén cá chọn canh” thì chán nản nên đành yêu vội, cưới gấp để rồi phải hối hận khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc.
Hiểu được tâm lý của các bậc làm cha mẹ luôn muốn con cái thành gia lập thất mới yên lòng, chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh trong những trường hợp trên nên “bình tĩnh”, đừng quá tạo áp lực cho con để tránh những hệ lụy về sau. Còn các bạn nữ nên dành thời gian nói chuyện nghiêm túc với cha mẹ về tình trạng thực sự của mình, những dự tính và khó khăn mình đang gặp phải.
“Nếu bạn chọn cách sống độc thân thì nói rõ và thể hiện cho bố mẹ biết mình có đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm về lựa chọn đó. Trường hợp bạn dự định lấy chồng muộn thì cũng nên chia sẻ kế hoạch trong tương lai để được cha mẹ hiểu và thông cảm”, chuyên gia gợi ý. Ông cũng nói rằng các bạn gái nên tham gia nhiều hoạt động xã hội, mở rộng mối quan hệ để có thêm cơ hội lựa chọn bạn đời phù hợp.
Theo VNE
Áp lực khi là 'bom nổ chậm'
Tốt nghiệp đại học, loay hoay mãi Trang mới tìm được việc ổn định nhưng làm 2 năm đã bị bố mẹ bắt nghỉ về quê cưới chồng.
Trang (25 tuổi, quê Hà Tĩnh), hiện là nhân viên một ngân hàng. Gần đây, bố mẹ cứ liên tục gọi điện hỏi thăm "tình yêu tình báo đến đâu rồi?" làm cô gái không khỏi bức bối. Mỗi lần nghe con gái thông báo "chưa có gì" là các cụ ngoài quê lo xoắn lên, nào là gọi thầy về cắt duyên tiền kiếp, đi chùa cầu duyên, rồi tìm cách mai mối khắp nơi.
"Đây không phải lần đầu tiên. Năm ngoái mẹ cũng nằng nặc bảo con về nhà gấp, bố bệnh nặng. Ai ngờ đó chỉ là cớ để gọi mình về làm mai cho một anh làng bên. Mình ậm ừ cho xong chuyện rồi thôi, lần này chắc cũng không khá hơn", cô gái tâm sự trước chuyến hồi hương về ra mắt "đàng trai".
Huệ (Tân Phú, Đồng Nai) vốn nổi tiếng là cô gái vô tư nhất xóm, suốt ngày chỉ thích chơi đùa với bọn trẻ con. Nhìn khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên của Huệ không ai nghĩ chị đã gần 26 tuổi, chỉ có bố mẹ suốt ngày lo nơm nớp về "con gái lớn tuổi như quả bom nổ chậm" trong nhà. Mỗi lần ngồi nói chuyện với bà con hàng xóm, bố mẹ của Huệ lại đưa chuyện có đứa con gái "ế, cao số" ra than thở cùng mọi người. Thậm chí có lúc hai đấng sinh thành còn đặt vấn đề "hay con mình bị pêđê, đồng tính?" rồi lại đâm ra nghi ngờ, khiến Huệ nhiều phen bối rối, phải ra sức giải thích.
Khi bước gần đến tuổi băm, chuyện yêu đương của con gái là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cha mẹ.
Nói đến chuyện áp lực chồng con, gương mặt Huệ trở nên trầm tư. Cô bảo: "Đâu phải tôi không muốn lấy chồng, vì chưa gặp được người đàn ông nào như ý thôi. Thái độ của bố mẹ làm cho tôi khó xử lắm, nhiều khi nghĩ hay nhắm mắt gật đại anh nào cho vừa lòng các cụ".
Còn Huyên (Quảng Ngãi) ở tuổi 30, cũng vài mối tình vắt vai nhưng chưa ưng được người nào làm chồng. Huyên không đẹp nhưng gương mặt khả ái, ăn nói có duyên nên được nhiều anh chàng để ý. "Khổ nỗi người mình thích thì họ đã có nơi có chốn, còn người theo đuổi thì mình lại không thích. Cứ thế rồi lưỡng lự đến bây giờ", chị tâm sự. Suốt 4-5 năm qua, Tết nào bố mẹ Huyên cũng giục con đi chùa cầu duyên, cắt duyên tiền kiếp vì cho rằng chị "cao số". Kết quả cũng không có gì sáng sủa hơn. Lại một cái Tết nữa sắp đến, vậy là chị chính thức bước vào tuổi "băm", trong khi bạn bè đã có con bồng con bế thì Huyên vẫn đi về thui thủi một mình.
Chung cảnh ngộ đến tuổi lấy chồng mà chưa tìm được ý trung nhân, các cô gái bất an khi đối diện với áp lực từ dư luận, nhất là sức ép từ gia đình được chia sẻ trên khắp các trang mạng. Trên blog cá nhân, nick name Hoang My bộc bạch: "Ở cái tuổi 'hăm ba', sợ nhất là mỗi mùa Tết, vừa bước chân về đến nhà, đi đến đâu họ hàng, làng xóm cũng hỏi chuyện chồng con. Hết ông bà nội, ông bà ngoại, cô bác, cậu dì rồi đến bố mẹ lúc nào cũng hối thúc nhức cả đầu. Giờ năm hết Tết lại đến rồi, nghĩ mà chán, tự nhiên chẳng muốn về quê ăn Tết nữa".
Một chuyên gia tâm lý công tác tại đài 1088 nhìn nhận, phụ nữ ngày nay thường có xu hướng lấy chồng muộn hơn. Điều này xuất phát nhiều nguyên nhân, đa phần chị em mong muốn bản thân thật chín chắn và có công việc ổn định trước khi bước vào hôn nhân. Bên cạnh đó, bộ phận phụ nữ trí thức khá kén chọn, họ luôn đặt ra nhiều tiêu chuẩn về người bạn đời xứng tầm với mình. Thực tế sau khi tốt nghiệp đại học, các thanh nữ đã 22 tuổi, đến khi có một công việc tốt và thu nhập ổn định, chí ít chị em cũng đến tuổi 30.
Ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tâm lý của cha mẹ luôn lo sợ "con gái lớn tuổi như bom nổ chậm trong nhà". Tâm lý này càng nặng nề ở các vùng quê, thậm chí có nơi con gái 20 tuổi đã bị xem là "già". Trước áp lực từ phía gia đình, không ít chị em tuổi U30 lo lắng, bất an. Có người sau một thời "kén cá chọn canh" thì chán nản nên đành yêu vội, cưới gấp để rồi phải hối hận khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc.
"Nếu bạn chọn cách sống độc thân thì nói rõ và thể hiện cho bố mẹ biết mình có đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm về lựa chọn đó. Trường hợp bạn dự định lấy chồng muộn thì cũng nên chia sẻ kế hoạch trong tương lai để được cha mẹ hiểu và thông cảm", chuyên gia gợi ý. Ông cũng nói rằng các bạn gái nên tham gia nhiều hoạt động xã hội, mở rộng mối quan hệ để có thêm cơ hội lựa chọn bạn đời phù hợp.Hiểu được tâm lý của các bậc làm cha mẹ luôn muốn con cái thành gia lập thất mới yên lòng, chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh trong những trường hợp trên nên "bình tĩnh", đừng quá tạo áp lực cho con để tránh những hệ lụy về sau. Còn các bạn nữ nên dành thời gian nói chuyện nghiêm túc với cha mẹ về tình trạng thực sự của mình, những dự tính và khó khăn mình đang gặp phải.
Theo VNE
Khi nhà có "bom nổ chậm"... Thời xửa thời xưa, ông bà hay ví von có con gái lớn chưa gả chồng trong nhà giống như "bom nổ chậm". Ngày nảy ngày nay, "bom nổ chậm" không chỉ là "thuật ngữ chuyên dụng" đối với phái nữ. Con gái tuổi "băm", con trai bước sang đầu "bốn" nhưng vẫn không chịu lấy chồng, lấy vợ đã không còn là...